Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 83)

Để thực hiện ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE), trước tiên tác giả tham khảo ý kiến của 11 chuyên gia để xác định các y ếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của CASEA MEX. Kết quả, đã xác định được 11 yếu tố bao gồm cả những cơ hội và nguy cơ. Cụ thể như sau:

Cơ hội

- N hà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các H iệp hội trong công tác cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương mại.

- Đ BSCL có điều kiện thuận lợi cho nuôi cá da trơn xuất khẩu. - Tiềm năng của các thị trường xuất khẩu còn lớn.

- K hoa học công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu cá da trơn đang phát triển mạnh.

- Trữ lượng thủy sản tự nhiên trên thế giới giảm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 71

Nguy cơ

- Thị trường nguyên liệu chưa ổn định. - Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu.

- Các rào cản thương mại ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng khắt khe. - N hiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành, áp lực cạnh tranh cao. - Tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao.

- Sức ép từ sản phẩm thay thế.

Tiếp theo, tác giả lập bảng câu hỏi phỏng vấn 11 chuyên gia nhằm cho điểm phân loại các yếu tố bên ngoài này (Phụ lục 1, câu hỏi số 3). Kế tiếp, lập bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sau khi đã phỏng vấn thu thập dữ liệu. Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sẽ có cột “điểm bình quân”, “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng”. K ết quả của các phép tính này được thể hiện tại phụ lục 8.

Điểm bình quân của mỗi yếu tố được tính bằng cách cộng các điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại theo ý kiến riêng của họ, sau đó chia cho 11. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 11. Sau đó, cộng điểm bình quân của tất cả các yếu tố để tính được tổng cộng điểm bình quân của 11 yếu tố.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố sẽ được tính bằng cách lấy điểm bình quân của từng yếu tố chia cho tổng cộng điểm bình quân của 11 yếu tố.

Phân loại được tính bằng cách tra số điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại cho từng yếu tố, ở mức phân loại nào được nhiều chuyên gia chọn hơn tác giả sẽ chọn ghi vào cột phân loại. N ếu có trường hợp bằng nhau sẽ tham khảo lại với các chuyên gia.

Số điểm quan trọng của mỗi yếu tố được tính bằng cách lấy mức độ quan trọng của từng yếu tố nhân với phân loại của từng yếu tố đó. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 11, sau đó tính tổng số điểm quan trọng của 11 yếu tố.

Sau khi đã tính toán được các thông số, tác giả sẽ chuyển các thông số của cột: “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng” vào ma trận EFE.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 72

Bảng 4.12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

STT C ác yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1

Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các hiệp hội trong công tác cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương mại

0,12 4 0,48

2 ĐBSCL có điều kiện thuận lợi cho nuôi cá da trơn

xuất khẩu 0,12 4 0,48

3 Tiềm năng của các thị trường xuất khẩu còn lớn 0,10 3 0,3 4 Khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu

cá da trơn đang phát triển mạnh 0,10 3 0,3

5 Trữ lượng thủy sản tự nhiên trên thế giới giảm, nhu

cầu tiêu thụ thủy sản tăng 0,09 3 0,27

6 Thị trường nguyên liệu chưa ổn định 0,08 2 0,16

7 Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu 0,08 3 0,24 8 Các rào cản thương mại ngày càng nhiều, yêu cầu

ngày càng khắt khe 0,08 2 0,16

9 Nhiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành, áp lực

cạnh tranh cao 0,06 2 0,12

10 Tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao 0,07 2 0,14

11 Sức ép từ sản phẩm thay thế 0,10 3 0,3

Tổng cộng 1,00 2,95

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp các chuyên gia, 2011.

Nhận xét

Tổng số điểm quan trọng là 2,95 chứng tỏ Công ty CASEA MEX có khả năng ứng phó tốt với các cơ hội và nguy cơ bên ngoài. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược hiệu quả, Công ty cần nâng cao khả năng phản ứng với các yếu tố: rào cản thương mại, áp lực cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 73

TÓ M TẮT C HƯƠ NG 4

Qua phân tích, đánh giá các y ếu tố từ môi trường bên trong (bằng ma trận IFE), bên ngoài (bằng ma trận EFE) và nhận diện đối thủ cạnh tranh (bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh) của Công ty CA SEA MEX nhằm rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty như sau:

Điểm mạnh

- Công tác quản trị.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.

- K hả năng tài chính, mối quan hệ với hệ thống các tổ chức tín dụng. - Q uản trị chất lượng.

- M áy móc thiết bị.

- K hả năng chủ động về nguồn nguyên liệu. - K hả năng cạnh tranh về giá.

- N guồn nhân lực. - Chất lượng sản phẩm.

Điểm yếu

- H oạt động Marketing. - K ênh phân phối sản phẩm. - Sự đa dạng của sản phẩm. - H oạt động chiêu thị. - H ệ thống thông tin.

- Thương hiệu trên thị trường thế giới

Cơ hội

- N hà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các H iệp hội trong công tác cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương mại.

- Đ BSCL có điều kiện thuận lợi cho nuôi cá da trơn xuất khẩu. - Tiềm năng của các thị trường xuất khẩu còn lớn.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 74 - K hoa học công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu cá da trơn đang phát triển mạnh.

- Trữ lượng thủy sản tự nhiên trên thế giới giảm, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng.

Nguy cơ

- Thị trường nguyên liệu chưa ổn định. - Cạnh tranh gay gắt về giá trong xuất khẩu.

- Các rào cản thương mại ngày càng nhiều, yêu cầu ngày càng khắt khe. - N hiều đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành, áp lực cạnh tranh cao. - Tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất ngân hàng tăng cao.

- Sức ép từ sản phẩm thay thế.

Kết quả từ phân tích chương 4 cung cấp những thông tin rất cần thiết để tiến hành hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty CASEA MEX ở nội dung tiếp theo.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 75

CHƯƠ NG 5

HO ẠC H ĐỊN H CHIẾN LƯỢ C KIN H DO AN H CÁ TRA XUẤT KHẨU C ỦA CÔN G TY C Ổ PHẦN XUẤT N HẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

(CASEAMEX) ĐẾN NĂM 2016 5.1. Xác định sứ mạng và mục tiêu

5.1.1. Xác định sứ mạng

Công ty CASEAM EX cam kết đáp ứng kịp thời những mong đợi của khách hàng, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, góp phần phát triển kinh tế của đất nước.

5.1.2. Xác định mục tiêu

5.1.2.1. Căn cứ xác định mục tiêu

Tình hình thế giới và trong nước

Thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc khủng hoảng tài chính đã lan đến Nga, U craina và Ba Lan, một số ngân hàng không đủ vốn nên xiết chặt tín dụng khiến các nhà nhập khẩu không vay được tiền để thanh toán hàng nhập khẩu và đã có nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng. Hiện nay, đồng Euro và đồng bảng Anh đang mất giá khiến một số nhà nhập khẩu Châu Âu bị thua lỗ. N hiều nhà nhập khẩu Châu Âu yêu cầu thanh toán bằng đồng Euro, vì vậy càng tăng thêm khả năng mất lãi khi xuất hàng. H àn Quốc – một thị trường tiêu thụ đáng kể thủy sản – đến nay đã cầu cứu FED hỗ trợ. Còn Ucraina, nhà nhập khẩu lớn nhất cá tra fillet Việt Nam, cũng đang trông chờ vào những khoản cứu trợ của EU.

Như vậy, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở các nước phát triển lại là những thị trường tiêu thụ chính sản phẩm xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt N am. N ếu như tình trạng khủng hoảng tài chính ở các nước nhập khẩu cứ kéo dài sẽ gây tổn thất nặng nề cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt N am.

Mặc dù kinh tế thế giới năm 2010 đã phục hồi và có những dấu hiệu tích cực sau khủng hoảng tài chính và suy thoái, nhưng vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. H àng loạt tài sản, vật tư và sản phẩm thủy sản nuôi ở Trung Bộ bị cuốn theo nước lũ. Mùa lũ và mùa mưa ở N am Bộ trái với quy luật thông thường. Cho đến cuối năm, hàng loạt ngư dân vẫn gặp nạn vì áp thấp và gió mùa. Bên cạnh đó, mặc dù Việt N am được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, với tổng sản phẩm trong nước (G DP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 76 2009, song thực chất nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, tỷ giá ngoại tệ không ổn định, lạm phát ở mức cao, lãi suất ngân hàng liên tục biến động theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất, kinh doanh.

Nuôi cá tra trong năm 2011 vẫn gặp khó khăn, do giá cá nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lên xuống thất thường. Giá thu mua cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểm hầu hết ao nuôi đã hết cá thịt. N hiều người nuôi không còn khả năng đầu tư, hoặc không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuôi đợt mới. D o đó, nếu công ty nào có khả năng chủ động nguồn nguyên liệu thì sẽ có lợi thế hơn.

Đ ịnh hướng sản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam

H iệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VA SEP) đưa ra bốn nhóm giải pháp lớn định hướng cho sản xuất và xuất khẩu cá tra trong tương lai tại Hội nghị Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra năm 2010, tổ chức ngày 19/10, tại TP H ồ Chí M inh. Bốn nhóm giải pháp lớn được VASEP đưa ra gồm tăng giá xuất khẩu trung bình của cá tra Việt N am; ổn định sản lượng nguyên liệu bảo đảm cung cầu; tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn sản phẩm; đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến thương mại cá tra Việt N am.

Trong thời gian tới VASEP sẽ xem xét giá thành của chuỗi sản xuất từ khâu chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra để có cơ sở đánh giá đưa ra mức giá sàn nguyên liệu và giá sàn xuất khẩu. Đ ồng thời, để kiểm soát được chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu của mình, khuyến cáo người nuôi theo hướng đảm bảo môi trường, xuất ao đạt chuẩn theo G lobal G AP.

Đ ịnh hướng phát triển của Công ty CAS EAMEX

- Đ ầu tư mới các thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất cấp đông và đầu tư các thiết bị sản xuất hàng giá trị gia tăng nhằm nâng cao hơn nữa năng lực chế biến hàng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tiếp tục củng cố và phát huy các mặt hàng chủ lực đang là thế mạnh của Công ty. Trên cơ sở phân loại thị trường cho từng loại sản phẩm khác nhau, phân loại đối tượng khách hàng, Công ty sẽ xây dựng chiến lược kinh doanh và phân phối sản phẩm phù hợp với tính cách và đặc điểm của từng nhóm khách hàng, nâng cao hiệu quả cạnh tranh với các nhà cung cấp thủy sản khác.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có, tranh thủ các nguồn vốn vay ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng để bổ sung vốn kinh doanh và trữ hàng nhằm đạt hiệu suất sử dụng vốn cao nhất.

- Tổ chức lại bộ phận tiếp thị, bộ phận nghiên cứu, khai thác, tổng hợp và phân tích thị trường.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 77 - Tổ chức, sắp xếp lại địa điểm kinh doanh, có kế hoạch đào tạo nâng cao hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ có năng lực. Thực hiện quy chế dân chủ, phát huy tính tập thể để mỗi cán bộ, công nhân viên có ý thức việc làm chủ, đóng góp công sức vào Công ty.

5.1.2.2. Mục tiêu của Công ty CAS EAMEX

Căn cứ vào tình hình thế giới trong và ngoài nước; định hướng sản xuất và xuất khẩu cá tra của Việt Nam; định hướng phát triển của Công ty CA SEA MEX , có thể đề ra mục tiêu kinh doanh cá tra xuất khẩu của CA SEA MEX đến năm 2016 như sau:

- Số lượng cá tra xuất khẩu tăng trưởng 20% mỗi năm.

- Phát triển sản phẩm cá tra fillet là chủ yếu, chiếm tỷ trọng 96% trong cơ cấu các sản phẩm cá tra xuất khẩu.

- Đ ầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu.

- Đ ạt 40% thị phần xuất khẩu cá tra trong cả nước.

- Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chế biến và xuất khẩu cá tra ở Việt N am.

- N âng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa các khâu sản xuất, giảm các công đoạn sản xuất thủ công thành tự động hóa.

- Đ ẩy mạnh xuất khẩu và kế hoạch giữ chân khách hàng tiềm năng đem lại kim ngạch xuất khẩu chính cho Công ty như: U AE, Á o, Bỉ,…

- M ở rộng thị trường sang Nam Mỹ, Trung Đ ông, Đ ông Âu, Bắc Phi, N am Phi.

- N âng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty.

- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý và hoàn thiện bộ máy quản lý phù hợp với yêu cầu hội nhập hiện nay.

- Đ ầu tư bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới và phân khúc thị trường để có sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng.

- M ở rộng diện tích nuôi cá đảm bảo chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu.

5.2. Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty CASEAMEX đến năm 2016 CASEAMEX đến năm 2016

5.2.1. Xác định các phương án chiến lược

Dựa vào phân tích ma trận SWO T để thiết lập nên các chiến lược có thể lựa chọn cho Công ty.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 78

Bản g 5.1: Ma trận SWO T của Côn g ty CASEAMEX

SWOT

O (C ơ hội)

O1. Nhà nước có chính sách ưu đãi và hỗ trợ tích cực của các Hiệp hội trong công tác cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 83)