Phân tích điều kiện bên ngoài Môi trường kinh doanh của NAT&L

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 48 - 102)

2.3.1.1 Môi trường vĩ mô

a) Môi trường Chính trị- Kinh tế quốc tế

Năm 2012, tình hình an ninh, chính trị thế giới tiếp tục có nhiều biến động hết sức phức tạp, khó dự đoán. Nhiều nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp tổ chức bầu cử và có hệ thống lãnh đạo mới hứa hẹn nhiều “tân chính sách” và nhiều bất ngờ xuyên suốt năm 2012. Sự thay đổi lãnh đạo ở bán đảo Triều Tiên, khi nhà lãnh đạo Kim Châng In (Kim Jong Il) ra đi có thể dẫn đến bất ổn ở đất nước này. Thế giới lại còn lo ngại về điểm nóng I- ran, chương trình hạt nhân và quan điểm cứng rắn của nước này sẽ tiếp tục là chủ đề quan tâm của thế giới trong năm 2012. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, việc Mỹ rút quân khỏi I-rắc và tình trạng chia rẽ bè phái tại I-rắc chính là mầm mống của một cuộc nội chiến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hai quốc gia Nam Á là Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan cũng nhận được dự báo là sẽ trở thành điểm nóng trong năm 2012, đặc biệt là Pa-ki-xtan với những mâu thuẫn nội bộ ngày càng tăng.

Về khu vực Trung Đông - Bắc Phi, rõ ràng hậu quả của các biến động vẫn vô cùng nặng nề. Điều này khiến bất ổn về chính trị, kinh tế của khu vực này chưa có nhiều biến chuyển ngay trong năm 2012. Chính sự thay đổi về mặt chính trị đã gây ra những khó khăn về kinh tế trong năm 2011, đặc biệt là ở Li-bi, Ai Cập và Tuy-ni-di. Dù dự báo là kinh tế toàn khu vực này sẽ phục hồi trong năm 2012, nhưng nhiều nền kinh tế vẫn trong điều kiện xấu hơn so với dưới thời chế độ cũ. Cuộc chiến ở Li-bi còn chưa hết mùi thuốc súng thì nguy cơ về một cuộc chiến mới tại Xy-ri đang đến rất gần. Điều này có thể dễ dàng suy ra từ thực tế những gì đã và đang diễn ra ở Trung Đông - Bắc Phi nói chung và ở Xy-ri nói riêng.

Trước tình hình cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn biến xấu, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra các dự báo mới về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và đề nghị các nước cần đưa ra các chính sách, hành động hiệu quả hơn. Theo đó, định chế tài chính này đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 xuống mức 2,5%, từ mức dự báo 3,6% đưa ra hồi tháng 6 năm ngoái.

Cũng theo báo cáo mới này, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2012 sẽ giảm xuống 2,2% từ mức 2,9%. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng giảm xuống 8,4% thay vì mức 8,7% trong lần dự báo giữa năm ngoái.

Các nước thành viên khu vực đồng Euro (Eurozone) đã bước vào năm 2012 với những trở ngại lớn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công. Dự báo mức tăng trưởng chỉ khoảng 0,1% cả năm.

Các nền kinh tế mới nổi dự báo mức tăng trưởng khoảng 4,7% năm.

Tuy nhiên trong trung và dài hạn dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà ổn định và tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 4,5% trong giai đoạn 2011-2020.[23]

b) Điều kiện tự nhiên và xã hội Việt Nam

Việt Nam nằm ở khu vực có số lượng dân cư đông, tiềm lực kinh tế mạnh và là khu vực có hoạt động kinh tế năng động và phát triển. Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển cây mía, về mặt tài nguyên tự nhiên như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây. Nước ta có đủ đất đồng bằng, lượng mưa nói chung là tốt (từ 1.400 mm đến 2.000 mm/năm), nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích hợp. Trên phạm vi cả nước, các vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt là Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng mía đường tốt và rất tốt.

[23] Tổng hợp từ tác giả

Nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam ngày càng tăng cao (năm 2012 khoảng 1,4 triệu tấn), do dân số tăng (khoảng 89 triệu người), GDP bình quân đầu người tăng (năm 2010 đạt 1.168 USD, năm 2015 phấn đấu đạt 2.000USD/người), các ngành công nghiệp chế biến sau đường và bên cạnh đường phát triển.

c. Chính sách và kinh tế vĩ mô của đất nước

Về chính trị và đường lối ngoại giao của chính phủ Việt Nam: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước…

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế; thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn; mở rộng thị trường xuất khẩu.

Với chính sách đổi mới của Đảng năm 1986, được xem là mốc hội nhập với kinh tế thế giới của Việt Nam, chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, thiết lập nền tảng cho quá trình cải tổ và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến tháng 7/1995 Việt Nam thành thành viên chính thức của ASEAN, năm 1996 tham gia Chương trình ưu đãi Thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khuôn khổ AFTA của ASEAN, năm 1996 cũng là năm Việt Nam trở thành sáng lập viên của Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM), năm 1998 Việt nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), và đặc biệt năm 2006 Việt Nam được được kết nạp vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), với việc chính thức trở thành thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội, triển vọng cũng như nhiều thách thức với nền kinh tế Việt Nam nói chung và các Doanh nghiệp nói riêng phải đối mặt. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 phấn đấu đạt từ 7- 7,5% /năm. [24]

Quá trình hội nhập vừa mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đồng thời cũng không ít thách thức trong cạnh tranh, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động trong quá trình hội nhập và phải nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển vững chắc và hiệu quả.

Để tạo hành lang pháp lý rõ ràng trong cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát huy lợi thế trong hội nhập đòi hỏi nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện các giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô.

Với việc thực hiện cam kết AFTA, WTO…về cắt giảm hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan, lộ trình bảo hộ đường sản xuất trong nước đã xoá dần, nó đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đường nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, tạo sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước. Đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước phải tìm kiếm lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

2.3.1.2 Môi trường ngành sản xuất kinh doanh mía đường

a) Quy hoạch vùng nguyên liệu

Thực hiện Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tường Chính phủ, kết quả phát triển nguyên liệu 4 vùng trọng điểm như sau:

Bảng 2.9: Diện tích vùng nguyên liệu và công suất ép [25 ]

TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ-TTg Thực tế đạt được đến tháng 6 năm 2011 So sánh (%)

+ Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa – Nghệ An)

1 Diện tích mía 80.000 ha 49.467ha 61,8

2 Tổng công suất nhà máy 35.000 TMN 27.000 TMN 77,1 + Vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (Phú Yên – Khánh Hòa – Gia Lai)

1 Diện tích mía 53.000 ha 60.160 ha 113,5

2 Tổng công suất nhà máy 16.300 TMN 28.000 TMN 171,8 + Vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh)

1 Diện tích mía 37.000 ha 25.426 ha 68,7

2 Tổng công suất nhà máy 14.900 TMN 12.500 TMN 83,9 + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Long An- Bến Tre- Trà Vinh- Sóc Trăng- Hậu Giang)

1 Diện tích mía 52.000 ha 51.574ha 99,2

2 Tổng công suất nhà máy 19.800 TMN 21.000 TMN 106,1

[25] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội

Về diện tích trồng mía và tổng công suất nhà máy thì vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ kết quả thực hiện còn cách xa các chỉ tiêu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đúng chỉ tiêu và vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đã vượt các chỉ tiêu đặt ra. Nguyên nhân vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vượt các chỉ tiêu đặt ra là do Công ty đường Quảng Ngãi những năm vừa qua đã tập trung di dời các nhà máy đường lên An Khê và phát triển An khê trở thành một vùng sản xuất mía đường lớn.

Từ thực tế và qua kết quả rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển mía, đường theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg cho thấy khó khăn lớn nhất của các nhà máy đường hiện nay vẫn là nguyên liệu. Liên tục 10 năm vừa qua năng suất, chất lượng mía không có gì đột biến lớn. Do năng suất, chất lượng mía thấp nên hiệu quả trồng mía kém hơn nhiều cây trồng khác, vùng nguyên liệu của các nhà máy luôn bị biến động và không ổn định.

b ) Nhà máy và công nghệ sản xuất

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu chính trong vụ sản xuất mía đường 2010/11 [26]

TT Chỉ tiêu ĐV tính Số lượng

1 Tổng công suất ép mía cây Tấn/ngày 112.200

2 Số nhà máy Cái 38

3 Sản lượng đường sản xuất Tấn 1.150.460

4 Sản lượng đường nhập khẩu Tấn 250.000

5 Sản lượng đường tiêu thụ Tấn 1.400.000

Các công nghệ mới trong chế biến đường và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch làm cho tỷ lệ thu hồi đường ngày càng được cải thiện.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lợi thế cho các doanh nghiệp mía đường khả năng tăng hiệu quả trong sản xuất.

c) Chính sách quản lý điều hành của chính phủ

[26 ] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội

Kể từ khi thực hiện chương trình mục tiêu “Một triệu tấn đường” Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để phát triển ngành công nghiệp mía đường còn non trẻ.

- Quyết định 194/1999/QĐ- TTg ngày 23/9/1999 về hỗ trợ lãi vay đầu tư nhà máy đường và giảm thuế giá trị gia tăng.

- Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 07/6/2000 hỗ trợ nhà máy đường 2 khoản:

+ Gia hạn các khoản vay đầu tư nhà máy đường lên 10 đến 15 năm và áp dụng lãi suất ưu đãi cho các khoản vay, lãi suất 3,5% năm;

+ Miễn thuế Giá trị gia tăng tương đương với số lỗ năm 1999 và năm 2000. - Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 về ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, là khung pháp lý để nhà máy và người nông dân thực hiện các cam kết đầu tư và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

- Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/3/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn cho nhà máy và công ty đường, cụ thể là:

+ Giảm thuế Giá trị gia tăng còn nợ năm 2003 với số giảm không vượt quá số lỗ luỹ kế.

+ Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vốn vay thương mại của các nhà máy đường. - Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Tài chính về các chính sách điều hành thị trường đường trong nước theo từng giai đoạn.

Các chính sách trên đây chính là sự bảo hộ của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy đường từng bước phát triển, tích luỹ các nguồn lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và thích nghi dần với quá trình hội nhập.

2.3.1.3 Thị trường tiêu thụ mía đường

Mức tiêu thụ đường bình quân của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình quân giai đoạn 1999- 2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1%/năm, năm 2010 mức tiêu thụ bình quân đạt khoảng 17,5 kg/người/năm.

Với dân số hơn 80 triệu người, Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng tiêu thụ đường.

2.3.1.4 Cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đường.

a) Đối thủ cạnh tranh hiện hữu

Bảng 2.11: Kết quả sản xuất kinh doanh vụ ép 2010/2011 [27]

TT Tên nhà máy Diện tích (Ha) Năng suất (T/ha) Chữ đường (CCS) Công suất thiết kế (TMN) Sản lượng mía ép (Tấn) Sản lượng đường (Tấn) Thị phần Bắc miền Trung Bắc miền Trung 48.345 27.000 2.120.000 235.200 100% Lam Sơn 12.640 60,0 10,2 7.000 756.700 91.000 38,69% Việt – Đài 9.689 39,9 10,5 6.000 386.800 40.450 17,20% Nông Cống 4.560 38,7 11,5 2.000 193.300 21.240 9,03% NAT&L 15.050 48,0 11,6 9.000 427.000 48.000 20,41% Sông Lam 1.200 45,0 10,0 500 54.200 5.660 2,41% Sông Con 5.206 58,0 11,2 2.500 302.000 28.850 12,27% b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Phần lớn trong 60 quốc gia sản xuất đường lớn trên thế giới đều có chính sách hạn ngạch thuế quan, chính sách bảo hộ hàng nông sản, với Việt Nam những bảo hộ này không còn nhiều. Chỉ riêng hạn ngạch và thuế nhập khẩu, theo lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất đường giảm dần từ 30% năm 2007 xuống còn 5% năm 2010. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng thêm 5% mỗi năm.

Theo Thông tư số 29/2011/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 4 năm 2011, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với sản phẩm đường sẽ giảm mạnh; mặt hàng đường thô hiện đang phải chịu mức thuế là 25% sẽ được giảm xuống còn 15%; đường tinh luyện mức thuế giảm tới 25%, từ 40% xuống chỉ còn 15%.

[27 ] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội

Đây chính là cơ hội để các công ty đường nước ngoài, đặc biệt là của Thái Lan xuất khẩu đường sang Việt Nam, cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp mía đường Việt Nam trong cạnh tranh với sản phẩm đường nhập khẩu.

c) Sản phẩm thay thế

Viện Công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất thành công ba loại đường từ phụ phẩm nông nghiệp như tinh bột sắn, lõi ngô, bã mía...các loại đường này, gọi là "đường chức năng" maltooligosacarit, B-glucan và xylitol, có thể dùng thay thế đường kính trong ngành công nghiệp thực phẩm.

2.3.1.5 Tổng hợp môi trường cạnh tranh ngành mía đường

Các yếu tố Quá khứ và hiện tại Dự báo những năm tới

Môi trường quốc tế

- Chính trị xã hội Diễn biến phức tạp Diễn biến phức tạp - Kinh tế Tăng trưởng thấp 3- 3,5% Tăng trưởng 4,5%

- Giá đường Không ổn định Duy trì ở mức trung bình và tăng chậm

- Nhu cầu đường Tăng trưởng nhanh Tăng khoảng 3% năm

Điều kiện tự nhiên và xã hội trong nước

- Điều kiện tự nhiên Đất đai quy hoạch vùng nguyên liệu đầy đủ- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Đất đai quy hoạch vùng nguyên liệu đầy đủ, thuận lợi- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Dân số Tăng trưởng đều Tăng trưởng đều

- Pháp luật Ổn định Ngày càng hoàn thiện hơn

Chính sách môi trường kinh tế vĩ mô

- Môi trường vĩ mô Hoàn thiện dần hành lang pháp lý

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 48 - 102)