Lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 31)

Sau khi sử dụng ma trận SWOT để hình thành các chiến lược. Bước kế tiếp, tác giả sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (Q SPM ) để lựa chọn chiến lược nào là phù hợp nhất cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVT H: Nguyễn Thị Hồng Khoa 19

Bảng 2.5: Ma trận QS PM cho các nhóm chiến lược

Các yếu tố quan trọng Phân loại

Chiến lược có thể thay thế C hiến lược 1 Chiến lược 2

AS TAS AS TAS

- Liệt kê các yếu tố bên trong

- Liệt kê các yếu tố bên ngoài

Tổng số điểm hấp dẫn

Nguồn: Nguyễn Thị Liên D iệp, Phạm Văn Nam (2006), chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Đ ộng – Xã Hội

Theo Fred R.David ma trận Q SPM sử dụng công cụ đầu vào là ma trận IFE và EFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất. Có 6 bước thực hiện:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh điểm yếu của công ty. Ma trận nên bao gồm 10 yếu tố thành công quan trọng bên ngoài và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại mỗi yếu tố thành công bên ngoài và bên trong. Sự phân loại này giống như trong ma trận IFE và EFE.

Bước 3: X ác định các chiến lược có thể thay thế mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập hợp các chiến lược thành nhóm riêng biệt có thể.

Bước 4: X ác định số điểm hấp dẫn (AS) của từng chiến lược, số điểm được tính như sau: 1= không hấp dẫn, 2= hấp dẫn đôi chút, 3= khá hấp dẫn, 4= rất hấp dẫn, nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng thì không chấm điểm.

Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TA S), kết quả của việc nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng.

Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là điểm cộng của tổng điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

Sau đó xét chiến lược nào có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) lớn nhất thì chọn làm chiến lược cho doanh nghiệp, các chiến lược còn lại sẽ là những chiến lược có thể thay thế cho chiến lược được chọn theo thứ tự ưu tiên TA S lớn hơn.

Hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước Thiện SVTH: Nguyễn T hị Hồng Khoa 20

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)