Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 60)

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 48 Để thực hiện ma trận, trước tiên tác giả tham khảo ý kiến của 11 chuyên gia để xác định các yếu tố nội bộ chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty CA SEA MEX. K ết quả, đã xác định được 15 yếu tố để đưa vào ma trận IFE. Tiếp theo, tác giả lập bảng câu hỏi phỏng vấn 11 chuyên gia nhằm cho điểm phân loại các yếu tố nội bộ này (Phụ lục 1, câu hỏi số 1). K ế tiếp, lập bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sau khi đã phỏng vấn thu thập dữ liệu. Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia sẽ có cột “điểm bình quân”, “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng”. K ết quả của các phép tính này được thể hiện tại phụ lục 2.

Điểm bình quân của mỗi yếu tố được tính bằng cách cộng các điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại theo ý kiến riêng của họ, sau đó chia cho 11. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 15. Sau đó, cộng điểm bình quân của tất cả các yếu tố để tính được tổng cộng điểm bình quân của 15 yếu tố.

Mức độ quan trọng của mỗi yếu tố sẽ được tính bằng cách lấy điểm bình quân của từng yếu tố chia cho tổng cộng điểm bình quân của 15 yếu tố.

Phân loại sẽ được tính bằng cách tra số điểm mà 11 chuyên gia đã phân loại cho từng yếu tố, ở mức phân loại nào được nhiều chuyên gia chọn hơn tác giả sẽ chọn ghi vào cột phân loại. Nếu có trường hợp bằng nhau sẽ tham khảo lại với các chuyên gia.

Số điểm quan trọng của mỗi yếu tố được tính bằng cách lấy mức độ quan trọng của từng yếu tố nhân với phân loại của từng yếu tố đó. Làm lần lượt từ yếu tố thứ nhất đến yếu tố thứ 15, sau đó tính tổng số điểm quan trọng của 15 yếu tố.

Sau khi đã tính toán được các thông số, tác giả sẽ chuyển các thông số của cột: “mức độ quan trọng”, “phân loại” và “số điểm quan trọng” vào ma trận IFE.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 49

Bảng 4.5: Ma trận đánh giá nội bộ của Công ty C AS EAMEX

Stt C ác yếu tố bên trong công ty

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Công tác quản trị 0,09 4 0,36

2 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 0,07 3 0,21 3 Khả năng tài chính, m ối quan hệ với hệ thống các

tổ chức tín dụng 0,08 3 0,24

4 Quản trị chất lượng 0,09 4 0,36

5 Máy m óc thiết bị 0,06 3 0,18

6 Khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu 0,07 3 0,21

7 Hoạt động marketing 0,05 2 0,10

8 Kênh phân phối sản phẩm 0,06 2 0,12

9 Sự đa dạng hóa của sản phẩm 0,06 2 0,12

10 Khả năng cạnh tranh về giá 0,08 3 0,24

11 Hoạt động chiêu thị 0,06 2 0,12

12 Nguồn nhân lực 0,07 3 0,21

13 Chất lượng sản phẩm 0,08 3 0,24

14 Hệ thống thông tin 0,04 2 0,08

15 Thương hiệu trên thị trường thế giới 0,04 2 0,08

Tổng cộn g 1,00 2,87

Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp các chuyên gia, 2011.

Nhận xét

Tổng số điểm quan trọng trong ma trận IFE là 2,87 cho thấy Công ty CA SEA MEX có môi trường nội bộ khá tốt.

Những điểm mạnh của Công ty bao gồm: công tác quản trị, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính-mối quan hệ với hệ thống các tổ chức tín dụng, quản trị chất lượng, máy móc thiết bị, khả năng chủ động về nguồn nguyên liệu, khả năng cạnh tranh về giá, nguồn nhân lực và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, Công ty cũng có những điểm yếu cần khắc phục như hoạt động Marketing, kênh phân phối sản phẩm, sự đa dạng của sản phẩm, hoạt động chiêu thị, hệ thống thông tin và thương hiệu trên thị trường thế giới.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 50

4.2. Phân tích môi trường bên ngoài 4.2.1. Môi trường vĩ mô 4.2.1. Môi trường vĩ mô

4.2.1.1. Yếu tố chính phủ - chính trị và pháp luật

Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan thường xuyên cập nhật những quy định pháp luật mới nhất và siết chặt kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Điều này đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường, nhằm tạo uy tín và nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Sự ổn định về chính trị, mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, chính là sự đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Do được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia nên ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, basa được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của N hà nước, đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Chính phủ thông qua các kênh ngân hàng. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại nhiều vấn đề gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là vấn đề về thủ tục hành chính. Gần đây việc triển khai khai báo hải quan điện tử đã phát huy hiệu quả tích cực, tiết kiệm nhiều thời gian và phiền hà cho doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy hải sản.

Trong những năm qua, các Hiệp hội thủy sản ở Việt N am như VASEP, Ủy ban xuất khẩu cá tra, Sở thủy sản,… có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ngồi lại với nhau, tìm tiếng nói chung cho vấn đề giá cả xuất khẩu, khắc phục tình trạng chiến tranh giá xảy ra trong những năm qua.

Các rào cản thương mại, kỹ thuật do các nước nhập khẩu thủy sản dựng lên đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất thủy sản Việt Nam. Các nước có nhiều chính sách bảo hộ ngành sản xuất trong nước, vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình. Các nước khác cũng liên tục dựng lên các rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm mới, làm cho nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại hay buộc phải tiêu hủy đã ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của hàng hóa Việt Nam. D o đó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để vượt qua các rào cản ngày càng cao này.

Luật pháp các nước nhập khẩu cũng là các vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt N am phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định xâm nhập thị trường một nước nào đó. Q ua vụ kiện chống bán phá giá cho thấy việc nắm bắt

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 51 các luật lệ quốc tế của các doanh nghiệp Việt N am còn nhiều hạn chế. Để tránh các nguy cơ và tình trạng bị động khi bị kiện cáo làm phát sinh nhiều chi phí, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng trang bị cho mình những hiểu biết cần thiết về luật pháp quốc tế.

4.2.1.2. Yếu tố kinh tế

Để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam, N hà nước bù lỗ vào khoản giá điện và giá xăng dầu đều ở mức thấp, không tính đủ các chi phí đầu vào. Hậu quả của việc bao cấp này là các doanh nghiệp thua lỗ, làm lệch hệ thống giá chung, dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn biến phức tạp hơn. Trong khi đó, tình hình xăng dầu thế giới năm 2011 vẫn còn rất phức tạp, khó lường. Nhiều dự báo cho rằng nền kinh tế toàn cầu tiếp tục hồi phục. H ai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là M ỹ và Trung Q uốc có những tín hiệu tăng trưởng khả quan, vì vậy nhu cầu dầu mỏ tiếp tục gia tăng. K èm theo đó là tình hình thiên tai lũ lụt ở các quốc gia lớn trên Thế giới, tình hình bất ổn về chính trị ở Trung Đông, Châu Phi,… sẽ có tác động làm giá cả nói chung và giá dầu nói riêng biến động tăng.

Hiện nay, bệnh cúm gia cầm và lỡ mồm long móng ở gia súc vẫn chưa được khắc phục triệt để nên nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới và cả Việt Nam có xu hướng chuyển sang thực phẩm thủy sản cho bữa ăn hàng ngày. Vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011, giá cá tra tăng trở lại nên các nhà máy chế biến và ngư dân nhanh chóng mở rộng vùng nuôi cá. Song song với tình hình này thì thị trường cá tra giống bắt đầu sôi động và tăng giá liên tục. Giá cá tra giống trước đây chỉ dao động từ 1.000đ/con đến 1.100đ/con, nay đã lên đến 2.000 – 2.500đ/con nhưng vẫn chưa đủ cung cấp.

Tóm lại, giá xăng, dầu, gas, cá giống và nguyên liệu đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của các công ty thủy sản nói chung và Công ty CASEAM EX nói riêng.

Ngoài ra, còn một số ghi nhận về tình hình kinh tế hiện nay:

Thu nhập bình quân đầu người

Nhìn chung, thu nhập bình quân trên đầu người ngày càng tăng. Theo tổng cục thống kê Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 1.024U SD , năm 2009 là 1.050USD và năm 2010 là 1.160USD. Thu nhập tăng, mức sống và mức chi tiêu của người dân cũng tăng theo, vì vậy người ta cũng quan tâm nhiều đến bữa ăn, đến sức khỏe. Trước đây, thủy sản được coi là thức ăn bình dân và dành để thay thế cho thịt gia súc, gia cầm. Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng thịt cá cung cấp nhiều chất dinh

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 52 dưỡng, phòng chống được nhiều bệnh, đặc biệt là loài cá tra không chứa cholesterol rất tốt cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Từ những lợi ích đó đã mang đến cho Công ty CA SEAM EX thêm những cơ hội mới ở thị trường trong và ngoài nước.

Chính sách tiền tệ

Nhìn chung, chính sách tiền tệ trong năm qua tương đối ổn định và diễn biến phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường ngoại tệ, giá vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể, tỷ giá diễn biến phù hợp với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

Hiện tại, năm 2011 nền kinh tế có nhiều khả quan hơn. Chính phủ Việt N am đang có những biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước phục hồi hoạt động sản xuất sau những ảnh hưởng khủng hoảng. Theo đó, Thống đốc N gân H àng nhà nước – ông Nguyễn Văn Giàu đã định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong năm 2011 như: Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ cẩn trọng, chủ động và linh hoạt, theo nguyên tắc thị trường. Chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác phối hợp với nhau nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ giá và quản lý ngoại hối linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường, phù hợp diễn biến lãi suất, cân đối hài hòa cung – cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường và thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Đó là những thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty CASEA MEX nói riêng, là cơ hội tốt để Công ty mở rộng nhanh việc sản xuất nhằm tăng được thị phần, thị trường cũng như mở rộng thêm các thị trường xuất khẩu mới.

Hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng

Việt N am gia nhập WTO là cơ hội của mọi ngành, mọi công ty, trong đó có Công ty CASEAM EX . Qua đó, Công ty sẽ có nhiều cơ hội để học hỏi, nâng cao kinh nghiệm hơn để phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

Với sự tăng trưởng và p hát triển của nền kinh tế Việt N am hiện nay khoảng 8,5%, cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới sẽ có nhiều doanh nghiệp mới ra đời, song song đó là hàng loạt các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào làm ăn trên thị trường trong nước. Đây cũng là cơ hội và cũng là thách thức đối với Công ty Cổ phần Xuất N hập K hẩu Thủy Sản Cần Thơ.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 53

4.2.1.3. Yếu tố xã hội

Mức sống người dân

Thu nhập của người dân Việt Nam ngày càng nâng cao, tính đến cuối năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đã đạt 1.160 U SD , người dân Việt Nam lại có tỷ lệ chi tiêu so với thu nhập cao nhất Đông N am Á . Thu nhập được nâng cao thì họ có xu hướng sử dụng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhiều hơn, và thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản là sự lựa chọn ưu tiên của họ.

Văn hóa

Đời sống công nghiệp ngày càng thâm nhập vào nhiều đối tượng người dân Việt Nam, họ dành nhiều thời gian cho công việc, giải trí,… không còn nhiều thời gian để đi chợ nấu nướng. N hận thức vấn đề an toàn thực phẩm phẩm của người dân ngày càng cao, vì vậy họ có xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn của công ty nhiều hơn. Sự tăng lên nhanh về lượng của các khu công nghiệp kéo theo đó số lượng các bếp tập thể cung tăng lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu cho công nhân.

Không chỉ có ở Việt N am mà trên thế giới, xu hướng sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ thủy sản cũng tăng lên để giảm cholesterol, tránh nguy cơ béo phì, hấp thụ nhiều O mega 3, O mega 6 tốt cho trí não và cơ thể. Sự mới lạ, bổ dưỡng của các sản phẩm từ cá tra, basa Việt Nam là sự thu hút rất lớn đối với họ, đặc biệt là thị trường Châu Âu.

Dân số

Bảng 4.6: Thống kê dân số Việt Nam năm 2009

Tiêu chí S ố lượng (Người) Tỷ trọng (%)

N am 42.597.200 49,52

N ữ 43.427.400 50,48

K hu vực thành thị 25.466.000 29,60

K hu vực nông thôn 60.558.600 70,40

Tổng số dân 86.024.600 100,00

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 54 Nước ta thuộc dạng đông dân số. Bên cạnh đó tốc độ gia tăng dân số của nước ta cũng khá cao 1,21%/ năm. Đây là điểm mạnh của nước ta nói chung vì dân số nước ta thuộc loại trẻ chiếm đa số. D o dân số trẻ nên lực lượng lao động của nước ta chiếm khoảng 50% tổng số dân.

Tuy nhiên, do lao động trẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có xu hướng đổ về làm việc tại các khu công nghiệp trong vùng, thu hút mạnh nhất là Thành phố Hồ Chí M inh, Đ ồng Nai, Bình D ương làm lao động tại khu vực chế biến ở Đ BSCL ngày càng thiếu hụt. Bên cạnh đó, ngoại trừ một số ít kỹ sư và công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao (chiếm khoảng 10%) thì số còn lại tay nghề yếu, tác phong công nghiệp chưa đạt yêu cầu, năng suất lao động không cao.

4.2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Diện tích Đ ồng bằng sông Cửu Long (Đ BSCL) trên 4 triệu hecta, chiếm khoảng 12% diện tích cả nước. Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa, đây được xem là vùng đất thích nghi cao đối với việc nuôi cá tra. Vùng ĐBSCL hàng năm bị ngập lũ gần 50% diện tích từ 3 đến 4 tháng tạo nên một đặc

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 60)