Số liệu ban đầu để thiết kế diện tích kho chứa là chủng loại và số lƣợng vật liệu cần chứa. Diện tích của kho chứa bao gồm:
- Diện tích có ích (để chứa vật liệu);
- Diện tích thực tế (để phân loại vật liệu, để cân vật liệu, để đi lại cho ngƣời và thiết bị nâng hạ);
- Diện tích kết cấu (diện tích bức tƣờng, diện tích cột, diện tích cầu thang,...). Tính diện tích kho chứa đƣợc thực hiện theo định mức gần đúng hoặc theo phƣơng pháp chính xác. Khi thiết kế các kho chứa vạn năng và khi thiết kế sơ bộ ngƣời ta áp dụng phƣơng án tính theo định mức gần đúng. Với phƣơng án này diện tích kho chứa Acđƣợc xác định theo công thức:
C C C C K q Z A (3.21) Ở đây:
Zc : mức tối đa (tấn) đƣợc xác định bằng tính toán;
Kc: hệ số sử dụng diện tích kho chứa là tỷ lệ giữa diện tích có ích (để chứa vật liệu) và diện tích toàn phần.
Chọn loại giá đƣợc thực hiện theo sổ tay có tính đến đặc thù của vật liệu cần chứa nhƣ kích thƣớc, trọng lƣợng, hình dáng,...và thiết bị nâng hạ. Hình 3.3 là một số loại giá chứa vật liệu hoặc bán thành phẩm.
Hình 3.3. Các loại giá chứa. a) giá thùng; b) khay gỗ; c) giá tháo lắp
Khi sử dụng loại giá thùng (hình 14.1a) cần xác định số lƣợng ngăn nT cần thiết để chứa hết vật liệu: T V T C T K V V Z n . . (3.22) Ở đây:
Zc: mức chứa tối đa (tấn);
VT: thể tích của các ngăn (m3);
VV : tỷ trọng của vật liệu (tấn/m3);
KT : hệ số điền đầy của các ngăn chứa.
Trên cơ sở tính toán này có thể xác định đƣợc số giá cần thiết ng :
0
n n n T
Ở đây:
n0: số ngăn trong một giá.
Diện tích có ích Ag của tất cả các giá đƣợc tính theo công thức:
1 .A n
Ag g (3.24)
Ở đây:
Al : diện tích của một loại giá nào đó.
Diện tích có ích của kho chứa đƣợc xác định bằng tổng diện tích có ích của tất cả các giá và thiết bị đƣợc sử dụng để chứa vật liệu.
Diện tích thực tế đƣợc xác định theo phƣơng pháp gần đúng, cụ thể nhƣ sau: - Diện tích phần tiếp nhận, phân loại và bàn giao vật liệu đƣợc xác định xuất phát từ kích thƣớc của các thiết bị nâng hạ, đặc tính nguyên công đƣợc thực hiện và thời gian lƣu lại của vật liệu trên diện tích đó.
- Diện tích cần thiết để cân vật liệu đƣợc xác định xuất phát từ kích thƣớc khuôn khổ của các loại cân.
- Diện tích lối đi cho ngƣời và các thiết bị nâng hạ đƣợc xác định theo định mức tuỳ thuộc vào kích thƣớc khuôn khổ của thiết bị nâng hạ, phƣơng pháp thực hiện xếp, dỡ, đặc tính kết cấu của kho, đặc điểm lối đi của thiết bị nâng hạ (một lối đi hay hai lối đi) có tính đến yêu cầu kỹ thuật an toàn.
- Diện tích dành cho nhân viên phục vụ đƣợc xác định theo mức chung (dùng cho nhà kho).
- Khi thiết kế các kho chứa cần chú ý đến thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá (dùng cho nhà kho).
- Trong các nhà máy cơ khí ngƣời ta thiết kế nhiều loại kho chứa cơ khí hoá. Hình 3.4 là một loại kho chứa cơ khí hoá. Ở đây chi tiết đƣợc lƣu giữ và vận chuyên trong các khay chứa. Quá trình xếp và dỡ các khay đƣợc thực hiện nhờ các máy xếp đống.
Hình 3.4. Kho chứa cơ khí hoá được trang bị máy xếp đống.
Một loại kho chứa đƣợc sử dụng rất có hiệu quả đó là khi chứa hở tháo - lắp (hình 3.5). Loại kho chứa này cho phép giảm đáng kể khoảng cách giữa các kho chứa và các phân xƣởng có nhu cầu phôi hoặc chi tiết kho chứa loại này đƣợc lắp ráp từ các cấu kiện thép tiêu chuẩn. Chiều cao của kho chứa lớn hơn 6m, diện tích kho chứa khoảng 800 ÷ 1000m2.
- Hiện nay ở các nƣớc phát triển ngƣời ta sử dụng các kho chứa tự động. Về nguyên tắc, các kho chứa này đƣợc cấu tạo từ các giá bằng thép có thể tháo - lắp dễ dàng. Các kho chứa tự động có tính linh hoạt và hiệu quả cao.