Đào tạo công nhân đƣợc thực hiện trong hệ thống đào tạo ngành nghề của quốc gia và đào tạo trực tiếp trong quá trình sản xuất. Đào tạo công nhân bao gồm: đào tạo công nhân mới và nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân đang làm việc tại nhà máy.
Quá trình đào tạo công nhân mới ở nhà máy bao gồm: đào tạo lý thuyết do các kỹ sƣ có kinh nghiệm của nhà máy đảm nhiệm và đào tạo thực tế thƣờng do công nhân lành nghề đảm nhận. Mô hình đào tạo có thể là: đào tạo từng cá nhân hoặc đào tạo từng nhóm tại chỗ làm việc mà sau này họ phụ trách.
Nâng cao trình độ chuyên môn của từng công nhân mà không tách khỏi sản xuất (vừa làm vừa học) nhằm đạt đƣợc những mục đích chính sau đây:
Đào tạo nâng bậc cao hơn: Công việc này đƣợc tiến hành tại chỗ làm việc và cuối khóa có kiểm tra để nâng bậc.
Đào tạo theo chƣơng trình kỹ thuật tối thiểu: Hình thức đào tạo này nhằm mục đích cung cấp cho công nhân những kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế.
Đào tạo ngành nghề bổ sung: Hình thức đào tạo này rất đa dạng. Ví dụ, một công nhân nào đó (công nhân tiện hoặc công nhân phay) cần nghiên cứu công việc của các máy khác để khi cần có thể chuyển sang phục vụ nhiều máy, các công nhân phụ phải biết ngành nghề thứ hai hoặc các công nhân đứng máy phải biết sửa chữa máy khi chúng bị hỏng nhẹ.
Đào tạo có mục đích: Hình thức đào tạo này đƣợc tổ chức trong những trƣờng hợp khi cần giúp cho công nhân có đầy đủ kiến thức để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, sử dụng thành thạo các máy hiện đại hoặc nghiên cứu phƣơng pháp gia công các sản phẩm mới.