6. Kết cấu của đề tài
3.5 Nâng cao năng lực sản xuất, tay nghề của công nhân
Trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc vẫn chịu sự chi phối của người sử dụng, hiện nay Công ty trang bị khá nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại, nhưng do dây chuyền mới nên việc công nhân làm chủ được còn khó khăn. Mà yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh là liên tục. Do đó phải mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, rút kinh nghiệm và chia sẻ kinh nghiệm trong phạm vi phân xưởng cũng như trong toàn Công ty. Về mặt kinh tế cần phải sử dụng tiền
công nhân có tay nghề cao, thưởng một cách xứng đáng và hợp lý với công nhân có thành tích trong việc tăng năng suất, có các sáng kiến phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh các hình thức thưởng thì cần phải có các hình thức phạt đối với những công nhân kém không chịu phấn đấu vươn lên làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
3.6 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG BÁNH TƯƠI HẢI HÀ - KOTOBUKI :
Đặc biệt với sản phẩm bánh tươi là mặt hàng đóng góp lớn cho doanh thu và lợi nhuận của công ty, quay vòng vốn nhanh. Bánh tươi và các loại bánh kẹo không phải là ngành hàng có nhiều khác biệt lớn giữa các đối thủ. Hiện tại, các nhãn hiệu bánh tươi trên thị trường cũng không thật sự có được nét riêng cho mình, Hải hà - Kotobuki cần tạo ấn tượng để nổi bật trong mắt người tiêu dùng sau 20 năm có mặt trên thị trường Việt Nam đặc biệt là tại Hà Nội.
Trong truyền thông, cần chú trọng vào mặt tinh thần, tình cảm của thương hiệu để tạo hình ảnh thương hiệu Hải hà - Kotobuki và kích hoạt thương hiệu Origato
gần gũi với khách hàng đã tín nhiệm sản phẩm của công ty.
Giá trị bánh cũng không lớn, nên người tiêu dùng cũng không đầu tư quá nhiều thời gian để cân nhắc chọn mua bánh, kẹo. Việc cân nhắc chỉ chiếm 15% trong mô hình sức mạnh thương hiệu.
Đa số người tiêu dùng có thói quen mua bánh ở những nơi thường mua, gần nhà, đây vừa là lợi điểm về mặt trung thành của các khách hàng của Hải hà - Kotobuki , nhưng cũng là thử thách cho Hải hà - Kotobuki khi cần phải thu hút khách hàng mới. Bao bì,hộp đựng bánh phải đa dạng và phù hợp với các dịp kỷ niệm, ngày lễ lớn như ngày Valetine 14/2, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 , Trung thu, Noel, Tết dương lịch, Tết Nguyên đán...
Tỷ lệ chuyển từ cân nhắc sang sử dụng vẫn còn rất hạn chế nên công ty cần tạo điều kiện cho khách hàng dùng thử sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đưa dùng thử có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
Hệ thống không gian cửa hàng phải vừa toát lên sự sạch sẽ, sang trọng nhưng cũng vừa tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, hệ thống cửa hàng của công ty phải được trang bị bàn ghế, tủ bánh, khay, ly chén đĩa đều mới, sạch sẽ , đồng bộ màu hồng cẩm theo đúng bộ nhận diện thương hiệu Origato . Để tập trung phục vụ
các khách hàng trẻ tuổi, cần thiết kế một không gian thoải mái để khách hàng có thể ngồi lại thưởng thức bánh & trò chuyện. Đánh vào mặt tinh thần & các yếu tố xoay quanh việc thưởng thức bánh để thu hút khách hàng. Đối với bánh gatô, cần cung cấp sẵn các sản phẩm đi kèm như nến, dĩa nhựa, đĩa giấy.
Người tiêu dùng hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó truyền thông đến khách hàng về quy trình sản xuất, các chứng nhận VSATTP giúp tạo được niềm tin tưởng lớn, đặc biệt công ty đã và đang thực hiện theo bộ chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000-2005, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, hương vị ngon, màu sắc đẹp, trang nhã phù hợp với mọi lứa tuổi.
Ngoài các chứng nhận VSATTP, Hải hà - Kotobuki cũng phải thể hiện qua cửa hàng và nhân viên phục vụ bởi đây là điểm tiếp xúc giữa với khách hàng và là hình ảnh sống động nhất của thương hiệu. Nhân viên phục vụ có thái độ vui vẻ, niềm nở, đeo găng tay khi gắp bánh, sắp xếp khay bánh gọn gàng… để tạo ấn tượng đảm bảo vệ sinh ATTP tại cửa hàng đối với người tiêu dùng.
Khai thác các dịch vụ mới để vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng, vừa tạo nét khác biệt. Đặc biệt đối với bánh gatô, cung cấp dịch vụ giao bánh tận nơi, gọi điện đặt bánh và có quà tặng đối với khách hàng mua thường xuyên.
Vừa qua công ty đã tổ chức nhiều lớp học về kỹ năng bán hàng cho tất cảđội ngũ 85 nhân viên bán hàng bánh tươi thuộc hệ thống cửa hàng công ty, qua đây nhân viên bán hàng được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để phục vụ khách hàng được tốt hơn, để khách hàng luôn an tâm, được tư vấn khi mua các sản phẩm của công ty một cách tốt nhất, tạo niềm tin, sự tôn trọng và thu hút khách hàng đến với hệ thống cửa hàng và các sản phẩm của công ty.
3.7 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC 3.7.1. Giải pháp về tài chính 3.7.1. Giải pháp về tài chính
Với số vốn 50 tỷ so với số vốn lớn của các công ty khác thì vốn của doanh nghiệp còn quá nhỏ. Cùng với doanh thu còn thấp công ty có ít quỹ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và quỹ phát triển thị trường. Vì vậy điều quan trọng là phải huy động được nguồn tài chính để thực hiện các chiến lược phát triển thị phần.
3.7.2 Giải pháp về công nghệ
Năm 2011 Công ty đang triển khai dự án mở rộng sản xuất tại khu Công nghiệp Tiên sơn- Bắc Ninh nhưng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình kinh tế chung còn đang khó khăn nên công ty lùi lại triển khai sang năm 2013 thì vấn đề công nghệ được giải quyết đểđầu tư thiết bị mới hiện đại hơn. Khi lựa chọn công nghệ công ty phải quan tâm đến nhà chuyển giao công nghệ để xác định độ tin cậy và bảo đảm dây chuyền công nghệ tốt, cũng như sự phù hợp với tình hình tài chính và các chiến lược sản phẩm của công ty.
3.7.3 Hoạt động quảng báthương hiệu, giới thiệu sản phẩm
Trong mô hình sức mạnh thương hiệu, NHẬN BIẾT là yếu tố rất quan trọng, đóng góp đến 54% vào mô hình. Do đó, làm thế nào để nhãn hiệu Hải hà - Kotobuki được nhận biết rộng rãi là điều cần thiết.
Để cải thiện mức độ nhận biết thương hiệu nhằm tạo thêm cơ hội thu hút khách hàng tiềm năng, Hải hà - Kotobuki cần sáng tạo & đa dạng hơn trong các thức quảng bá nhãn hiệu của mình, không nên chỉ dựa vào cách truyền thống là qua giới thiệu truyền miệng.
Một số cách thức như: quảng cáo, ưu đãi cho khách hàng giới thiệu khách hàng mới...
Quảng cáo là công cụ có sức mạnh nhất để tạo ra nhận thức về công ty, về sản phẩm của công ty. Hoạt động quảng cáo, giao tiếp và khuếch trương của công ty trong những năm qua chưa được coi trọng đúng mức. Vì vậy, rất nhiều loại sản phẩm của công ty mặc dù có mặt trên thị trường nhưng không được mọi người biết đến. Bởi vậy trong thời gian tới, công ty cần bổ xung kinh phí cho việc tăng cường các hoạt động quảng cáo với các hình thức sau:
Thứ nhất, công ty cần quảng cáo bằng phát tờ rơi, cataloge giới thiệu về các sản phẩm của Hải Hà – Kotobuki và tên thương hiệu mới Origato đối với hệ thống cửa hàng bánh tươi của công ty .
Thứ hai, Công ty cần tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, như trên chương trình phát thanh VOV, đài truyền hình hà nội HTV1, HTV2, VTV1, VTV3, VTV2 …. Lựa chọn một số tỉnh có khả năng tiêu thụ mạnh
như Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khác để tổ chức quảng cáo trên đài truyền hình và đài phát thanh địa phương . Tham gia tích cực vào các chương trình xã hội, từ thiện vừa thực hiện trách nhiệm với cộng đồng nhưng qua đó cũng nâng cao vị thế thương hiệu của công ty, xây dựng hình ảnh công ty trong lòng công chúng như tặng quà cho các trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7, tặng quà cho các lang trẻ SOS, các chương trình tặng quà nhân ngày Trung thu như ‘’Vầng trăng cổ tích’’ ‘’ Vầng trăng cho em “ Công ty cần triển khai tổ chức ngay đội tiếp thịđưa sản phẩm mới ra thị trường ngay sau đợt quảng cáo .
Thứ ba, do kinh phí hạn chế công ty chưa thể quảng cáo bằng panô, áp phích lớn trên trục đường giao thông , ngã ba, ngã tư, thì có thể thực hiện bằng cách:
- Đặt biển quảng cáo tại các đại lý cấp 1, các điểm bán lẻ của đại lý cấp 2, tại các hệ thống cửa hàng của công ty để người tiêu dùng dễ phân biệt sản phẩm của Hải Hà- Kotobuki với các công ty khác và là địa chỉ để mua các sản phẩm của công ty.
- Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển của công ty, của các đại lý. Hình thức quảng cáo di động này sẽ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng nhận biết hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của công ty trên mỗi chặng đường mà ô tô vận chuyển đi qua.
3.8. Nâng cao hiệu quả của công cụ cạnh tranh giá 3.8.1 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 3.8.1 Xây dựng chính sách giá cả hợp lý
Công ty đang có lợi thế là sản xuất cung ứng lượng sản phẩm tương đối lớn trên thị trường nên chính sách giá cả của Công ty ít nhiều có ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Mặt khác hiện nay có nhiều đối thủ mới ra nhập thị trường có tiềm lực mạnh nên công ty cần có giá cả phù hợp, cần cân nhắc kỹ khi định giá đảm bảo thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.
3.8.2. Áp dụng mức giá bán thấp cho những sản phẩm tiêu biểu
Bánh kẹo không phải là loại hàng hoá thiết yếu vì thế có độ co giãn cầu theo giá là lớn. Đây là một cơ sở quan trọng để công ty áp dụng mức bán giá thấp để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Tuy nhiên việc áp dụng giá thấp phải dựa trên những khả năng giảm giá thành và giảm chi phí thương mại hợp lý. Nếu không việc giảm giá bán sẽ gây những tác động ngược chiều nguy hiểm.
3.8.3 Các biện pháp giảm giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và khấu hao TSCĐ hay còn gọi là chi phí TSCĐ và một số chi phí khác về nguyên vật liệu, điện nước phục vụ trực tiếp cho sản xuất.
Để giữđược giá bán thấp mà vẫn có lãi, Công ty cần áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Muốn hạ giá thành sản phẩm, công ty cần áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí TSCĐ, giảm tối đa các chi phí trong sản xuất, triệt để tiết kiệm. … và phân bổ chi phí hợp lý cho từng dây chuyền sản xuất trong cách tính giá thành.
3.8.4. Giảm chi phí thương mại
Trong thực tế, công ty đã tiết kiệm chi phí thương mại bằng cách cắt giảm tối đa những chi phí cho những hoạt động rất cần thiết. Chi phí hoạt động quảng cáo hạn chế khiến cho hoạt động quảng cáo của công ty được tiến hành cầm chừng. Chi phí cho các hoạt động tham gia hội chợ cũng không nhiều . Những chương trình khuyến mại cũng được tiến hành trên diện hẹp, chủ yếu tập trung vào các đại lý cũng do kinh phí hạn chế. Tổng chi phí trong năm 2011 là 0,80 tỷ chỉ chiếm 0.3% doanh thu thấp hơn rất nhiều so với mức chi phí bình quân của ngành là 1,2%. Chính vì vậy công ty Hải Hà- Kotobuki cần phải tăng trong thời gian tới.
Công ty vẫn có thể cắt giảm một số chi phí như chi phí lưu chuyển hàng, chi phí thuê kho để lưu trữ hàng hóa, chi phí vận tải, bốc dỡ.Những chi phí này tuy mang tính khách quan, cần thiết nhưng mức phí cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào tính tóan của phòng kế hoach, phòng thị trường trên cơ sở xác định mức dự báo một mặt bảo đảm có hàng bán một mặt không làm ứ đọng vốn, và áp dụng các phương pháp dự trữ tiên tiến mang lại hiệu quả cao.Hiện tại sản phẩm của công ty được bán chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Dựa trên biến phân khúc thị trường là địa lý công ty có thể mở rộng thị phần bằng cách thâm nhập vào các khu vực địa lý mới.
Để mở rộng thị trường với công ty TNHH Hải hà - Kotobuki cần thiết phải sử dụng thêm biến tuổi để xác định thị trường. Mức tiêu dùng của lớp trẻ ở Việt Nam đang được đánh giá là nổi bật nhất. Với độ tuổi này công ty cần đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với phong cách sở thích như: các loại kẹo que trái cây tiện dụng trong các buổi picnick hoặc các loại bánh tươi, kẹo cao su, kẹo chew…Đoạn thị trường thứ hai cần khai thác đó là đoạn thị trường trẻ em, độ tuổi dưới 14. Đây là đoạn thị trường tiêu dùng khá lớn. Độ tuổi này thích các loại kẹo nhiều màu sắc, thích hình các con thú ngộ nghĩnh, thích độ ngọt…Như vậy công ty TNHH Hải hà - Kotobuki có thể xem xét hai loại thị trường tiềm năng để mở rộng đó là đoạn thị trường độ tuổi 15 đến 30 và đoạn thị trường trẻ em .
Đoạn thị trường tiềm năng thứ hai rất phù hợp với khả năng hiện tại của công ty đó là thị trường khu vực nông thôn với mức thu nhập trung bình. Có hai lý do cơ bản để lựa chọn đoạn thị trường này. Kinh Đô và Hải Hà, Hữu Nghị, Tràng An đều tấn công vào sâu rộng các đoạn thị trường ở thành phố, thị xã, thị trấn. Các khu vực nông thôn nơi có mức thu nhập trung bình chỉ tồn tại các loại bánh kẹo của các cơ sở gia công không tên tuổi so với một thương hiệu đã có từ lâu đời trong thị trường bánh kẹo Việt Nam. Lý do thứ hai đó là với điều kiện tài chính và các nguồn lực khác như hiện nay của công ty thì lựa chọn đoạn thị trường Hà nội, Hải phòng phù hợp với kinh doanh bánh tươi, các loại bánh kẹo cao cấp, các thị trường khác thì triển khai bán đa dạng hơn các loại kẹo, bánh Cookies, bánh snack là phù hợp. Với thị trường nông thôn thu nhập thấp thì các yêu cầu về sản phẩm phải phù hợp. Do đó chi phí sản xuất và các vấn đề khác sẽ không cao như ở các đoạn thị trường có thu nhập cao.
Để mở rộng thị trường công ty có thể xem xét đoạn thị trường mua sản phẩm với mục đích biếu tặng. Trong đoạn thị trường này cần phải phân biệt thành hai nhóm nhỏ. Đó là nhóm khách hàng là người tiêu dùng đơn lẻ, mua sản phẩm để biếu tặng người thân, bạn bè, đồng nghiệp… Nhóm khách hàng đơn lẻ này có thể mua bất kỳ khi nào, không riêng dịp lế tết. Nhóm khách hàng thứ hai là nhóm khách hàng các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp gọi chung là nhóm khách hàng tổ chức. Đối với nhóm khách hàng này mục đích mua là để thể hiện sự quan tâm tới người
thu, tết Nguyên Đán. Một trong những đặc điểm quan trọng của nhóm khách hàng này là lượng mua lớn và có kế hoạch rõ ràng. Đây là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng là một thách thức lớn trong quá trình thuyết phục và đàm phán với người quyết định mua sản phẩm.
Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn để phục vụ đoạn thị trường mới đã được xác định theo độ tuổi. Để sản phẩm mới thành công trên thị trường công ty cần tiến