Nền kinh tế thế giới sau những biến động lớn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008- 2010, bước sang năm 2011- 2012 tuy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp hay tình trạng “bong bóng” bất động sản ở Trung Quốc, đều là những nước có nền kinh tế phát triển. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là cũng gặp nhiều khó khăn, một trong những khó khăn lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là tình trạng lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 của Việt Nam đã lên đến gần 18,5%. Nguyên nhân chính của việc lạm phát tăng là do chi phí đẩy, các yếu tố đầu vào tăng như điện, nước, giá nguyên liệu đầu vào,… khiến cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle nói riêng gặp khó khăn trong việc duy trì giá bán sản phẩm nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Xét về tình hình ngành mía đường ở Việt Nam nói riêng, nhu cầu đường trong nước tăng là một thị trường tiềm năng để các nhà máy đường khai thác, tuy nhiên sức ép từ giá đường nhập khẩu và việc cấp hạn ngạch nhập khẩu đường của chính phủ cũng là điểm mà các nhà máy đường cần phải tính đến khi xác định định hướng phát triển cho công ty trong những năm tới. NAT&L ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, một mặt phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước, mặt khác phải cạnh tranh với các công ty đường lớn trên thế giới, đặc biệt là sản phẩm đường nhập lậu.
khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh nhằm xoá bỏ những bất lợi mà còn tìm ra các giải pháp để phát triển và tạo ra các lợi thế cạnh tranh bền vững. Để có lợi thế cạnh tranh bền vững, các doanh nghiệp không chỉ cần có năng lực cạnh tranh cao về từng mặt, mà còn cần có sự đồng bộ của tất cả các mặt đó. Vì vậy, điều quan trọng là cần có một tập hợp các giải pháp hỗ trợ và bổ sung cho nhau tạo nên sự hoàn chỉnh trong hệ thống chính sách kinh tế hoàn chỉnh.