Phục vụ nhiều máy là hình thức tổ chức khi mà một hoặc một nhóm công nhân cùng làm việc trên một số máy, trong khi thực hiện thao tác bằng tay trên một máy này thì các máy khác chạy tự động.
Khả năng phục vụ nhiều máy có thể thực hiện đƣợc bởi vì thực tế ngƣời công nhân chỉ bận trong thời gian thao tác các công việc bằng tay, còn lúc máy chạy tự động công nhân có thể thực hiện công việc khác, chẳng hạn phục vụ máy thứ 2, thứ 3... Hình 2.1 là sơ đồ phục vụ một máy (hình 2.1a) và nhiều máy (hình 2.1b,c,d).
Hình 2.1. Sơ đồ phục vụ 1 máy (a) và phục vụ nhiều máy (b, c, d)
Khi tổ chức phục vụ nhiều máy nên phối hợp sao cho thời gian máy (thời gian máy chạy tự động) của máy này lớn hơn thời giang thực hiện công việc bằng tay của máy kia. Nếu hai thời gian này bằng nhau thì công nhân không đƣợc nghỉ và các máy cũng phải hoạt động liên tục (hình 2.1b)
Nếu thời gian thao tác bằng tay của máy thứ nhất lớn hơn thời gian máy của máy thứ hai thì máy thứ hai sẽ phải đứng chờ công nhân (hình 2.1c), còn nếu thời gian thao
tác bằng tay của máy thứ nhất nhỏ hơn thời gian máy của máy thứ hai thì sau khi kết thúc công việc thao tác bằng tay ngƣời công nhân phải đứng chờ máy thứ hai (hình 2.1d).
Trong thực tế sản xuất ngƣời ta áp dụng nhiều phƣơng án tổ chức đứng nhiều máy khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ đồng nhất công nghệ hoặc mối quan hệ giữa các nguyên công mà ngƣời ta tổ chức phục vụ nhiều máy giống nhau (thực hiện các nguyên công giống nhau) hoặc các máy thực hiện các nguyên công theo trình tự công nghệ.
Hình 2.2. Sơ đồ phục vụ nhiều máy theo các phương án khác nhau. a) Các nguyên công giống nhau;
b) Các nguyên công khác nhau theo nội dung công nghệ nhưng bằng nhau theo thời gian;
c) Thời gian của các nguyên công khác nhau nhưng là bội số của nhau;
d) Thời gian của các nguyên công bằng nhau nhưng không là bội số của nhau.
Tùy thuộc vào tỷ lệ thời gian của các nguyên công mà ngƣời ta tổ chức: các nguyên công có thời gian bằng nhau hoặc bội số của nhau; các nguyên công có thời gian khác nhau và cũng không theo bội số của nhau.
Đối với công tác tổ chức phục vụ nhiều máy thì chu kỳ TMC có ý nghĩa quan trọng. Chu kỳ TMC (chu kỳ phục vụ nhiều máy) là khoảng thời gian thực hiện tất cả các công việc của tất cả nhóm máy cần phục vụ. Đối với các máy giống nhau (ví dụ, ở nguyên công cắt răng cần có 4 máy gia công răng nhƣ nhau) thì đẳng thức t0 = TMC (t0
là thời gian nguyên công) chứng tỏ sự chất tải toàn phần của công nhân (công nhân không có thời gian nghỉ ngơi).
Số lƣợng máy nhƣ nhau n mà một công nhân có thể phục vụ theo sơ đồ trên hình 2.2a đƣợc tính nhƣ sau: 1 p M t t n (2.1) Ở đây:
tM: thời gian máy (thời gian máy chạy tự động);
tP: thời gian phụ (thao tác bằng tay).
Nếu n là số lẻ thì quy tròn về giá trị thấp (ví dụ, n = 3,3 thì chọn n = 3). Mức độ chất tải của máy đƣợc thể hiện bằng hệ số chất tải K:
MC p T t n K . (2.2)
Ở các bảng nhỏ bên cạnh sơ đồ hình 2.2a, b, c, d ta thấy:
- Sơ đồ a: thời gian nguyên công t0 của ba máy đều bằng 9 và thời gian máy tM = 6 cộng với thời gian phụ tP = 3.
- Sơ đồ b: thời gian nguyên công t0 của ba máy bằng nhau (t0=12) nhƣng tM và
tP của các máy khác nhau.
- Sơ đồ c: thời gian nguyên công t0 của máy thứ nhất (t0 = 21) bằng bội số của thời gian nguyên công t0 của máy thứ hai (t0 = 7).
- Sơ đồ d: thời gian t0 của các máy khác nhau và cũng không là bội số của nhau (20, 17, 18).
Phƣơng án bố trí máy khi phục vụ nhiều máy phụ thuộc vào loại máy và đặc tính nguyên công. Trong thực tế thƣờng áp dụng mấy phƣơng pháp sau: song song (hình 2.3a); vuông góc (hình 2.3b); thẳng hàng (hình 2.3c) và dạng đa giác (hình 2.3d).
Hình 2.3. Các phương án bố trí máy khi phục vụ nhiều máy.