Xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 86 - 102)

Tuy trong ma trận cạnh tranh hình ảnh không đề cập trực tiếp đến xây dựng văn hoá doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế cho thấy trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp là chìa khoá đi đến sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong tiến trình toàn cầu hoá, điều đáng lo ngại là chảy máu chất xám, các doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi: “điều gì khiến con người gắn bó với doanh nghiệp, điều gì làm cho doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời những người sáng lập? Đó chính là văn hoá doanh nghiệp. Theo lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Maslow, ở mức độ thấp người lao động mong muốn ở nhu cầu cơ bản, chắc là đồng lương/thu nhập có thể khiến họ dễ dàng đưa ra những quyết định cống hiến hay rời khỏi công ty, nhưng ở mức độ cao, nhu cầu tôn trọng và được thể hiện mình là điều quan trọng đối với nhân viên. Trong thực tế, doanh nghiệp như là gia đình thứ hai của người lao động. Vậy một môi trường làm việc tốt với đời sống văn hoá cao sẽ tạo điều kiện cho tài năng phát triển, nâng cao năng lực cá nhân, nhân tài và phát triển tinh thần đoàn kết của các thành viên…

Với truyền thống hơn 15 năm xây dựng và phát triển, công ty cam kết phục vụ dịch vụ cao hơn sự mong đợi của khách hàng và xem nhân viên là tài sản quý nhất của công ty. Toàn thể cán bộ, công nhân viên NAT&L đều được đối xử bình đẳng như nhau, trong một môi trường làm việc lành mạnh đó chính là gốc rễ của văn hoá NAT&L, văn hoá đó được thể hiện qua việc làm hàng ngày của mỗi cán bộ, công nhân viên thông qua cách đối xử với nhau, cách thể hiện mình với người tiêu dùng, bạn hàng, đối tác, trách nhiệm đối với công ty, xã hội và môi trường…

Điểm khác biệt trong văn hoá của NAT&L là một công ty đa quốc gia, với nhiều dân tộc, nhiều ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng khác nhau… vì vậy để tạo ra sự hoà đồng, thích nghi trong môi trường làm việc là cả một vấn đề khó khăn.

Để xây dựng và phát triển văn hoá NAT&L thì cần thực hiện các quy tắc trong ứng xử như sau:

- Ứng xử với nhau dựa trên sự tin cậy, lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và sự lạc quan, để thực hiện được điều này thì cần phải:

+ Duy trì môi trường làm việc bình đẳng, công bằng, không có sự phân biệt đối xử về dân tộc, màu da, giới tính…

+ Tạo điều kiện để thúc đẩy môi trường giao tiếp trên tinh thần cởi mở và chân thành

+ Coi trọng công nhân viên như tài sản quý giá của công ty - Hành động chính trực, thật thà và trách nhiệm.

+ Tránh các xung đột về quyền lợi

+ Thực hiện tốt quy chế bảo mật thông tin + Bảo vệ tài sản hữu hình của công ty

+ Sử dụng tài nguyên công nghệ thông tin một cách có trách nhiệm

- Duy trì được hình ảnh một doanh nghiệp tin cậy và đầy nhiệt huyết trong tâm trí bạn hàng và nhà cung cấp

+ Giao dịch theo đúng quy tắc đạo đức với nhà cung cấp và bạn hàng + Không cho quà và nhận quà một cách không phù hợp.

+ Tôn trọng bí mật kinh doanh và thông tin mật của doanh nghiệp. 3.2. Các kiến nghị

3.2.1 Chính phủ và UBND các cấp

- Nhà nước cần ban hành “Luật mía đường” hoặc văn bản pháp luật tương tự (dưới luật) cho riêng ngành đường, để quy định thống nhất các hoạt động của ngành đường.

- Cho phép thành lập các hiệp hội: người trồng mía thành lập hiệp hội người trồng mía; các nhà máy đường thành lập hiệp hội các nhà máy đường; chính phủ hoặc bộ thành lập “Cơ quan điều hành ngành mía đường” có sự tham gia đại diện của các bộ, ngành liên quan, đại diện hiệp hội người trồng mía, đại diện hiệp hội nhà máy đường và một số chuyên gia các ngành liên quan. Đây là công cụ để chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ngành mía đường và là công cụ để điều tiết hài hoà lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng.

- Thành lập thêm các viện nghiên cứu mía đường, ít nhất mỗi vùng nguyên liệu trọng điểm có một viện nghiên cứu. Đồng thời tạo cơ chế đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu khoa học mía đường, có thể trích một phần chi phí thu mua nguyên liệu để thành lập quỹ nghiên cứu. Cơ chế này sẽ tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ, ổn định lâu dài về quyền lợi và trách nhiệm giữa công tác sản xuất và nghiên cứu khoa học.

- Khắc phục các hạn chế về quy hoạch: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các cấp rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh và vùng nguyên liệu của từng nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến. Hỗ trợ khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành mía đường cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hiện có. Nghiên cứu và đưa ra áp dụng rộng rãi nhiều loại giống mía có năng suất, chất lượng cao. Phát minh và cải tiến công nghệ mới áp dụng vào thực tế sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến đường. Nhà nước tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân.

- Ngân sách nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nhập khẩu và nhân giống mía mới, đầu tư giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung và đầu tư hồ chứa nước các công trình thuỷ lợi đầu mối.

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng kế hoạch cân đối sản xuất và tiêu dùng để có giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội mía đường có biện pháp điều hành việc tiêu thụ đường trong nước phù hợp không để biến động mạnh về giá cả.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ tình trạng đường nhập lậu vào Việt Nam.

- Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà máy, công ty đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hoá và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.

- UBND các cấp kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường giữa các nhà máy, công ty đường.

3.2.2 Hiệp hội mía đường.

- Cần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội mía đường Việt Nam để thực hiện tốt và phối hợp với các nhà máy trong lĩnh vực tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại, khoa học, công nghệ và tiêu thụ mía, đường, tiến tới chủ động điều tiết, bình ổn thị trường, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng.

- Nghiên cứu xây dựng quỹ bảo hiểm sản xuất mía đường. Đối tượng tham gia bao gồm cả nhà sản xuất và người trồng mía.

3.3. Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm duy trì các lợi thế và năng lực cạnh tranh hiện có, như: Tập trung cải tiến công nghệ sản xuất, tăng hiệu sất thu hồi, tăng chất lượng sản phẩm; Thúc đẩy công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm; Duy trì sự ổn định và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, như: Tập trung phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu; Thực hiện chính sách bán hàng hợp lý, linh hoạt trong thanh toán; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Đồng thời luận văn cũng đề xuất những kiến nghị tới Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và Hiệp hội mía đường nhằm tạo hành lang pháp lý và các cơ chế chính sách minh bạch để các doanh nghiệp sản xuất mía đường từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một vấn đề tồn tại tất yếu của nền kinh tế thị trường. Lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách đánh giá lợi thế cạnh tranh và các yếu tố cơ bản tác động lên lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên gần như tất cả đều thống nhất là cạnh tranh là động lực phát triển của mọi nền kinh tế và phấn đấu để tăng cường lợi thế cạnh tranh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.

Đối với ngành sản xuất mía đường, theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết AFTA, CEPT, WTO... hạn ngạch thuế quan xoá bỏ dần, tiến tới tự do hoá thị trường theo xu hướng chung của thế giới nên cạnh tranh trong ngành mía đường sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, một mặt phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty trong nước mặt khác phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những giải pháp để công ty phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Luận văn tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, môi trường ngành mía đường Việt Nam, ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích các điều kiện bên trong của NAT&L, để có cơ sở đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất mía đường và năng lực cạnh tranh của NAT&L, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đem lại những đóng góp chính sau đây:

- Hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề như: Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh...

- Nghiên cứu đặc điểm của ngành sản xuất mía đường Việt Nam từ khi thực hiện chương trình mục tiêu “Một triệu tấn đường”, đây là cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của ngành sản xuất mía đường.

- Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong và ngoài ngành mía đường để kiểm nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên ngành sản xuất mía đường để làm cơ sở khoa học trong vấn đề cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho NAT&L.

- Phân tích các điều kiện bên trong- thực trạng của NAT&L, các đều kiện bên ngoài- môi trường kinh doanh của ngành sản xuất kinh doanh mía đường để từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua ý kiến chuyên gia trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L. Các giải pháp chủ yếu trong luận văn được chia thành 2 nhóm chính là: i) Các giải pháp nhằm duy trì các lợi thế và năng lực cạnh tranh hiện có ii) Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Và các kiến nghị.

Với những đóng góp chủ yếu trên đây, luận văn đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của NAT&L. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu các đối thủ trong nước và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho NAT&L chỉ mới chủ yếu mang tính nguyên tắc và định hướng. Trong quá trình thực hiện các lợi thế này cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1- PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg, Hà Nội.

3- Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle, Báo cáo Tài chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011.

4- Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

5- Fred R. David, Nhóm dịch giả, 2006, Khái luận về Quản trị chiến lược- Concepts of strategic management, Nhà xuất bản Thống kê.

6- Lê Công Hoa, 2006, Tạp chí công nghiệp, Số tháng 11

7- Lê Chí Hoà, 2007, Luận văn thạc sỹ: Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO.

8- Nguyễn Trọng Hoài, 2005, Phương pháp nghiên cứu định lượng, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

9- Lê Thành Long, 2009, Tài liệu Quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

10-Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, 2011, Chiến lược cạnh tranh- Competitive Strategy, Nhà xuất bản trẻ.

11-Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, 2009, Lợi thế cạnh tranh- Competitive Advantage, Nhà xuất bản trẻ.

12-PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, 2007, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam - Tạp chí cộng sản điện tử số 23(143). 13-Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, Nghiên cứu khoa học

trong Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

14-Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, Phân tích dữ liệu thống nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

15-Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Thống kê ứng dụng trong Kinh tế- Xã hội, NXB Thống kê.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:

16- Journal of Management (1991), Vol 17, No 1, page 99- 120. 17- Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press. 18- Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press. Website: http://agroviet.gov.vn; http://chinhphu.vn; http://mof.gov.vn; http://nhansuvietnam.vn; http://tapchicongsan.org.vn; http://vcci.com.vn; http://www.mba-15.com; http://www.doanhnhan.net.

PHỤ LỤC 01

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày ...…tháng …năm 2011

Kính chào quý ông/bà………

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh- Khóa 2009 của Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle”.

Sự đóng góp của ông/bà không chỉ rất quan trọng đối với kết quả nghiên cứu của tôi, mà còn giúp cho Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành mía đường nói chung có được những thông tin cần thiết và đầy đủ để họ có thể đưa ra những quyết sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 86 - 102)