Tập trung đầu tư phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 83 - 85)

Theo quy hoạch vùng nguyên liệu đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, tổng diện tích quy hoạch cho vùng mía nguyên liệu là: 22.500 ha tại 5 huyện trong tỉnh. Tuy nhiên tới vụ ép 2011/2012 chỉ có 13.500 ha được trồng mía với tổng sản lượng mía chuyển về nhà máy ép là: 605.150 tấn. Để phát triển mía nguyên liệu trên toàn vùng đã quy hoạch và để đảm bảo 1 đến 1,2 triệu tấn mía nhập về nhà máy công

ty cần quan tâm đầu tư thích đáng cho vùng sản xuất nguyên liệu, đồng thời tăng cường mối liên doanh liên kết chặt chẽ giữa nhà máy với các hộ nông dân và chính quyền địa phương các cấp. Nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đủ về số lượng, đáp ứng về tiêu chuẩn chất lượng cho chế biến từ đó làm hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm đường. Tiếp tục phát huy mô hình khuyến nông như hiện nay để tăng cường trao đổi thông tin, hướng dẫn chuyển giao kỷ thuật tiến bộ khoa học mới về giống mía, phòng trừ sâu bệnh…

Thực hiện ký kết và thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo Quyết định 80. Bên cạnh đó cần có sự phối kết hợp với chính quyền địa phương trong vùng nguyên liệu để thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt, cùng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy được thuận tiện, dễ dàng từ đó giảm đi các chi phí cần thiết trong trồng, vận chuyển mía…

Các giải pháp cụ thể:

- Thành lập trung tâm nghiên cứu mía và sản xuất mía giống

+ Nhập giống và thực hiện các thí nghiệm so sánh giống để chọn giống chống chịu sâu bệnh, có năng suất và chất lượng cao từ bên ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Úc, Trung tâm nghiên cứu giống mía Bến Cát…

+ Xử lý nước nóng, phục tráng các giống mía đã thoái hoá (ROC 10, My 5514).

+ Nhân nhanh các giống mới đã qua khảo nghiệm được lựa chọn để cung cấp cho nông dân.

- Thành lập xí nghiệp cơ giới hoá nông nghiệp

+ Nhập khẩu máy làm đất có công suất lớn hơn 100 mã lực để có thể cung cấp dịch vụ làm đất trồng mía cho nông dân.

+ Áp dụng kỹ thuật cày sâu, không lật hoặc cày 3 chảo.

+ Đưa cơ giới hoá vào áp dụng trong trồng và thu hoạch như: sử dụng máy trồng mía, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, máy nâng bốc mía và từng bước áp dụng thử nghiệm máy thu hoạch mía.

+ Từng bước áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ cao, đảm bảo chủ động trong khâu chống hạn và chăm sóc cây mía.

+ Cho nông dân vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp để làm đất, mua mía giống, phân bón, thuốc trừ sâu…

+ Tiếp tục làm trung gian thu nợ cho các công ty phân bón cho nông dân vay nợ phân bón chăm sóc mía.

+ Có chính sách thưởng cho các trưởng nhóm hợp đồng, ban chỉ đạo trồng mía xã/ huyện theo diện tích mía trồng mới và theo sản lượng mía nhập về nhà máy.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 83 - 85)