Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 25)

Mục đích việc phân tích môi trường bên ngoài của Công ty là phát triển một danh mục có giới hạn những cơ hội môi trường có thể mang lại lợi ích cho công ty và các mối đe dọa từ môi trường nên tránh. Môi trường bên ngoài công ty bao gồm: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Phân tích môi trường vĩ mô: bao gồm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội, nhân khẩu học, kinh tế, chính trị - pháp luật, khoa học – công nghệ.

Yếu tố tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất,….Điều kiện tự nhiên luôn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người cũng như hoạt động của doanh nghiệp. N ó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong nhiều trường hợp chính điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Yếu tố văn hóa – xã hội: Các ảnh hưởng chủ yếu bao gồm: sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức, quan điểm về chất lượng cuộc sống, cộng đồng, khuynh hướng tiêu dùng,…Sự thay đổi các yếu tố văn hóa – xã hội thường là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác. D o đó, nó thường xảy ra chậm hơn, phạm vi tác động rộng, lâu dài, tinh tế và khó nhận biết.

Yếu tố nhân khẩu học: N hững khía cạnh chủ yếu cần quan tâm của môi trường nhân khẩu học bao gồm: tổng dân số và tỉ lệ tăng dân số, kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về: tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, phân phối thu nhập, tuổi thọ và tỉ lệ sinh tự nhiên, các xu hướng chuyển dịch dân số giữa các vùng,...

Yếu tố kinh tế: môi trường kinh tế có tác động trực tiếp và năng động đến doanh nghiệp, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sức hút của các chiến lược khác nhau. M ôi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: xu hướng của

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVT H: Nguyễn Thị Hồng Khoa 13 tổng sản phẩm quốc dân (G NP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi xuất và xu hướng của lãi xuất, cán cân thanh toán quốc tế,..

Yếu tố chính trị - pháp luật: có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. D oanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, cho vay, an toàn, giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Khi nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định thì xã hội rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bẳng chế độ, chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.

Các yếu tố khoa học-công nghệ: N gày càng có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành và các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ mới có thể làm nên thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới, làm thay đổi các mối quan hệ cạnh tranh trong ngành và làm cho sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu.

Phân tích môi trường vi mô: M ôi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. M ôi trường vi mô gồm có 5 yếu tố cơ bản, đó là đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và sản phẩm thay thế. M ối quan hệ này được phản ánh ở hình 2.1

Hình 2.1: S ơ đồ tổng quát môi trường vi mô

Nguồn: Nguyễn Thị Liên D iệp, Phạm Văn Nam (2006), chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội.

H oạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVT H: Nguyễn Thị Hồng Khoa 14

Khách hàng (người mua): là một phần không thể tách rời của công ty. Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá của công ty. Một vấn đề quan trọng khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. N gười mua có ưu thế làm cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách ép giá người bán, đòi hỏi người bán nâng cao chất lượng phục vụ, đòi hỏi người bán cung cấp thêm nhiều dịch vụ hơn làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau,…

Đối thủ cạnh tranh: Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thông tin về đối thủ canh tranh cụ thể của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp xác định được nhiệm vụ và các mục tiêu cạnh tranh, là căn cứ để hoạch định chiến lược cạnh tranh thích hợp và có hiệu quả trong từng thời kỳ.

Dựa trên cơ sở phân tích đối thủ cạnh tranh có thể hình thành ma trận hình ảnh cạnh tranh. Bảng 2.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh C ác yếu tố Mức độ quan trọng Doanh nghiệp đang nghiên cứu

Đối thủ 1 Đ ối thủ 2 Phân loại S ố điểm quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Phân loại S ố điểm quan trọng

Liệt kê các yếu tố cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp với các đối thủ.

Tổng cộng 1,00

Nguồn: Nguyễn Thị Liên D iệp, Phạm Văn Nam (2006), chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Đ ộng – Xã Hội

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những công ty ra đời sau, tận dụng các công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm đặc trưng nổi bật, hơn hẳn sản phẩm hiện tại của công ty để cung cấp cho khách hàng cùng mục tiêu.

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVT H: Nguyễn Thị Hồng Khoa 15

Nhà cung cấp: là những tổ chức, cá nhân có khả năng sản xuất và cung cấp các yếu tố đầu vào như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu các phụ tùng thay thế, vốn, lao động.

Các sản phẩm thay thế: là sản phẩm có cùng công dụng như sản phẩm của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành bằng cách khống chế mức giá cao nhất cho các công ty trong ngành.

Kết quả của việc phân tích môi trường bên ngoài là nhằm xác định những cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp và xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).

Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố quan

trọng bên ngoài Mức độ quan trọng Phân loại

S ố điểm quan trọng

Liệt kê các cơ hội, nguy cơ chủ yếu bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Tổng cộng 1,00

Nguồn: Nguyễn Thị Liên D iệp, Phạm Văn Nam (2006), chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Lao Đ ộng – Xã Hội

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) giúp tóm tắt và lượng hóa những ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến doanh nghiệp. Việc phát triển ma trận EFE gồm 5 bước:

Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành công như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô. Danh mục này gồm 10 đến 20 yếu tố, gồm cả những cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến công ty và ngành kinh doanh.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng) đến 1,0 ( rất quan trọng) cho mỗi yếu tố. Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của công ty trong ngành. Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những công ty thành

H oạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ đến năm 2016

GVHD: Nguyễn Huỳnh Phước T hiện SVT H: Nguyễn Thị Hồng Khoa 16 công với những công ty không thành công trong ngành. Tổng số mức quan trọng phải bằng 1,0.

Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để thấy mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này. Trong đó, 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là yếu. Các mức này dựa trên hiệu quả chiến lược của công ty.

Bước 4: Tầm quan trọng của mỗi biến số với mức quan trọng của nó ( = bước 2 * bước 3).

Bước 5: Cộng tổng số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức.

Bất kể số lượng yếu tố trong ma trận, tổng số điểm công ty có thể có là 4,0; thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5. Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của công ty tận dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài công ty, nếu tổng số điểm là 2,5 cho thấy công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và nguy cơ, và nếu tổng số điểm là 1 cho thấy công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy cơ.

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cá tra xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ y sản cần thơ đến năm 2016 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)