Chính phủ và UBND các cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 87 - 88)

- Nhà nước cần ban hành “Luật mía đường” hoặc văn bản pháp luật tương tự (dưới luật) cho riêng ngành đường, để quy định thống nhất các hoạt động của ngành đường.

- Cho phép thành lập các hiệp hội: người trồng mía thành lập hiệp hội người trồng mía; các nhà máy đường thành lập hiệp hội các nhà máy đường; chính phủ hoặc bộ thành lập “Cơ quan điều hành ngành mía đường” có sự tham gia đại diện của các bộ, ngành liên quan, đại diện hiệp hội người trồng mía, đại diện hiệp hội nhà máy đường và một số chuyên gia các ngành liên quan. Đây là công cụ để chính phủ thực hiện việc hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ngành mía đường và là công cụ để điều tiết hài hoà lợi ích giữa người trồng mía, nhà sản xuất và người tiêu dùng.

- Thành lập thêm các viện nghiên cứu mía đường, ít nhất mỗi vùng nguyên liệu trọng điểm có một viện nghiên cứu. Đồng thời tạo cơ chế đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu khoa học mía đường, có thể trích một phần chi phí thu mua nguyên liệu để thành lập quỹ nghiên cứu. Cơ chế này sẽ tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ, ổn định lâu dài về quyền lợi và trách nhiệm giữa công tác sản xuất và nghiên cứu khoa học.

- Khắc phục các hạn chế về quy hoạch: Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các cấp rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh và vùng nguyên liệu của từng nhà máy phù hợp với quy hoạch phát triển cơ sở chế biến. Hỗ trợ khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.

- Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành mía đường cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực hiện có. Nghiên cứu và đưa ra áp dụng rộng rãi nhiều loại giống mía có năng suất, chất lượng cao. Phát minh và cải tiến công nghệ mới áp dụng vào thực tế sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất, chế biến đường. Nhà nước tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân.

- Ngân sách nhà nước cần hỗ trợ đầu tư nhập khẩu và nhân giống mía mới, đầu tư giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung và đầu tư hồ chứa nước các công trình thuỷ lợi đầu mối.

- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần xây dựng kế hoạch cân đối sản xuất và tiêu dùng để có giải pháp điều chỉnh sản xuất phù hợp; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội mía đường có biện pháp điều hành việc tiêu thụ đường trong nước phù hợp không để biến động mạnh về giá cả.

- Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ tình trạng đường nhập lậu vào Việt Nam.

- Chính phủ nên khuyến khích và tạo điều kiện để các nhà máy, công ty đường xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hoá và tăng cường xúc tiến thương mại mía đường.

- UBND các cấp kiểm tra giám sát chặt chẽ việc thực hiện ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Quy chế phối hợp trong sản xuất, tiêu thụ mía và đường giữa các nhà máy, công ty đường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 87 - 88)