Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng agribank chi nhánh huyện hồng dân (Trang 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Phương pháp chọn mẫu: là không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể, mà chỉ điều tra trên 1 số đơn vị nhằm để tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo cho tổng thể mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung.

Mẫu được chọn theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên. Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có khả năng đại biểu cho tổng thể. Vì có thể tính được sai số do chọn mẫu, nhờ đó ta có thể áp dụng được các phương pháp ước lượng thống kê, kiểm định giả thuyết thống kê trong xử lý dữ liệu để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Phỏng vấn trực tiếp khách hàng thông qua bảng câu hỏi.

Tổng số mẫu phỏng vấn là 100 quan sát, tỷ lệ nam = tỷ lệ nữ nhưng trong quá trình thu thập do một số mẫu thu về bị hỏng, không hợp lý nên hiện tại chỉ còn lại 88 mẫu là hợp lý và đã được đưa vào mơ hình xử lý phân tích.

Địa điểm phỏng vấn: Trường THPT Ngan Dừa, Chợ Ngan Dừa, Bệnh viện huyện Hồng Dân. Lý do chọn các điểm này phỏng vấn là tại các nơi này lượng

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

17

người lưu thông qua lại rất nhiều, đa số các đáp viên điều có từng sử dụng qua thẻ thanh toán.

Nội dung phỏng vấn: thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.

Thu thập các số liệu như: tình hình hoạt động kinh doanh, số lượng phát hành thẻ, tình hình thanh tốn thẻ, số lượng máy ATM từ các phòng nhân sự và phòng kinh doanh của ngân hàng Agribank Hồng Dân. Đồng thời cũng thu thập số liệu từ Internet, sách báo và kết hợp với quan sát thực tế.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối trên số liệu thứ cấp thu được từ phòng kinh doanh của chi nhánh.

Mục tiêu 2: Sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ việc phân tích số liệu, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả, phân tích bảng chéo để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ thẻ tại huyện Hồng Dân.

Mục tiêu 3: Phân tích ma trận SWOT để thấy được điểm mạnh điểm yếu của

Ngân hàng cũng như cơ hội và thách thức mà Ngân hàng phải đối mặt.

Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp suy luận nhằm tổng hợp và đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố để đưa ra một số giải pháp phù hợp cho chi nhánh.

2.2.3. Một số khái niệm về phương pháp phân tích số liệu. 2.2.3.1. Phương pháp so sánh. 2.2.3.1. Phương pháp so sánh.

a) Khái niệm.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

b) Phương pháp thực hiện.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở hay chỉ tiêu của năm này và năm kia.

Phương pháp so sánh số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân

tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh phân tích các số liệu thứ cấp để thấy được tốc độ tăng trưởng của dịch vụ thẻ ATM trong giai đoạn 2009 – 2011.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

18

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả.

Thống kê mô tả là việc mơ tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống

kê thông thường như số trung bình (Mean); số trung vị (Median); phương sai (Variance); độ lệch chuẩn (Standar deviation)…cho các biến số liên tục, và các

tỷ số (Proportion) cho các biến số không liên tục. Trong phương pháp thống kê mô tả, các đại lượng thống kê mơ tả chỉ được tính đối với các biến định lượng. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích các nguồn thơng tin và mức độ quan trọng của các nguồn thông tin trong lựa chọn mở thẻ của khách hàng trên địa bàn huyện Hồng Dân.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích bảng chéo.

Phân tích bảng chéo (Cross – tabulation): là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.

Công cụ phân tích bảng chéo và bảng tần số được dùng để xử lý số liệu danh nghĩa nhằm mô tả khách hàng sử dụng thẻ ATM trên địa bàn huyện Hồng Dân, phân tích mối quan hệ giữa ngân hàng được chọn sử dụng thẻ ATM và thời gian sử dụng thẻ.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được.

Trong phân tích nhân tố khơng có sự phân biệt biến phụ thuộc và biến độc lập. Mối quan hệ giữa nhiều biến được xác định và đại diện bởi một vài nhân tố (hay nói cách khác một nhân tố đại diện cho một số biến). Phân tích nhân tố được sử dụng trong trường hợp người nghiên cứu cần nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít, khơng có tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau như hồi qui hay phân tích biệt số.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

19

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính các biến quan sát :

Fi =Wi1X1 + Wi2 X2 + …+ Wik Xk Trong đó :

Fi : ước lượng nhân tố thứ i

Wi : trọng số hay hệ số điểm nhân tố k : số biến

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được ứng dụng để xác định các biến đại diện bao gồm các thành phần sau: tin cậy, đáp ứng, năng lực phục vụ, tiếp cận, lịch sự, thơng tin, tín nhiệm, an tồn, hiểu biết khách hàng và phương tiện hữu hình.

Các giá trị đo lường : 1. Ma trận tương quan.

2. Hệ số tải nhân tố (Factor loading)

3. KMO and Bartlett’s và P-value của KMO and Bartlett’s. 4. Eigenvalue.

Những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mơ hình phân tích. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.

Các biến có hệ số truyền tải (Factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân tố) lớn hơn.

5. Tổng phương sai trích/ tổng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. 6. Trị số của các nhân tố hay còn gọi là trị số của các biến tổng hợp. 7. Độ tin cậy thanh đo (Cronbach’s alpha).

KOM là một chỉ tiêu, dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 =< KOM <=1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không tổng thể. Nếu kiểm định này

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

20

có ý nghĩa thống kê (Sig <0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.

2.2.3.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT.

Ma trận SWOT là một công cụ giúp cho nhà quản trị trong việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu của mơi trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong ngân hàng, đồng thời thấy được cơ hội và mối đe dọa bên ngoài ngân hàng. Từ đó, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp và kế hoạch chiến lược.

Ma trận SWOT

SWOT Những điểm mạnh (S) Những điểm yếu (W) Những cơ hội (O) Các chiến lược SO Các chiến lược WO Những mối đe dọa (T) Các chiến lược ST Các chiến lược WT

SO ( Strengths Opportunities): Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội. WO (Weaknesses Opportunities): Tranh thủ các cơ hội nhằm hạn chế điểm yếu. ST (Strengths Threats): Sử dụng các điểm mạnh để tránh những mối đe dọa. WT (Weaknesses Threats): Giảm thiểu tối đa những điểm yếu để tránh được

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

21

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN HỒNG DÂN 3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh huyện Hồng Dân.

3.1.1. Lịch sử hình thành.

Xuất phát từ nhu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước và nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của từng vùng, lãnh thổ, từng địa phương. Vào ngày 26-03- 1988 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng nay là Thủ Tướng Chính Phủ hoạt động theo quy chế tạm thời, tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 30/NH-QĐ ngày 17-05-1984 và quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18- 05-1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước). Theo quyết định số 400/CT ngày 14-11-1990 của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển đổi Ngân hàng chuyên kinh doanh phát triển nông thôn theo nghị định số 53/HĐBT thành Ngân hàng thương mại quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, viết tắt là Ngân hàng Nông nghiệp.

Ngày 01-01-1997 Ngân hàng Nông nghiệp đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ – NH5 ngày 15-10-1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký quyết định theo văn bản 3329/ĐMDN ngày 11-07- 1996. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam có trụ sở giao dịch chính tại: số 02 – Láng Hạ Ba Đình – Hà Nội.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Hồng Dân được thành lập theo quyết định số 769/QĐ/NHNN – 02 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Quyết định vào ngày 20/10/2000 thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hồng Dân. Và trên cơ sở nâng cấp chi nhánh thành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn loại 4 Ngan Dừa trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước đây.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

22

3.1.2. Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức. 3.1.2.1. Sơ đồ tổ chức.

Đối với một tổ chức thì cơ cấu tổ chức là vơ cùng quan trọng bởi vì cơ cấu tổ chức phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức. Và nguồn lực ở đây chính là nguồn lực về con người. Với một cơ cấu tổ chức hợp lý đúng người đúng việc đã khai thác tối đa thế mạnh nguồn lực đó của đơn vị. Dưới đây là sơ đồ tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hồng Dân:

Hình 1: Sơ đồ tổ chức NHNN & PTNT chi nhánh huyện Hồng Dân

(Nguồn: Phòng kinh doanh của Ngân hàng Agribank huyện Hồng Dân)

3.1.2.2. Chức năng điều hành. a. Giám đốc. a. Giám đốc.

Có trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. BAN GIÁM ĐỐC Giám đốc phụ trách phịng kế tốn ngân quỹ Phó giám đốc phụ trách phòng kinh doanh Trưởng phịng kế tốn ngân quỹ Nhân viên phịng kế tốn ngân quỹ Trưởng phịng kinh doanh Cán bộ tín dụng giao dịch viên tín dụng

GVHD: Phạm Lê Đơng Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

23

Hướng dẫn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao.

Thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng.

Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên của đơn vị.

b. Phó giám đốc.

Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong mọi mặt, có nhiệm vụ giám sát tình hình hoạt động của các cán bộ trực thuộc.

c. Trưởng phịng kế tốn ngân quỹ.

Trực tiếp giám sát tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hay ủy quyền giám đốc, hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ q hạn, giao chỉ tiêu tài chính, quyết tốn khoản tiền lương đối với chi nhánh trực thuộc thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước.

d. Trưởng phòng kinh doanh.

Triển khai nhiệm vụ cho nhân viên như: khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng, thẩm định dự án, quyết định cho vay, hoàn tất hồ sơ cho vay, làm kế hoạch kinh doanh cho vay. Kiểm tra cơng tác sau cho vay, chăm sóc khách hàng, thu nợ lãi đến hạn. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tiến độ công việc và chất lượng cơng việc của phịng kinh doanh.

e. Phịng tín dụng.

Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh như nhận đơn vay, thẩm định xét duyệt cho vay để trình lên giám đốc và chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý đồng vốn cũng như quan sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đề xuất và xử lý các khoản nợ quá hạn.

Thống kê thông tin cũng như số liệu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, phịng tín dụng sẽ đề xuất chiến lược huy động vốn kết hợp đồng với biện pháp kế toán trong việc theo dõi và thu hồi nợ đến hạn.

3.1.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Agribank chi nhánh Hồng Dân.

GVHD: Phạm Lê Đông Hậu SVTH: Nguyễn Thị Ảnh

24

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hồng Dân hiện đang có các nghiệp vụ sau:

- Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh tốn của các tổ chức, cá nhân mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng.

- Tổ chức cho vay: ngắn hạn và trung hạn.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác được Ngân hàng cấp trên giao như:

+ Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại như: kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ…

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

+ Cất giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá. + Máy rút tiền tự động (ATM)

+ Làm đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu cho Chính phủ, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Làm tư vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tư, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Hồng Dân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Thực hiện đầy đủ đối với ngân sách nhà nước theo luật định, đồng hành với pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế trong các hoạt động có liên quan.

3.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế huyện Hồng Dân, Agribank Hồng Dân ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và trong cả nước. Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn phải đối mặt với những khó khăn trước tiên là áp lực cạnh tranh hội nhập, khủng hoảng kinh tế tồn cầu, khu vực nơng thơn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…những điều này cũng đã

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng agribank chi nhánh huyện hồng dân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)