Sau khi phân tích mức độ cạnh tranh của ngành, thì doanh nghiệp cần xem xét và phân tích xem năng lực cạnh tranh của mình ở mức độ nào so với các đối thủ hiện tại trong ngành. Chính vì thế việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được cho là chìa khoá mang lại những thành công trong doanh nghiệp. Thông thường đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh.
Phương pháp so sánh trực tiếp: phương pháp này phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với đối thủ cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể:
Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh: (Competitive Profile Matrix) là một phương pháp tiên tiến, giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình với các đối thủ trong ngành. Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp so sánh trực tiếp.
Trong việc xây dựng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh thì vấn đề quan trọng nhất là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đặc biệt là việc đưa ra các tiêu chí đánh giá sự ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Theo lý thuyết cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực
khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, dựa trên các tài liệu nghiên cứu về cạnh tranh, có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một công ty thường bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Theo một cuộc nghiên cứu về việc thực hiện theo dõi cạnh tranh của 1.200 công ty thì có hơn 10 thông tin được tìm kiếm nhiều nhất (Bảng 1.2)
Bảng 1.2: Một số thông tin đặc biệt cần tìm kiếm về cạnh tranh [15]
Loại thông tin Thứ tự (Tầm quan trọng)
Tỷ lệ các doanh nghiệp đồng ý về tầm quan trọng của thông tin
(%) Chính sách giá cả 1 79 Kế hoạch phát triển 2 54 Các chiến lược 3 52 Dữ liệu về chi phí 4 47 Thống kê bán hàng 5 46
Nghiên cứu và phát triển 6 41
Thiết kế sản phẩm 7 31
Quy trình sản xuất 8 30
Bằng sáng chế 9 22
Tài chính 10 20
Chính sách tiền lương và sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
11 20
Tuy nhiên do đặc thù từng doanh nghiệp, nên có thể chia ra những thông tin chủ yếu quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cụ thể như sau (Bảng 1.3).
Bảng 1.3: Một số thông tin cần tìm kiếm theo lĩnh vực [16]
TT Lĩnh vực Các thông tin cần tìm kiếm
Giá cả, chiết giá, thời hạn hợp đồng và bán hàng
Khối lượng bán, lịch sử và quá trình phát triển sản phẩm Số lượng và chất lượng sản phẩm
Chủng loại sản phẩm Thị phần
Chính sách và kế hoạch Marketing Quy mô và việc sử dụng lực lượng bán. 1 Marketing
Các kênh, chính sách và phương pháp phân phối Quy trình sản xuất
Công nghệ Chi phí sản xuất Khả năng sản xuất
Vị trí, quy mô của nhà máy và kho hàng Bao gói sản phẩm
Giao hàng 2 Sản xuất
Khả năng nghiên cứu và phát triển Đặc điểm của cán bộ chủ chốt Phẩm chất của cán bộ chủ chốt
Điều kiện tài chính và quá trình vận động của chúng Các chương chình phát triển và mua sắm
3
Tổ chức tài chính và các thông tin khác
Các dự án nghiên cứu.