Sản xuất và tác nghiệp

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 55)

4.1.5.1. Máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến của Công ty thuộc thế hệ hiện đại từ các nước phát triển như: máy nén lạnh M ycom (Nhật Bản), máy cấp đông Jacktone (Anh), Gunner (Đức) công suất cao, máy mạ băng tái đông,… được cung cấp bởi các nhà nhà sản xuất thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực chế biến và bảo quản đông lạnh hàng đầu thế giới

Toàn bộ hệ thống xưởng, kho lạnh với các thiết bị đồng bộ có công suất lớn đảm bảo cho Công ty sản xuất, chế biến những sản phẩm với chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu khắc khe của khách hàng về chất lượng cũng như an toàn thực p hẩm, đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Công suất chế biến thiết kế tương đương 250 tấn cá/ ngày. Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty hoạt động 95% - 100% công suất thiết kế với hai ca làm việc. Hệ thống kho lạnh có sức chứa 3.000 tấn. N goài ra, hàng năm Công ty vẫn duy trì việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo cho các máy móc thiết bị hoạt động tốt, phòng tránh trục trặc trong quá trình sản xuất của Công ty.

4.1.5.2. Q uy trình thu mua nguyên liệu

Công ty có Phòng thu mua nguyên liệu phụ trách liên hệ và lập hợp đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Bên cạnh đó, Công ty cũng có xí nghiệp nuôi đảm nhận chức năng tổ chức thực hiện nuôi cá cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Dựa trên số sản phẩm của đơn hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, bộ phận này kết hợp với phòng quản lý chất lượng sẽ thu thập lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc thịt cá, dư lượng vi sinh, kháng sinh.

Toàn bộ quá trình thu mua nguyên liệu đến lúc ký hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ phận quản lý chất lượng để đảm bảo khi nguyên liệu đưa vào sản xuất chế biến luôn đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ được trả lại trại nuôi theo hợp đồng bao tiêu được thỏa thuận.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 43

4.1.5.3. Q uy trình sản xuất

H ình 4.5: Sơ đồ quy trình sản xu ất cá tra fi llet đôn g l ạnh

Nguồn: www.caseamex.com .vn

Tiếp nhận nguyên liệu

Cắt hầu/ rửa lần 1

Fillet

Rửa lần 2

Lạng da

Vanh chỉnh hình

Kiểm tra ký sinh trùng

Phân cỡ, loại

Rửa lần 3

Ngâm phụ gia Đông khối (Block)

Cân Đặt vào khuôn Tách khỏi khuôn Cấp đông Đóng gói/ dán nhãn Bảo quản Làm lạnh Đông rời (IQF)

Cấp đông

Cân, vô túi

Đóng gói/ dán nhãn

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 44 Đây là quy trình công nghệ chính trong quá trình chế biến theo tiêu chuẩn của từng công đoạn sản xuất:

- Tiếp nhận nguyên liệu: Cá tra được thu từ vùng nuôi, chỉ nhận cá nguyên liệu đạt yêu cầu của Công ty. Nguyên liệu có trọng lượng tùy theo yêu cầu của từng lô hàng, cá sống hoặc tươi, không khuyết tật, không xay xát, không bệnh và có cam kết của người nuôi về việc sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định.

- Cắt hầu/rửa lần 1: Nguyên liệu cá sau khi tiếp nhận xong được cắt tiết và chuyển qua máy rửa lần 1. Sau đó nguyên liệu chuyển qua băng tải fillet.

- Fillet: Fillet trên thớt nhựa đặt trên băng tải bằng dao inox, loại bỏ xương trên miếng fillet, cho miếng fillet vào rổ được chạy sang máy rửa.

- Rửa lần 2: Các miếng fillet được cho vào máy rửa, nhiệt độ nước rửa dưới 20oC, rửa sạch máu, nhớt, và tạp chất còn dính trên miếng fillet. Thời gian rửa từ 1 đến 2 phút, cho cá fillet vào rổ chuyến sang máy lạng da.

- Lạng da: Dùng máy lạng da để loại bỏ phần da trên miếng fillet. Sau đó chuyển sang công đoạn cân và tải đến băng tải vanh chỉnh hình

- Vanh chỉnh hình: Dùng dao inox lạng bỏ phần thịt đỏ, xương, mỡ và da (nếu có) còn sót lại trên miếng fillet, cho rổ cá chuyển đến công đoạn kiểm tra ở cuối mỗi băng tải.

- K iểm tra ký sinh trùng: Để từng miếng cá trên bàn soi, dùng mắt và tay kiểm tra từng miếng fillet để phát hiện ký sinh trùng, xương, thịt đỏ còn sót lại. Chỉ chấp nhận miếng fillet còn nguyên vẹn, không có vết bằm hay chấm đỏ, thịt săn chắc.

- Phân cỡ, loại: Các miếng fillet được phân cỡ theo tiêu chuẩn của Công ty hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

- Rửa lần 3: Sau khi phân cỡ, loại xong, miếng fillet được cho vào rổ chuyển qua máy rửa, nhiệt độ nước rửa dưới 10oC. Thời gian rửa từ 30 đến 50 giây.

- N gâm phụ gia: Bán thành phẩm fillet được đảo trong dung dịch phụ gia theo tỉ lệ 1 dung dịch : 3 cá. Nồng độ hóa chất trong dung dịch tùy theo yêu cầu của khách hàng và thị trường. Thời gian đảo trộn phụ gia từ 5 đến 10 phút.

Nếu sản phẩm được đặt hàng theo phương thức đông rời (IQF), fillet sẽ được cấp đông, sau đó cân theo trọng lượng yêu cầu và cho vào túi PE. N ếu sản phẩm được đặt hàng theo phương thức đông khối (block), fillet sẽ được cân theo trong lượng yêu cầu, đặt vào khuôn và làm lạnh. Sau khi làm lạnh, bán thành

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 45 phẩm sẽ được tách khỏi khuôn và cấp đông. Sản phẩm được cấp trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt độ tủ đông trước khi nhập sản phẩm vào phải đạt từ -5oC đến 0oC. Thời gian cấp đông không quá 4 giờ, nhiệt độ trung tâm sản phẩm dưới -18oC. Quy trình sản xuất còn lại theo phương thức đông rời (IQ F) và đông khối (block) đều giống nhau:

- Đ óng gói, dán nhãn: Sản phẩm được bao gói nhỏ và kiểm tra máy dò tìm kim loại, sau đó được đóng vào thùng carton. Tùy theo sản phẩm mà cách bao gói khác nhau. Bao bì có ghi tên sản phẩm, chủng loại, kích cỡ, trọng lượng.

- Bảo quản: Sản phẩm bao gói hoàn chỉnh được xếp đặt ngăn nắp trong kho thành phẩm và bảo quản ở nhiệt độ dưới -18oC.

4.1.6. Tài chính

Bảng 4.4: Các chỉ số tài chính cơ bản của Công ty từ năm 2008 đến 2010

Chỉ tiêu

ĐVT

N ăm

2008 2009 2010

1. Khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 0,98 0,95 1,02

- Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,54 0,69 0,67

2. Cơ cấu nguồn vốn

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 80,30 75,81 76,64

- Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 19,70 24,19 23,36

3. Khả năng sinh lời

- Tỷ suất lợi nhuận/D oanh thu % 2,35 3,79 2,23

- Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản % 2,27 4,71 2,12 - Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu % 11,54 19,48 9,07

Nguồn: Phòng kế toán Công ty CASEAMEX, 2008- 2010.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 46 Tỷ số thanh toán hiện hành qua ba năm 2008, 2009, 2010 ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn 1 nên có thể chấp nhận được, Công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, tỷ số thanh toán nhanh cũng dần được cải thiện. Đ ặc trưng của các Công ty kinh doanh thủy sản là phải dự trữ hàng tồn kho để đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu nước ngoài nên các Công ty phải cân đối chúng ở mức hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nợ trên tổng nguồn vốn năm 2009 có giảm 4,49% so với năm 2008, nhưng lại tăng nhẹ khoảng 0,83% vào năm 2010. Tuy nhiên vẫn chứng tỏ được Công ty đang dần dần giảm được những tác động từ cơ chế ngân hàng đến các hoạt động kinh doanh. Thế nhưng, tỷ lệ nợ của Công ty vẫn chiếm trên 50% nguồn vốn hoạt động. Tỷ lệ nợ cao là đặc trưng của các công ty kinh doanh thủy sản, bởi họ phải vay vốn khá nhiều từ các tổ chức tín dụng và ngân hàng, chủ yếu là nợ ngắn hạn để phục vụ cho công tác thu mua và dự trữ nguyên liệu. D o đó, Công ty phải chịu ảnh hưởng lớn bởi mức lãi suất và hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Cũng chính vì vậy mà Công ty dễ dàng bị rủi ro lãi suất nếu chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng hoặc rủi ro trong thanh toán nợ cho ngân hàng nếu khách hàng trả chậm, đây là điểm mà Công ty CASEAM EX cần chú ý.

Khả năng sinh lời

Theo bảng 4.4, trong 3 năm phân tích, khả năng sinh lời của Công ty trong năm 2009 là cao nhất. Đến năm 2010, các tỷ số này đều giảm mạnh, giảm nhiều hơn so với năm 2008. Nguyên nhân là do các khoản chi phí nguyên liệu, chi phí trả người lao động, mua thêm đất đào ao nuôi cá, mở rộng phân xưởng II, xây dựng nhà máy thức ăn, đầu tư bất động sản làm cho chi phí tăng lên nên lợi nhuận năm 2010 không cao.

4.1.7. Quản trị chất lượng

Công ty có 30 cán bộ quản lý được đào tạo cơ bản về H ACCP, áp dụng nhuần nhuyễn hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và một số tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm BRS, IFS, H ACCP (là tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cần thiết để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường M ỹ, EU , Ú c, Nga,…) và đạt được các điểm đánh giá cao trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của hệ thống phân phối như Cysco (Mỹ), Youngs (Anh), …v.v.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 47 Các chương trình quản lý chất lượng của Công ty CA SEAM EX gồm có: các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; nhà kho, v.v…nhằm đảm bảo tốt nhất cho nhà xưởng và đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Công ty cũng đang xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng Global GA P cho vùng nuôi cá tra.

Ngoài việc giám sát chất lượng của Bộ phận quản lý chất lượng, Công ty còn có phòng lab được trang bị thiết bị kiểm nghiệm, xác định kết quả vi sinh, kháng sinh nguyên liệu đầu vào trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra lại thành phẩm nhằm đáp ứng đủ và đúng yêu cầu của nước nhập khẩu nhằm đảm bảo tối đa an toàn của sản phẩm, tránh được những rủi ro gây thiệt hại về vật chất cũng như uy tín của Công ty.

Phòng quản lý chất lượng đảm trách việc theo dõi hoạt động sản xuất có liên quan đến chất lượng. G iám sát quy trình công nghệ, cập nhập và lưu trữ tài liệu bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn H ACCA P, ISO , BRC, IFS. Trong tất cả các công đoạn sản xuất (từ lúc tiếp nhận nguyên liệu đến khi thành phẩm đưa vào kho lạnh bảo quản, sau đó vận chuyển cho khách hàng) đều có nhân viên kỹ thuật phụ trách về đảm bảo chất lượng giám sát.

4.1.8. Hệ thống thông tin

Tổ chức thông tin nội bộ: Thông tin từ dưới lên khi gặp vấn đề ngoài khả năng giải quyết của cấp dưới và đi theo chiều ngang đến các phòng ban có liên quan, sau đó lên lãnh đạo để có quyết định cuối cùng, hoặc thông tin chỉ đạo thực hiện từ cấp trên xuống. Đ ây là hạn chế của Công ty, mọi công việc do các bộ phận phụ trách sẽ được báo cáo, đề xuất để Ban lãnh đạo quyết định. Do đó, công việc thường xuyên bị ách tắc và Ban lãnh đạo không có nhiều thời gian cho công tác nghiên cứu hoạch định.

Thu thập thông tin thị trường: được thực hiện trực tiếp trao đổi, tiếp xúc hoặc qua điện thoại, internet nên việc thu thập thông tin chỉ mang tính chất phục vụ cho nhu cầu nhất định.

Công tác thu thập thông tin là điểm yếu của Công ty. Trong môi trường cạnh tranh ngày khốc liệt mà hệ thống thu thập thông tin của Công ty CA SEA MEX lại chưa được tổ chức thực hiện tốt nên cũng chưa có những phân tích, xử lý và định hướng cho các vấn đề mang tính chiến lược.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 48 Để thực hiện ma trận, trước tiên tác giả tham khảo ý kiến của 11 chuyên gia để xác định các yếu tố nội bộ chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CA SEA MEX. K ết quả, đã xác định được 15 yếu tố để đưa vào ma trận IFE. Tiếp theo, tác giả lập bảng câu hỏi phỏng vấn 11 chuyên gia nhằm cho điểm phân loại các yếu tố nội bộ này (Phụ lục 1, câu hỏi số 1). K ế tiếp, lập bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sau khi đã phỏng vấn thu thập dữ liệu. Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sẽ có cột “điểm bình quân”, “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng”. K ết quả của các phép tính này được thể hiện tại phụ lục 2.

Điểm bình quân của mỗi yếu tố được tính bằng cách cộng các điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại theo ý kiến riêng của họ, sau đó chia cho 11. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 15. Sau đó, cộng điểm bình quân của tất cả các yếu tố để tính được tổng cộng điểm bình quân của 15 yếu tố.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố sẽ được tính bằng cách lấy điểm bình quân của từng yếu tố chia cho tổng cộng điểm bình quân của 15 yếu tố.

Phân loại sẽ được tính bằng cách tra số điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại cho từng yếu tố, ở mức phân loại nào được nhiều chuyên gia chọn hơn tác giả sẽ chọn ghi vào cột phân loại. Nếu có trường hợp bằng nhau sẽ tham khảo lại với các chuyên gia.

Số điểm quan trọng của mỗi yếu tố được tính bằng cách lấy mức độ quan trọng của từng yếu tố nhân với phân loại của từng yếu tố đó. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 15, sau đó tính tổng số điểm quan trọng của 15 yếu tố.

Sau khi đã tính toán được các thông số, tác giả sẽ chuyển các thông số của cột: “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng” vào ma trận IFE.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 49

Bảng 4.5: Ma trận đánh giá nội bộ của Công ty C AS EAMEX

Stt C ác yếu tố bên trong công ty

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Công tác quản trị 0,09 4 0,36

2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 0,07 3 0,21 3 Khả năng tài chính, m ối quan hệ với hệ thống các

tổ chức tín dụng 0,08 3 0,24

4 Quản trị chất lượng 0,09 4 0,36

5 Máy m óc thiết bị 0,06 3 0,18

6 Khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu 0,07 3 0,21

7 Hoạt động marketing 0,05 2 0,10

8 Kênh phân phối sản phẩm 0,06 2 0,12

9 Sự đa dạng hóa của sản phẩm 0,06 2 0,12

10 Khả năng cạnh tranh về giá 0,08 3 0,24

11 Hoạt động chiêu thị 0,06 2 0,12

12 Nguồn nhân lực 0,07 3 0,21

13 Chất lượng sản phẩm 0,08 3 0,24

14 Hệ thống thông tin 0,04 2 0,08

15 Thương hiệu trên thị trường thế giới 0,04 2 0,08

Tổng cộn g 1,00 2,87

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp các chuyên gia, 2011.

Nhận xét

Tổng số điểm quan trọng trong ma trận IFE là 2,87 cho thấy Công ty

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 55)