Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ :

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH hải hà KOTOBUKI (Trang 84 - 100)

6. Kết cấu của đề tài

3.4Nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ :

Đối với công ty TNHH Hải hà - Kotobuki luôn nhận thức rõ việc nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của công ty. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đã được chú trọng và được quan tâm từ lâu.

Từ năm 2008, Công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới rất nhiều khâu trong công nghệ, từđó mới có thể ra đời những sản phẩm chất lượng, hình thức bao bì đẹp để tăng sức mạnh trong cạnh tranh. Mặc dù để có vốn đầu tưđổi mới công nghệ là rất khó khăn nhưng trước hết là phải triệt để tiết kiệm để tích luỹ vốn , cần thiết để thay thế những dây chuyền cũ đã lạc hậu thành những dây chuyền mới hiện đại, giảm tiêu hao trong sản xuất.

Như chúng ta đã biết, chất lượng của sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất xong sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm đến tay người sử dụng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm của Hải hà - Kotobuki , Công ty cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng ở các khâu sau:

Nâng cao chất lượng ở khâu thiết kế: Giai đoạn thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên quyết định sản lượng doanh thu sản phẩm. Những thông số kỹ thuật trong khi thiết kếđã được phê chuẩn là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phải tuân thủ. Nó là căn cứ, cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Muốn chất lượng khâu thiết kế sản phẩm đảm bảo thì phòng kỹ thuật , phòng marketing phải đưa ra được các chỉ tiêu, thông số dựa trên một số yêu cầu sau:

- Sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. - Đảm bảo tính cạnh tranh

- Tối thiểu hoá chi phí , mẫu mã bắt mắt

- Thiết kế phải bám sát tình hình thực tế để có thể điều chỉnh những hạn chế của sản phẩm hiện có bằng cách điều chỉnh những chỉ tiêu, thông số kỹ thuật, giúp cho quy trình sản xuất được thuận tiện và giản đơn nhất.

Về việc sử dụng máy móc, Công ty cần phải chú ý, đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc, thiết bị theo đúng yêu cầu thiết bị và thực trạng của máy. Bổ xung thêm một số thiết bị nhằm phát huy hết khả năng của các dây chuyền hiện có, giảm bớt lao động thủ công, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm như: máy gói xoắn kẹo, máy đóng túi kẹo, máy gói bánh, máy sản xuất bánh ăn nhanh phục vụ trường học, khu công nghiệp…Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các định mức nguyên vật liệu trên từng dây chuyền.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thay đổi mẫu mã bao bì sản phẩm bánh tươi, bánh Trung thu, Mứt Tết … Điều chỉnh trọng lượng, quy cách, giá bán sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường. Tập trung ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến quy cách, mẫu mã tạo ra nhiều sản phẩm trung, cao cấp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000-2005

Quan tâm đầu tư cho công tác kỹ thuật phát triển, có thêm phòng phân tích và nghiên cứu sản phẩm mới.

Tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty về hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại nhằm duy trì chất lượng sản phẩm, giữ vững niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm của Hải hà - Kotobuki . Việc tăng cường công tác nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và thị hiếu của thị trường là rất cần thiết đối với công ty. Bởi chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của người tiêu dùng. Vì vậy, đối với sản phẩm bánh, công ty nên tăng thêm hàm lượng chất béo, đạm và giảm bớt độ ngọt của đường, khai thác thêm một số hương liệu mới thơm, mát, tạo hương vịđặc trưng cho sản phẩm .

- Đối với các sản phẩm kẹo cứng bao gói chưa đẹp và hình dáng viên kẹo vẫn to, hình thức chưa đẹp. Với những cải tiến trong khâu thiết kế, sản phẩm chắc chắn sẽ từng bước nâng cao và có thểđáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng của nguyên vật liệu. Vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng khâu cung ứng nguyên liệu cung phải đảm bảo. Công tác cung ứng nguyên vật liệu không những phải đảm bảo chất lượng cao mà còn phải đảm bảo đúng tiến độ của sản xuất về thời gian và số lượng. Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất là công ty phải mua ngoài nên công tác dự trữ nguyên vật liệu là một việc cần thiết. Đặc điểm của nguyên vật liệu này rất dễ hư hỏng do ẩm mốc, lên men, giảm chất lượng, do đó công ty cần tính toán chu kỳ mua sắm sao cho trong thời gian dự trữ nguyên liệu không bị hư hỏng và chi phí dự trữ thu mua là nhỏ nhất. Công ty cần chú ý một số nội dung sau:

- Chọn nhà cung ứng có đủ khả năng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng nguyên vật liệu

- Cần quan tâm đến việc nâng cấp hệ thống kho tàng, chống ẩm, nâng cấp hệ thống kho lạnh … để đảm bảo nguyên vật liệu không bị giảm chất lượng và bảo quản tốt nhất.

- Kiểm tra nguyên vật liệu trước khi nhập kho và khi xuất kho.

- Giao trách nhiệm cho phòng kế hoạch vật tư và các thủ kho, nguyên vật liệu phải giao đúng, đủ và giao kịp thời cho nhu cầu sản xuất của phân xưởng.

- Khâu cấp phát vật tư thực hiện đúng các yêu cầu thiết kế đặt ra và đúng tiến độ kế hoạch.

Trong sản xuất phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình, giảm tiêu hao vật tư, bởi vì quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đoạn, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong bất kỳ một công đoạn nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cán bộ phòng kỹ thuật cần theo dõi, kiểm tra trong quá trình sản xuất tại phân xưởng mà dễ gây hư hỏng như pha trộn nguyên vật liệu, nấu kẹo, nướng bánh nhằm giảm tỷ lệ bánh bị cháy, để giảm tỷ lệ bánh kẹo có hương vị không đạt do tỷ lệ pha trộn không đúng.

Như vậy, thực chất của các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở giai đoạn này là công tác quản lý chất lượng để sản phẩm được sản xuất phù hợp

với tiêu chuẩn. Để thực hiện được các công tác quản lý chất lượng, công ty cần đưa ra một số biện pháp sau:

- Các nguyên liệu cần cho sản xuất phải được cung cấp đúng số lượng, chủng loại, đảm bảo về chất lượng và cung cấp kịp thời.

- Phân công trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra chưa nghiêm khắc, trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến chưa biết ai gây ra, bộ phận nào phải chịu và như vậy mọi người không đặt trách nhiệm vào bản thân.

- Giao quyền cho cán bộ quản lý chất lượng thực hiện kiểm tra các thông số kỹ thuật có liên quan ở mỗi khâu chặt chẽ.

- Công ty cần có biện pháp xử lý thích đáng để giúp mọi người có ý thức trách nhiệm hơn.

- Bước cuối cùng của khâu sản xuất là kiểm tra thành phẩm trước khi nhập kho. Để ngăn ngừa tình trạng một số sản phẩm hư hỏng, phế phẩm lẫn vào sản phẩm đưa ra thị trường thì ngoài công tác kiểm tra chất lượng theo công đoạn, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm ở bước cuối cùng phải được các cán bộ quản lý về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao thực hiện.

Đánh giá về chất lượng sản phẩm của Công ty ta có thể thấy là khá tốt nhưng đứng trước tình hình xã hội ngày càng văn minh thì sự đòi hỏi về chất lượng cao hơn. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong cạnh tranh đó cũng là chiến lược lâu dài mà Công ty cần phải quan tâm đến.

3.4.2 Nâng cao hiu qu ca công c cnh tranh dch v

Để tăng cường khả năng cạnh tranh, công ty cũng cần phải sử dụng hiệu quả công cụ cạnh tranh bằng dịch vụ.

Hoạt động dịch vụ muốn đạt được hiệu quả thì trước hết cần phải xác định chính xác được đối tượng mà dịch vụ tác động đến. Mỗi hoạt động dịch vụ có đối tượng riêng do đó thời điểm, cách thức tiến hành khác nhau. Có hoạt động dịch vụ nhằm vào người tiêu dùng cuối cùng là các cá nhân nhưng cũng có những hoạt động tác động vào người mua hàng của công ty chủ yếu là các đại lý người mua buôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

To thun li trong thanh toán và phc v khách hàng.

Nhìn chung, với sản phẩm là bánh kẹo thì chính sách thanh toán và phục vụ khách hàng chủ yếu được nhằm vào các khách hàng đại lý và người mua buôn, các

cơ quan, trường học..

Công ty đã áp dụng một số chính sách thanh toán ưu đãi đối với các đại lý như cho phép các đại lý được hưởng chiết khấu 1% khi thanh toán tiền ngay, nhưng chính sách thanh toán trả thưởng doanh thu của công ty đối với các đại lý còn cứng nhắc so với một sốđối thủ cạnh tranh.

Hiện tại công ty cho các đại lý và khách hàng cơ quan trường học hưởng chiết khấu bán hàng, đồng thời cũng thưởng cho các đại lý trong trường hợp tiêu thụ được nhiều sản phẩm của công ty nhưng số tiền thưởng vẫn ở mức thấp. Điều này không kích thích các đại lý tiêu thụ sản phẩm một cách mạnh mẽ. Với chính sách phục vụ công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:

Công ty nên trợ giúp cho các đại lý trong việc lắp đặt,trang trí gian hàng và biển quảng cáo.

Phục vụ vận chuyển hàng hóa đến tận địa chỉ của các khách hàng, thậm chí là khách hàng mua lẻ, hỗ trợ việc thanh toán bằng thẻ trực tiếp qua mạng. Phát triển hình thức mua hàng trực tiếp qua mạng. Đối với các đại lý lớn thì Công ty nên hỗ trợ một phần chi phí vận chuyển một cách hợp lý.

Xây dựng mạng lưới kênh phân phối, mạng lưới cửa hàng hợp lí, để khách hàng mua hàng được thuận tiện nhất. Hỗ trợ kinh phí cho các đại lý trong việc thu hồi đóng gói lại các sản phẩm hàng hoá bị rách vỡ bao bì trong quá trình vận chuyển.

Thực hiện các giải pháp trên sẽ làm tăng độ tin cậy của khách hàng vào công ty và do đó công ty sẽ giữđược khách hàng của mình, góp phần làm tăng sựổn định mạng lưới tiêu thụ.

3.5 NÂNG CAO NĂNG LC SN XUT , TAY NGH CA CÔNG NHÂN

Trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của người sử dụng, hiện nay Công ty trang bị khá nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại, nhưng do dây chuyền mới nên việc công nhân làm chủ được còn khó khăn. Mà yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh là liên tục. Do đó phải mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong phạm vi phân xưởng cũng như trong toàn Công ty. Về mặt kinh tế cần phải sử dụng tiền

công nhân có tay nghề cao, thưởng một cách xứng đáng và hợp lý với công nhân có thành tích trong việc tăng năng suất, có các sáng kiến phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh các hình thức thưởng thì cần phải có các hình thức phạt đối với những công nhân kém không chịu phấn đấu vươn lên làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

3.6 ĐỐI VI H THNG BÁNH TƯƠI HI HÀ - KOTOBUKI :

Đặc biệt với sản phẩm bánh tươi là mặt hàng đóng góp lớn cho doanh thu và lợi nhuận của công ty, quay vòng vốn nhanh. Bánh tươi và các loại bánh kẹo không phải là ngành hàng có nhiều khác biệt lớn giữa các đối thủ. Hiện tại, các nhãn hiệu bánh tươi trên thị trường cũng không thật sự có được nét riêng cho mình, Hải hà - Kotobuki cần tạo ấn tượng để nổi bật trong mắt người tiêu dùng sau 20 năm có mặt trên thị trường Việt Nam đặc biệt là tại Hà Nội.

Trong truyền thông, cần chú trọng vào mặt tinh thần, tình cảm của thương hiệu để tạo hình ảnh thương hiệu Hải hà - Kotobuki và kích hoạt thương hiệu Origato

gần gũi với khách hàng đã tín nhiệm sản phẩm của công ty.

Giá trị bánh cũng không lớn, nên người tiêu dùng cũng không đầu tư quá nhiều thời gian để cân nhắc chọn mua bánh, kẹo. Việc cân nhắc chỉ chiếm 15% trong mô hình sức mạnh thương hiệu.

Đa số người tiêu dùng có thói quen mua bánh ở những nơi thường mua, gần nhà, đây vừa là lợi điểm về mặt trung thành của các khách hàng của Hải hà - Kotobuki , nhưng cũng là thử thách cho Hải hà - Kotobuki khi cần phải thu hút khách hàng mới. Bao bì,hộp đựng bánh phải đa dạng và phù hợp với các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn như ngày Valetine 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 , Trung thu, Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán...

Tỷ lệ chuyển từ cân nhắc sang sử dụng vẫn còn rất hạn chế nên công ty cần tạo điều kiện cho khách hàng dùng thử sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đưa dùng thử có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.

Hệ thống không gian cửa hàng phải vừa toát lên sự sạch sẽ, sang trọng nhưng cũng vừa tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, hệ thống cửa hàng của công ty phải được trang bị bàn ghế, tủ bánh, khay, ly chén đĩa đều mới, sạch sẽ , đồng bộ màu hồng cẩm theo đúng bộ nhận diện thương hiệu Origato . Để tập trung phục vụ

các khách hàng trẻ tuổi, cần thiết kế một không gian thoải mái để khách hàng có thể ngồi lại thưởng thức bánh & trò chuyện. Đánh vào mặt tinh thần & các yếu tố xoay quanh việc thưởng thức bánh để thu hút khách hàng. Đối với bánh gatô, cần cung cấp sẵn các sản phẩm đi kèm như nến, dĩa nhựa, đĩa giấy.

Người tiêu dùng hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó truyền thông đến khách hàng về quy trình sản xuất, các chứng nhận VSATTP giúp tạo được niềm tin tưởng lớn, đặc biệt công ty đã và đang thực hiện theo bộ chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000-2005, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hương vị ngon, màu sắc đẹp, trang nhã phù hợp với mọi lứa tuổi.

Ngoài các chứng nhận VSATTP, Hải hà - Kotobuki cũng phải thể hiện qua cửa hàng và nhân viên phục vụ bởi đây là điểm tiếp xúc giữa với khách hàng và là hình ảnh sống động nhất của thương hiệu. Nhân viên phục vụ có thái độ vui vẻ, niềm nở, đeo găng tay khi gắp bánh, sắp xếp khay bánh gọn gàng… để tạo ấn tượng đảm bảo vệ sinh ATTP tại cửa hàng đối với người tiêu dùng.

Khai thác các dịch vụ mới để vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa tạo nét khác biệt. Đặc biệt đối với bánh gatô, cung cấp dịch vụ giao bánh tận nơi, gọi điện đặt bánh và có quà tặng đối với khách hàng mua thường xuyên.

Vừa qua công ty đã tổ chức nhiều lớp học về kỹ năng bán hàng cho tất cảđội ngũ 85 nhân viên bán hàng bánh tươi thuộc hệ thống cửa hàng công ty, qua đây nhân viên bán hàng được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để phục vụ khách hàng được tốt hơn, để khách hàng luôn an tâm, được tư vấn khi mua các sản phẩm của công ty một cách tốt nhất, tạo niềm tin, sự tôn trọng và thu hút khách hàng đến với hệ thống cửa hàng và các sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH hải hà KOTOBUKI (Trang 84 - 100)