Ngày 15/02/2007 Thủ tướng chính phủ ký Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010 là: diện tích mía 300.000 ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha, chữ đường bình quân 11CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn, tổng công suất nhà máy đường 105.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường công nghiệp đạt 1,4 triệu tấn.
- Về thực hiện quy hoạch chung
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu và thực hiện theo Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg [19]
TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ-TTg Thực tế đạt được đến tháng 6 năm 2011 So sánh (%) 1 Diện tích mía 300.000 ha 271.400 ha 90,5
2 Năng suất mía bình quân 65 tấn/ha 60,5 tấn/ha 93,1
3 Chữ đường bình quân 11 CCS 9,8 CCS 89,1
4 Sản lượng mía 19,5 triệu tấn 16,4 triệu tấn 84,1
5 Tổng công suất nhà máy 105.000 TMN 112.200 TMN 106,9 6 Sản lượng đường công nghiệp 1.400.000 tấn 1.150.460 tấn 82,2
Như vậy là đến năm 2011, ngoài công suất nhà máy, tất cả các chỉ tiêu đặt ra đều không đạt được. Đặc biệt là chất lượng mía và năng suất đường trên 1 ha quá thấp so với thế giới và các nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân căn bản làm hạn chế năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Trong những năm tới cần thực sự quan tâm, tập trung giải quyết để nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất mía đường.
- Kết quả sản xuất vụ ép 2010-2011
Vụ sản xuất 2010-2011, cả nước có 38 nhà máy đường hoạt động (trong bảng tổng hợp, nhà máy đường Đồng Xuân mới hoạt động được tính chung vào với KCP) với tổng công suất thiết kế là 112.200 TMN. Ngoài ra còn 2 nhà máy đã dừng sản xuất, đang di chuyển là nhà máy đường Quảng Phú đang di chuyển lên nhập với nhà máy đường An Khê- Gia Lai và nhà máy đường Tuyên Quang đang di dời lên Hàm Yên- Tuyên Quang. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt hơn 12,4 triệu tấn, sản xuất được 1.150.460 tấn đường. So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng 2,7 triệu tấn (28,1%), sản lượng đường tăng 255.000 tấn (28,7%).
Trong đó:
+ Miền Bắc: Tổng công suất thiết kế là 32.650 TMN (chiếm 29,1% so với cả nước), ép 2.630.600 tấn mía, được 286.400 tấn đường.
+ Miền Trung và Tây Nguyên: Tổng công suất thiết kế là 40.500 TMN (chiếm 36,1% so với cả nước), ép 4.546.200 tấn mía, được 423.190 tấn đường.
[19] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội
+ Miền Nam: Tổng công suất thiết kế là 39.050 TMN (chiếm 34,8% so với cả nước), ép 5.294.100 tấn mía, được 440.870 tấn đường.
- Tỷ lệ tiêu hao mía nguyên liệu bình quân:
Vụ 2010-11, khu vực miền Bắc có chất lượng mía tốt hơn nên tỷ lệ tiêu hao giảm, khu vực miền Trung và Tây Nguyên sản lượng mía tăng nhưng chất lượng mía đưa vào nhà máy giảm, đặc biệt là tạp chất rất nhiều nên tỷ lệ tiêu hao lại tăng lên, khu vực miền Nam thì vẫn giữ nguyên, vì vậy tỷ lệ tiêu hao mía bình quân của cả nước vụ này hầu như không được cải thiện vẫn ở mức 10,8 mía/1 đường như vụ trước.
Cụ thể ở từng vùng là:
+ Miền Bắc tiêu hao bình quân 9,2 mía/1 đường, vụ trước là 9,5 mía /1 đường; + Miền Trung và Tây nguyên tiêu hao bình quân 10,6 mía/1 đường, vụ trước là 10,5 mía/1 đường;
+ Miền Nam tiêu hao bình quân 12,0 mía/1 đường, tương đương vụ trước; Tỷ lệ phát huy công suất tính bình quân chung cả nước của các nhà máy đường đạt 74,8% tăng so với công suất 61,8% ở vụ trước.
Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả sản xuất của vụ ép 2010-2011 trong toàn quốc [20] Kết quả sản xuất vụ 10-11 TT Tên nhà máy Diện tích (Ha) Công suất TK (TMN) Sản lượng mía ép(T) Sản lượng đường (T) CẢ NƯỚC 229.616 112.200 12.470.900 1.150.460 Miền Bắc 58.521 32.650 2.630.600 286.400 1 Sơn Dương 4.099 2.150 221.700 21.600 2 Cao Bằng 1.974 1.000 105.400 10.600 3 Sơn La 3.053 1.500 125.500 13.500 4 Hoà Bình 1.050 1.000 58.000 5.500 5 Lam Sơn 12.640 7.000 756.700 91.000 6 Việt – Đài 9.689 6.000 386.800 40.450 7 Nông Cống 4.560 2.000 193.300 21.240
8 Nghệ An Tate & Lyle 15.050 9.000 427.000 48.000
9 Sông Lam 1.200 500 54.200 5.660
[20 ] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội
10 Sông Con 5.206 2.500 302.000 28.850 Miền Trung- Tây Nguyên 85.888 40.500 4.546.200 423.190
11 Phổ Phong 5.093 2.500 255.200 22.600 12 An Khê 14.000 7.000 728.000 70.300 13 Bình Định 8.000 3.000 494.000 47.500 14 KCP Phú Yên 14.000 6.000 779.000 63.000 15 Tuy Hoà 4.220 1.500 220.000 19.500 16 Ninh Hoà 7.393 3.000 395.000 39.000 17 Khánh Hoà 13.631 8.000 560.000 54.000 18 Gia Lai 5.238 2.500 290.500 26.450 19 Kon Tum 1.913 1.500 180.000 18.480 20 333 Đắc Lắc 4.700 1.800 250.000 24.000 21 Đắc Nông 4.000 1.500 208.000 23.430 22 Phan Rang 2.500 1.000 109.000 9.150 23 Sugar VN 1.200 1.200 77.500 5.780 Miền Nam 75.207 39.050 5.294.100 440.870 24 Biên Hoà Trị An 3.518 1.350 204.000 16.800 25 La Ngà 5.000 2.200 250.000 21.000 26 Hiệp Hoà 12.000 2.000 267.000 19.500 27 Biên Hòa TN 6.548 3.500 430.000 35.030 28 Bourbon TN 12.178 8.000 920.000 81.500 29 NIVL 8.000 4.500 655.000 49.000 30 Nước Trong 3.340 1.000 218.000 19.100 31 Sóc Trăng 6.553 2.500 370.000 31.500 32 Kiên Giang 2.095 1.000 104.000 7.140 33 Bến Tre 3.677 2.000 280.700 21.340 34 Cần Thơ 13.115 5.800 920.000 82.000 36 Long Mỹ Phát 2.950 2.000 187.400 14.510 37 Cà Mau 1.461 1.000 142.800 11.320 38 Trà Vinh 4.772 2.200 345.200 31.130
- Phân tích chi phí sản xuất mía
Dựa vào các đặc điểm chi phí mà người nông dân phải trả, các khoản chi phí này có thể chia thành các nhóm:
+ Chi phí đầu vào biến đổi: Chi phí này bao gồm các loại như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư khác. Toàn bộ chi phí này dự tính chiếm khoảng 30% trên tổng chi phí theo thời giá thị trường.
+ Chi phí lao động: Là toàn bộ hoạt động liên quan đến chuỗi tạo lập giá trị mía. Là chi phí lao động trồng, chăm sóc, cắt mía, bốc xếp… chi phí này chiếm khoảng 27% trên tổng chi phí.
+ Chi phí thu hoạch và vận tải: Mía đến độ thu hoạch sau khi cắt mía, mía được chuyển về nhà máy, tất cả chi phí này người nông dân phải chịu, chi phí cho phần việc này chiếm khoảng 26% trên tổng chi phí.
+ Chi phí thuê đất và chi phí khác: Chi phí trả tiền thuê/thuế đất, cũng như các chi phí để chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía chiếm khoảng 9% tổng chi phí.
+ Chi phí đầu tư cho hạ tầng: Để khuyến khích người nông dân trồng và cung cấp mía về nhà máy, cần phải có sự phối hợp đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu giữa chính quyền địa phưong, nhà máy và nông dân, giá trị vốn hoá tính hàng năm chiếm khoảng 8%.
Hình 2.1: Chi tiết chi phí sản xuất mía [21]
[21] Tổng hợp từ tác giả
- Phân tích chi phí sản xuất đường:
Để đơn giản chuỗi hoạt động sản xuất đường, chi phí sản xuất được chia thành 4 nhóm chính, như sau: Chi phí mía nguyên liệu; chi phí nhân công; chi phí khấu hao; chi phí bảo dưỡng và chi phí khác.
+ Chi phí mía nguyên liệu: Khoản này được tính bao gồm tất cả chi phí phải trả cho nông dân bao gồm giá mía và chi phí vận tải đến nhà máy, theo tổng hợp và phân tích của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi phí này khoảng 53% chi phí sản xuất.
+ Chi phí nhân công: Bao gồm tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp và lợi ích khác mà nhà sản xuất đường phải trả cho người lao động, khoản này chiếm khoảng 8% trong tổng chi phí.
+ Chi phí khấu hao: Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, hầu hết các nhà máy đường ở Việt Nam đều áp dụng cách tính khấu theo phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao giữa các nhà máy khác nhau, tuỳ thuộc vào dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên tỷ lệ bình quân chi phí khấu hao chiếm trong chi phí sản xuất khoảng 14%.
+ Chi phí bảo dưỡng và chi phí khác: Nhằm duy trì hoạt động ổn định của nhà máy, các khoản chi phí phải trả như, vật tư, phụ tùng thay thế, hoá chất, điện, dầu, bao bì…Các khoản chi phí này chiếm khoảng 25%.
Hình 2.2: Chi tiết chi phí sản xuất đường [22]
[22] Tổng hợp từ tác giả