Kết quả kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH hải hà KOTOBUKI (Trang 46 - 56)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2.2Kết quả kinh doanh của công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh đã tăng trưởng qua hàng năm, năm sau cao hơn năm trước: doanh thu năm 2010 tăng 132% so với năm 2009, năm 2011 tăng 123% so với năm 2010.

Bng s 03: Một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện sự phát triển của công ty:

CH TIÊU (ĐỒNG) Năm 2009 Năm 2010 năm 2011

Tổng doanh thu 122.317.234.341 166.512.344.000 204.988.345.125 Lợi nhuận trước thuế 6.046.954.398 8.501.134.200 10.301.020.000 Thu nhập bình quân

người trên 1 tháng

3.500.000 4.520.000 5.400.000

Các chỉ tiêu này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Doanh thu tăng qua các năm dẫn đến lợi nhuận tăng làm tăng thêm các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước. Thu nhập bình quân của người lao động tăng cho thấy công ty đã thực sự quan tâm tới cuộc sống của người lao động. Sự hiện diện của công ty ngày hôm nay là minh chứng cho công lao của các cán bộ của người lao động tận tuỵ với nghề, sự lãnh đạo đúng đắn và tinh thần dám nghĩ dám làm của các thành viên trong công ty đặc biệt là tài năng quản lý kinh doanh của các cấp lãnh đạo.

2.2 TNG QUAN V TH TRƯỜNG BÁNH KO VIT NAM VÀ CA CÔNG TY

2.2.1 Cung cu trên th trường bánh ko 2.2.1.1 Cu trên th trường bánh ko

Bánh không phải thực phẩm chính, nhưng hiếm có một người nào chưa từng ăn bánh kẹo. Mặc dù bánh kẹo được tiêu dùng ở mọi nơi mọi chỗ và không phân biệt lứa tuổi nhưng bánh kẹo vẫn là một sản phẩm mang tính chất mùa vụ. Trong năm, hai dịp đặc biệt nhất là mùa của sản phẩm bánh kẹo là tết Trung thu và Tết Nguyên Đán, diễn ra vào tháng 8 âm lịch và cuối năm. Tết trung thu là một ngày lễ đặc biệt có ở phương Đông. Bánh trung thu được sản xuất và bán trong những ngày này .Vào dịp Tết Nguyên đán các loại bánh kẹo được tiêu dùng phổ biến hơn, trong đó Mứt Tết là một sản phẩm truyền thống mà mỗi gia đình Việt Nam thừờng mua trong các dịp này.

Lượng cầu về sản phẩm bánh kẹo ở Việt Nam được đánh giá là ngày càng cao vì hai lý do. Thứ nhất do dân số ngày càng tăng. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì đến cuối năm 2011 dân số Việt Nam là 87,84 triệu người, tăng 1, 04% so với năm 2010 và tổng cục thống kê dự báo dân số Việt nam sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người vào cuối năm 2012. Quy mô và tốc độ tăng dân số phản ánh quy mô của cầu nói chung về mọi loại hàng hoá. Do đó, đương nhiên với một sản phẩm tiêu dùng như bánh kẹo thì tổng cầu về bánh kẹo sẽ tăng lên. [ 27 ]

Tuy nhiên quan trọng hơn là chất lượng cuộc sống cuộc sống của người dân ngày càng tăng lên. Đây là lý do thứ hai để đánh giá về tổng cầu bánh kẹo. Chất

lượng cuộc sống được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu như: thu nhập, giáo dục, y tế…, phản ánh khả năng thanh toán của cầu cũng như những xu hướng và sự thay đổi trong thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng.

Nền kinh tế Việt Nam năm năm qua ( 2006- 2012) đã phát triển mạnh mẽ bất chấp khó khăn. Trung bình trong năm năm qua, tốc độ phát triển kinh tế là 8.17% riêng năm 2011 là 7.4%. Trong 6 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn năm sau cao hơn và vững chắc hơn năm trước. Cụ thể, năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP là 8.17%, năm 2007 đạt 8.48%, năm 2008 là 6.23%, năm 2009 con số này 5.32%, năm 2010 là 6.78%. năm 2011 là 5.89%. Tuy nhiên tính đến 6 tháng đầu năm 2012 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới chưa phục hồi, nợ công tại châu Âu và vẫn còn diễn biến phức tạp nên tình hình giảm phát đang diễn ra, tốc độ tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay, tăng 4.38 % so với cùng kỳ năm 2011 [ 27 ]

Kế hoạch cho 5 năm tiếp theo 2011-2015 là trung bình từ 7,5 đến 8% . Song song với sự tăng trưởng của GDP là thu nhập của người dân và chỉ số giá tiêu dùng tăng lên. Sức mua hàng hoá tăng liên tục, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng liên tục trong những năm qua. Năm 2006 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ là 580.710 tỷ đồng tăng 120.9 % so với năm 2005, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 10% . [ 27 ]

Sự phát triển của kinh tế kéo theo sự phát triển của các ngành khác như giáo dục, y tế. Trình độ văn hoá của người dân ngày càng cao. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt công nghệ thông tin khiến cho sự hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hoá càng rõ ràng và phong phú. Chất lượng cuộc sống được nâng cao nhờ hệ thống các bệnh viện trường học được mở ra. Các bệnh dịch như SARS, cúm gia cầm H5N1, đều được ngăn chặn.

Một nền kinh tế thị trường mới hình thành với mức tăng trưởng cao như Việt Nam hứa hẹn một sức mua ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm tiêu dùng nói chung và đặc biệt với các mặt hàng thực phẩm chế biến, bánh kẹo nói riêng.

Sản lượng bánh kẹo của Việt Nam năm 2008 là 476.000 tấn ước đến hết năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn , tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo tại thị trường Việt

người và với một nền kinh tếđang vào guồng tăng tốc thì thị trường bánh kẹo Việt nam trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực. Mức sống của người dân Việt Nam ở mức trung bình của thế giới, nhưng trong tương lai không xa, mức sống này sẽ tăng lên. Khi đó nhu cầu và sở thích thị hiếu của người tiêu dùng sẽ thay đổi. Đây là dấu hiệu khả quan đối với các doanh nghiệp đã va đang tham gia vào lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. [ 27 ]

2.2.1.2 Xu hướng cu trên th trường bánh ko Vit Nam

Đời sống cao hơn, con người cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản một cách đầy đủ mà còn đòi hỏi nhiều hơn phức tạp hơn. Xu hướng này được dự báo một cách khoa học dựa trên sản lượng tiêu thụ bánh kẹo ở Việt Nam những năm gần đây

Lượng tiêu thụ bánh kẹo tăng liên tục qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng doanh số bánh kẹo tại Việt nam từ 2008 – 2012 tăng 114,71% / năm . Căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế vào đời sống của người tiêu dùng và sức mua của họ ta có thể thấy được lượng cầu ngày càng tăng. [ 27 ]

Thị truờng luôn luôn biến đổi, tuy nhiên sự biến động ấy cũng mang tính quy luật. Trước tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu của người dân đã thay đổi và phản ánh qua một số xu hướng chính sau:

* Xu hướng trọng yếu tố văn hoá và tinh thần, sức khỏe.

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao và hướng tới cái đẹp. Giá cả sản phẩm không còn là yếu tố duy nhất. Mà hình thức, ý nghĩa của sản phẩm được ưu tiên cân nhắc. Con người càng quan tâm hơn đến giá trị tinh thần, quan tâm đến hình ảnh của bản thân được thể hiện như thế nào khi tiêu dùng sản phẩm. Trong tương lai, khoa học công nghệ sẽ làm cho chất lượng của các loại bánh kẹo ở mỗi thương hiệu như nhau thì người tiêu dùng lại càng quan tâm đến mẫu mã sản phẩm và những giá trị tinh thần mà sản phẩm mang lại. Đặc biệt hình thức sẽ nói lên giá trị mà sản phẩm truyền tải.

Việc lựa chọn thực phẩm, bánh kẹo phải đảm bảo trước hết là an toàn và có lợi cho sức khoẻ. Các chất ngọt, béo, và các yếu tố vi lượng trong bánh, kẹo phải được sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng. Đường sẽđược giảm bớt trong bánh, kẹo

để phục vụ cho bộ phận người tiêu dùng ăn kiêng. Chất béo đặc biệt là chất béo không chứa cholesterol sẽ được chọn lựa. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế thì nhiều vấn đề xã hội xuất hiện như bệnh dịch và tệ nạn xã hội, do vậy an toàn vệ sinh thực phẩm là yêu cầu mà bất kỳ ai cũng mong muốn lựa chọn.

*Xu hướng đơn giản, gọn nhẹ và đồng bộ

Cuộc sống ngày càng bận rộn, thời gian với con người là quý giá. Không đủ thời gian để phục vụ bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các bữa sáng và bữa trưa. Đồ ăn càng gọn nhẹ, nhanh và tiết kiệm thời gian càng được ưu tiên. Con người cũng không thích thói quen tích trữ thức ăn như thời xa xưa vì hàng hoá sản phẩm ngày nay luôn sẵn có. Các loại bánh kẹo có trọng lượng nhỏ là sở thích của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khi cuộc sống vất vả, nhu cầu đi du lịch, picnick, thăm danh lam thắng cảnh rất phổ biến, bánh kẹo được sử dụng làm đồ ăn nhanh trong các chuyến đi này.

Một vấn đề nữa sẽ là xu hướng lựa chọn của người tiêu dùng. Đó là việc mua hàng hoá trọn gói, mang tính đồng bộ. Không chỉ riêng bánh kẹo, mà các sản phẩm khác cũng vậy. Người tiêu dùng mua bánh kẹo thường mua kèm các sản phẩm như nước ngọt, sữa, hoa quả…vv để tiện lợi cho chuyến đi.[21]

2. 2.1.3 Cung trên th trường bánh ko (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành công nghiệp bánh kẹo Việt Nam cũng giống như các ngành chế biến thực phẩm, nước giải khát đã có từ lâu đời. Thời kỳđầu là các xí nghiệp bánh kẹo trong những thập kỷ 70 sản xuất thủ công đến nay trên thị trường Việt Nam đã có hơn 30 doanh nghiệp bánh kẹo công nghiệp với dây chuyền máy móc ngày càng hiện đại và quy mô lớn, bánh kẹo được sản xuất có chất lượng cao và phong phú.

Các doanh nghiệp ra đời một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hàng loạt các công ty, các cơ sở sản xuất mọc lên. Các doanh nghiệp nhà nước nắm bắt được thời cơđã phát triển và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, một số cơ sở sản xuất tư nhân cũng nhanh chóng lột xác từ quy mô gia đình để trở thành công ty sản xuất lớn. Đặc biệt những năm gần đây để đủđiều kiện gia nhập WTO nhà nước đã hoàn thiện hệ thống luật doanh nghiệp và luật đầu tư. Khi môi trường kinh doanh thông

ngoài cũng đã nhập cuộc. Thị trường là một miếng bánh, trong tương lai sẽ bị chia sẻ bởi nhiều doanh nghiệp. Ai được phần to hơn phụ thuộc vào năng lực của chính mình, vào khả năng nắm bắt cơ hội và thích ứng với thị trường.

2.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm bánh kẹo.

2.2.2.1 Yếu t văn hoá

Văn hoá ảnh hưởng tới hành vi, quan điểm thái độ của con người ngay từ nhỏ. Việt Nam có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống đã tạo nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Những nét văn hoá ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng bánh kẹo của người dân Việt Nam có thể kểđến là: văn hoá tặng quà, văn hoá phi vật thể ( các lễ hội dân gian, các ngày tết cổ truyền…)

Người dân Việt Nam lại có thói quen mua bánh kẹo vào các ngày lễ hội dân gian, các ngày tết cổ truyền, cưới hỏi, liên hoan. Những dịp đặc biệt như Tết trung thu có bánh trung thu, Tết mùng 3 tháng 3 có bánh trôi bánh chay, Tết cổ truyền có bánh mứt kẹo Tết. Mỗi vùng, mỗi khu vực có những phong tục, tập quán khác nhau, có những ngày lễ hội riêng và có những loại bánh dân tộc riêng. Mua bánh kẹo hay tự làm lấy bánh kẹo vào những ngày đặc biệt này thể hiện giá trị tinh thần tìm kiếm. Có thể mua để ăn một phần, xong có lẽ mục đích chính là để cầu may mắn. Mời khách ăn một miếng bánh, một cái kẹo vào dịp tết là thể hiện sự hiếu khách.

Mỗi dân tộc của Việt Nam có những nét văn hoá riêng biệt nên hành vi mua sắm của từng dân tộc khác nhau, cũng như quan điểm thị hiếu về bánh kẹo khác nhau. Người miền Bắc thích vị ngọt vừa, thanh nhẹ; người miền Trung thích vị cay; người miền Nam thích vị ngọt đậm.

Sự du nhập của những nền văn hoá, lối sống phương Tây đã ảnh hưởng đến thói quen mua sắm hàng ngày của người Việt. Các chuyến đi du lịch, picnick diễn ra nhiều hơn, đồ ăn nhanh như bánh gatô được tiêu dùng nhiều. Thói quen ăn uống cũng thay đổi. Những bữa cơm với các món ăn dân tộc bị thay bằng các đồ ăn nhanh, các loại bánh mềm, các đồ ăn của người Châu Âu: bánh mỳ, bơ, pho mát, cafe, sữa, lạp xườn, xúc xích, thịt hun khói…. Các sản phẩm về bánh kẹo phong phú hơn, nhu cầu về bánh kẹo cũng nhiều hơn.

2.2.2.2 Nhng yếu t xã hi

Giai tng xã hi

Các tầng lớp xã hội là các bộ phận tương đối đồng nhất bền vững trong xã hội, được xếp theo thứ bậc và gồm những thành viên có chung những giá trị, mối quan tâm và hành vi. Những người thuộc mỗi tầng lớp xã hội đều có khuynh hướng hành động giống nhau hơn so với những người thuộc hai tầng lớp xã hội khác. Việc sắp xếp tầng lớp xã hội của một người được xác định theo một số biến như nghề nghiệp, thu nhập, của cải, học vấn, và định hướng giá trị chứ không chỉ theo một biến. Có thể chia xã hội Việt Nam thành các tầng lớp sau:

Nông dân: Những người có thu nhập thấp và dưới trung bình, làm nông nghiệp, sống ở các vùng nông thôn. Yếu tố quan tâm hàng đầu của họ khi lựa chọn sản phẩm bánh kẹo là giá cả.

Công nhân: Những người có thu nhập trung bình, cao hơn tầng lớp nông dân, thu nhập ổn định hơn, làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất. Mức thu nhập chưa thực sự cao nên giá cả vẫn là yếu tố quan tâm khi mua bánh kẹo

Thương nhân: tầng lớp này có thu nhập cao. Giá cả không phải là yếu tố hàng đầu. Chất lượng và mẫu mã là yếu tố khiến họ quan tâm khi lựa chọn sản phẩm bánh kẹo. Đôi khi những sản phẩm giá cao lại mang lại cho họ cảm giác ưa thích bởi phần nàp đó thể hiện được vị thế của bản thân.

Trí thc: Tầng lớp này có nhu cầu tìm kiếm thông tin lớn, họ có trình độ học vấn cao và thường chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng do những công ty có tên tuổi trên thi trường sản xuất.

2.2.2.3 Nhóm tham kho

Nhóm tham khảo có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của cá nhân. Những nhóm này có thể là gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng, đồng nghiệp và những người có quan hệ giao tiếp thường xuyên. Việc lựa chọn sản phẩm bánh kẹo này hay bánh kẹo khác bị ảnh hưởng bởi sự đóng góp ý kiến, các quan điểm của các thành viên trong nhóm. Hiện nay một trong những xu hướng hình thành nhóm rất rõ nét ở thế hệ trẻ mà được nhắc đến nhiều nhất là thế hệ 8X.

Phong cách lối sống năng động và mức chi tiêu của thế hệ này đã khiến nhiều sản phẩm mới ra đời và định vị phong cách 8X, 9X một nhóm nổi bật trong xã hội. Những 8X, 9X khác bị ảnh hưởng từ cách mặc trang phục, cách chi tiêu, từ thức uống là các lon Coca, Pepsi, đến những thanh kẹo Chiwgum, kẹo Lolipop… .

2.2.2.4 Gia đình

Một người khi ra quyết định mua bánh kẹo họ bị ảnh hưởng bởi những định hướng từ cha mẹ. Quan điểm, cách thức mua sản phẩm bánh kẹo của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến hành vi của những đứa con. Mặt khác trong gia đình quá trình ra quyết định mua còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vợ chồng, con cái. Nhất là đối với sản phẩm bánh kẹo thì sở thích của những đứa con có tác động rất lớn, quyết định đến sự lựa chọn sản phẩm của người mẹ. Bánh kẹo là sản phẩm có giá trị nhỏ nên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH hải hà KOTOBUKI (Trang 46 - 56)