Môi trường ngành sản xuất kinh doanh mía đường

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 51 - 53)

a) Quy hoạch vùng nguyên liệu

Thực hiện Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tường Chính phủ, kết quả phát triển nguyên liệu 4 vùng trọng điểm như sau:

Bảng 2.9: Diện tích vùng nguyên liệu và công suất ép [25 ]

TT Chỉ tiêu Theo QĐ số 26/2007/QĐ-TTg Thực tế đạt được đến tháng 6 năm 2011 So sánh (%)

+ Vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa – Nghệ An)

1 Diện tích mía 80.000 ha 49.467ha 61,8

2 Tổng công suất nhà máy 35.000 TMN 27.000 TMN 77,1 + Vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (Phú Yên – Khánh Hòa – Gia Lai)

1 Diện tích mía 53.000 ha 60.160 ha 113,5

2 Tổng công suất nhà máy 16.300 TMN 28.000 TMN 171,8 + Vùng Đông Nam Bộ (Tây Ninh)

1 Diện tích mía 37.000 ha 25.426 ha 68,7

2 Tổng công suất nhà máy 14.900 TMN 12.500 TMN 83,9 + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Long An- Bến Tre- Trà Vinh- Sóc Trăng- Hậu Giang)

1 Diện tích mía 52.000 ha 51.574ha 99,2

2 Tổng công suất nhà máy 19.800 TMN 21.000 TMN 106,1

[25] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội

Về diện tích trồng mía và tổng công suất nhà máy thì vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ kết quả thực hiện còn cách xa các chỉ tiêu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt đúng chỉ tiêu và vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đã vượt các chỉ tiêu đặt ra. Nguyên nhân vùng Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vượt các chỉ tiêu đặt ra là do Công ty đường Quảng Ngãi những năm vừa qua đã tập trung di dời các nhà máy đường lên An Khê và phát triển An khê trở thành một vùng sản xuất mía đường lớn.

Từ thực tế và qua kết quả rà soát việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển mía, đường theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg cho thấy khó khăn lớn nhất của các nhà máy đường hiện nay vẫn là nguyên liệu. Liên tục 10 năm vừa qua năng suất, chất lượng mía không có gì đột biến lớn. Do năng suất, chất lượng mía thấp nên hiệu quả trồng mía kém hơn nhiều cây trồng khác, vùng nguyên liệu của các nhà máy luôn bị biến động và không ổn định.

b ) Nhà máy và công nghệ sản xuất

Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu chính trong vụ sản xuất mía đường 2010/11 [26]

TT Chỉ tiêu ĐV tính Số lượng

1 Tổng công suất ép mía cây Tấn/ngày 112.200

2 Số nhà máy Cái 38

3 Sản lượng đường sản xuất Tấn 1.150.460

4 Sản lượng đường nhập khẩu Tấn 250.000

5 Sản lượng đường tiêu thụ Tấn 1.400.000

Các công nghệ mới trong chế biến đường và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch làm cho tỷ lệ thu hồi đường ngày càng được cải thiện.

Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã tạo ra những lợi thế cho các doanh nghiệp mía đường khả năng tăng hiệu quả trong sản xuất.

c) Chính sách quản lý điều hành của chính phủ

[26 ] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2011), “Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011 và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg”, Hà Nội

Kể từ khi thực hiện chương trình mục tiêu “Một triệu tấn đường” Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để phát triển ngành công nghiệp mía đường còn non trẻ.

- Quyết định 194/1999/QĐ- TTg ngày 23/9/1999 về hỗ trợ lãi vay đầu tư nhà máy đường và giảm thuế giá trị gia tăng.

- Quyết định số 65/2000/QĐ-TTg ngày 07/6/2000 hỗ trợ nhà máy đường 2 khoản:

+ Gia hạn các khoản vay đầu tư nhà máy đường lên 10 đến 15 năm và áp dụng lãi suất ưu đãi cho các khoản vay, lãi suất 3,5% năm;

+ Miễn thuế Giá trị gia tăng tương đương với số lỗ năm 1999 và năm 2000. - Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/7/2002 về ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, là khung pháp lý để nhà máy và người nông dân thực hiện các cam kết đầu tư và cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

- Quyết định số 28/2004/QĐ-TTg ngày 04/3/2004 về tổ chức lại sản xuất và thực hiện một số giải pháp xử lý khó khăn cho nhà máy và công ty đường, cụ thể là:

+ Giảm thuế Giá trị gia tăng còn nợ năm 2003 với số giảm không vượt quá số lỗ luỹ kế.

+ Hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vốn vay thương mại của các nhà máy đường. - Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương; Bộ Tài chính về các chính sách điều hành thị trường đường trong nước theo từng giai đoạn.

Các chính sách trên đây chính là sự bảo hộ của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà máy đường từng bước phát triển, tích luỹ các nguồn lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và thích nghi dần với quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)