Thiết kế bảng câu hỏi/thang đo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 40 - 42)

Theo Michel E . Porter (1980), mức độ cạnh tranh một ngành phụ thuộc vào 5 tác lực cơ bản (như đã trình bày tại Chương 1). Trong ngành mía đường, ngoài các công ty sản xuất- những người tạo nên cung và khách hàng - những người tạo nên cầu, chủ thể kinh tế của ngành mía đường còn có chính phủ - người quy định cơ chế hoạt động của ngành mía đường . Vì vậy, ngoài 5 tác lực cơ bản, cạnh tranh trên ngành mía đường còn thêm yếu tố về chính sách của chính phủ, cụ thể:

1) Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Trong xu thế tự do hóa cạnh tranh, trong nhiều trường hợp không phải người tiêu dùng mà chính là các đối thủ cạnh tranh quyết định phải cung ứng sản phẩm/dịch vụ ra sao và với giá bao nhiêu. Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gồm:

(1)Mức độ tham gia của các công ty trong ngành sản xuất kinh doanh đường. (2) Năng lực cạnh tranh của các công ty đang sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên phân tích nguồn lực, gồm: Dây chuyền công nghệ sản xuất; chất lượng sản phẩm; hệ thống phân phối, độ ổn định về

nguồn; chất lượng dịch vụ; chính sách giá; hình ảnh và danh tiếng; nguồn nhân lực;

tiềm lực tài chính…

(3) Mức độ quan tâm (chiến lược) của họ đến ngành mía đường. (4) Mức độ ổn định của vùng nguyên liệu/sản lượng mía.

2) Các yếu tố về chính sách của chính phủ

Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định đến môi trường kinh doanh và mức độ cạnh tranh trên ngành mía đường, các chính sách bao gồm:

(1)Chính sách nhập khẩu, thuế (chính sách cạnh tranh). (2) Chủ trương cho phép thành lập các công ty mới. (3) Chính sách quản lý giá (đăng ký giá, % tăng giá...).

3) Các yếu tố về nhà cung cấp

Là các nhà cung cấp các hàng hoá, dịch vụ đầu vào cho ngành sản xuất mía đường, gồm các yếu tố:

(1) Áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất mía (năng suất, chất lượng cao…) hay công nghệ sản xuất đường (nhà chế tạo, vật tư, phụ tùng, trình độ công nghệ…).

(2) Sự đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong ngành mía đường (quy hoạch vùng nguyên liệu; hạ tầng giao thông vùng nguyên liệu, kho, bãi, phương tiện vận

chuyển, quản lý…), các dịch vụ phụ trợ cho việc cung ứng nguyên liệu mía và vận chuyển đường ...

(3) Áp lực của nhà cung cấp (nhà cung cấp trong và ngoài nước …).

4) Các yếu tố ảnh hưởng của khách hàng

Khách hàng là người quyết định sử dụng loại đường nào, khi đã quyết định sử dụng loại đường nào (RE; RS) thì sẽ lựa chọn nhà cung cấp nào…các yếu tố áp lực của khách hàng đó là:

(1) Nhu cầu/mức độ tăng trưởng của thị trường.

(2) Khả năng lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm có thể thay thế/lựa chọn khách hàng giữa các nhà cung cấp.

5) Các yếu tổ ảnh hưởng của phương tiện thay thế

Là những sản phẩm khác cũng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (xilytol, đường hoá học…), các yếu tố tổ ảnh hưởng của phương tiện thay thế gồm:

(1) Mức độ phát triển khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm thay thế không phải mía đường, như: đường củ cải, đường ngô, xilytol...

(2) Khả năng cạnh tranh các loại đường này với đường mía truyền thống.

6) Các yếu tố xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đây là những công ty có khả năng sẽ tham gia vào ngành mía đường hoặc có khả năng thành lập để gia nhập vào ngành. Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn gồm:

(1) Khả năng xuất hiện thêm các công ty nước ngoài trên ngành mía đường (năng lực cạnh tranh, mức độ quan tâm của các công ty này đến thị trường). Các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh mía đường lớn của nước ngoài như Mitr Phol (Thái Lan), Olam (Ấn Độ)…đang có xu thế thâm nhập vào thị trường Việt Nam khi cơ chế chính sách của chính phủ cho phép.

(2) Khả năng thành lập các công ty chuyên doanh mới trong nước.

7) Đánh giá về mức độ cạnh tranh trong ngành mía đường

Nhân tố này sử dụng để đánh giá một cách tổng quan nhất về mức độ cạnh tranh trong ngành mía đường Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên, phương pháp thảo luận nhóm với các chuyên gia trong ngành kinh doanh mía đường đã được thực hiện. Theo đó, thang đo đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên ngành mía đường Việt Nam, sơ bộ gồm 17 biến đo lường 7 thành phần (theo bảng câu hỏi đã thiết kế).

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 40 - 42)