Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 89 - 102)

Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm duy trì các lợi thế và năng lực cạnh tranh hiện có, như: Tập trung cải tiến công nghệ sản xuất, tăng hiệu sất thu hồi, tăng chất lượng sản phẩm; Thúc đẩy công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm; Duy trì sự ổn định và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có. Các nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, như: Tập trung phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu; Thực hiện chính sách bán hàng hợp lý, linh hoạt trong thanh toán; Xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Đồng thời luận văn cũng đề xuất những kiến nghị tới Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và Hiệp hội mía đường nhằm tạo hành lang pháp lý và các cơ chế chính sách minh bạch để các doanh nghiệp sản xuất mía đường từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một vấn đề tồn tại tất yếu của nền kinh tế thị trường. Lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách đánh giá lợi thế cạnh tranh và các yếu tố cơ bản tác động lên lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên gần như tất cả đều thống nhất là cạnh tranh là động lực phát triển của mọi nền kinh tế và phấn đấu để tăng cường lợi thế cạnh tranh là mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.

Đối với ngành sản xuất mía đường, theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế với các cam kết AFTA, CEPT, WTO... hạn ngạch thuế quan xoá bỏ dần, tiến tới tự do hoá thị trường theo xu hướng chung của thế giới nên cạnh tranh trong ngành mía đường sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn cả ở thị trường trong nước và quốc tế. Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, một mặt phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty trong nước mặt khác phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh là một trong những giải pháp để công ty phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Luận văn tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu khoa học về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, môi trường ngành mía đường Việt Nam, ma trận hình ảnh cạnh tranh, phân tích các điều kiện bên trong của NAT&L, để có cơ sở đánh giá được mức độ cạnh tranh trong ngành sản xuất mía đường và năng lực cạnh tranh của NAT&L, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn đã đem lại những đóng góp chính sau đây:

- Hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề như: Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter, ma trận hình ảnh cạnh tranh...

- Nghiên cứu đặc điểm của ngành sản xuất mía đường Việt Nam từ khi thực hiện chương trình mục tiêu “Một triệu tấn đường”, đây là cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của ngành sản xuất mía đường.

- Điều tra, phân tích ý kiến các chuyên gia trong và ngoài ngành mía đường để kiểm nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên ngành sản xuất mía đường để làm cơ sở khoa học trong vấn đề cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho NAT&L.

- Phân tích các điều kiện bên trong- thực trạng của NAT&L, các đều kiện bên ngoài- môi trường kinh doanh của ngành sản xuất kinh doanh mía đường để từ đó đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua ý kiến chuyên gia trên nền tảng lý thuyết ma trận hình ảnh cạnh tranh.

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của NAT&L. Các giải pháp chủ yếu trong luận văn được chia thành 2 nhóm chính là: i) Các giải pháp nhằm duy trì các lợi thế và năng lực cạnh tranh hiện có ii) Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Và các kiến nghị.

Với những đóng góp chủ yếu trên đây, luận văn đã hệ thống và bổ sung cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của NAT&L. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khác trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần vào hệ thống cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu các đối thủ trong nước và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho NAT&L chỉ mới chủ yếu mang tính nguyên tắc và định hướng. Trong quá trình thực hiện các lợi thế này cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo Tiếng Việt:

1- PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh (2007), Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo kết quả sản xuất mía đường vụ 2010- 2011và kết quả thực hiện Quyết định 26/2007/QĐ- TTg, Hà Nội.

3- Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle, Báo cáo Tài chính năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011.

4- Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

5- Fred R. David, Nhóm dịch giả, 2006, Khái luận về Quản trị chiến lược- Concepts of strategic management, Nhà xuất bản Thống kê.

6- Lê Công Hoa, 2006, Tạp chí công nghiệp, Số tháng 11

7- Lê Chí Hoà, 2007, Luận văn thạc sỹ: Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO.

8- Nguyễn Trọng Hoài, 2005, Phương pháp nghiên cứu định lượng, Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.

9- Lê Thành Long, 2009, Tài liệu Quản trị chiến lược, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh.

10-Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, 2011, Chiến lược cạnh tranh- Competitive Strategy, Nhà xuất bản trẻ.

11-Micheal E. Porter, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, 2009, Lợi thế cạnh tranh- Competitive Advantage, Nhà xuất bản trẻ.

12-PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, 2007, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam - Tạp chí cộng sản điện tử số 23(143). 13-Nguyễn Đình Thọ- Nguyễn Thị Mai Trang, 2009, Nghiên cứu khoa học

trong Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê.

14-Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, Phân tích dữ liệu thống nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

15-Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Thống kê ứng dụng trong Kinh tế- Xã hội, NXB Thống kê.

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh:

16- Journal of Management (1991), Vol 17, No 1, page 99- 120. 17- Micheal E. Porter (1980), Competitive Strategy, The Free Press. 18- Micheal E. Porter (1985), Competitive Advantage, The Free Press. Website: http://agroviet.gov.vn; http://chinhphu.vn; http://mof.gov.vn; http://nhansuvietnam.vn; http://tapchicongsan.org.vn; http://vcci.com.vn; http://www.mba-15.com; http://www.doanhnhan.net.

PHỤ LỤC 01

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày ...…tháng …năm 2011

Kính chào quý ông/bà………

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh- Khóa 2009 của Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle”.

Sự đóng góp của ông/bà không chỉ rất quan trọng đối với kết quả nghiên cứu của tôi, mà còn giúp cho Công ty mía đường Nghệ An Tate & Lyle nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành mía đường nói chung có được những thông tin cần thiết và đầy đủ để họ có thể đưa ra những quyết sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trong phiếu khảo sát này, không có quan điểm hay thái độ đúng/sai mà tất cả là những thông tin hữu ích. Ý kiến của Ông/Bà rất quan trọng và có ý nghĩa với đề tài nghiên cứu của tôi, vậy rất mong nhận được sự hỗ trợ thực sự của Ông/Bà bằng việc cho ý kiến dự báo của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong ngành mía đường.

Tôi xin cam kết những thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật. Trong trường hợp Ông/Bà quan tâm đến kết quả nghiên cứu, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của tôi dưới đây:

Nguyễn Mạnh Lợi

Công ty Mía đường Nghệ An Tate & Lyle

Địa chỉ: Km 50- QL 48, Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An. Di động: 0904 526 779 - Fax 0383 888 193

Email: loi.nguyenmanh@natl.com.vn.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ông/bà và trân trọng kính chào./. Nguyễn Mạnh Lợi

Học viên Lớp Cao học Quản trị kinh doanh Trường Đại học Nha Trang

BẢNG ĐIỀU TRA Ý KIẾN

VỀ MỨC ĐỘ CẠNH TRANH CỦA CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH MÍA ĐƯỜNG KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

THÔNG TIN CHUNG

1) Xin vui lòng đánh dấu “X” vào số thích hợp cho mỗi câu hỏi

Giới tính: Nam Nữ

Tuổi: Dưới 30 31-45 46-60 Trên 60

Cơ quan làm việc:……….

Hiệp hội mía đường/Quản lý nhà nước Doanh nghiệp Khác

Nghề nghiệp/chức vụ………

Lãnh đạo quản lý Nhà kinh tế Khác

Trình độ đào tạo (cao nhất) ………

Cao đẳng Đại học

Trên đại học Trình độ khác khác

Quốc tịch Việt nam Quốc tịch khác ………..

MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH MÍA ĐƯỜNG

2) Xin Ông (bà) vui lòng cho biết dự báo của mình về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên thị trường sản xuất kinh doanh mía đường.

Đánh dấu “X” vào số thích hợp với quy ước

5- Rất mạnh 4- Mạnh 3- Trung bình 2- Yếu 1- Rất yếu

Thang đo Ký

hiệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trên thị

trường sản xuất kinh doanh mía đường. 1 2 3 4 5

(1) Các yếu tố về đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường sản xuất kinh doanh mía đường

V.1- Năng lực cạnh tranh của các công ty đang sản xuất kinh doanh trên thị trường.

V.2- Mức độ quan tâm (chiến lược) của họ đến thị trường kinh doanh mía đường.

V.3- Mức độ tham gia của các công ty sản xuất và Công ty thương mại nhập khẩu trực tiếp trên thị trường (số lượng Công ty đang được cấp phép nhập khẩu)

V.4- Mức độ ổn định của vùng nguyên liệu/ sản lượng mía (2) Các yếu tố về chính sách kinh doanh mía đường của

Chính phủ

V.5- Chính sách nhập khẩu, thuế.

V.6- Chủ trương cho phép/không cho phép các Công ty mới được thành lập.

V.7- Chính sách quản lý giá (bao gồm giá trần, mức điều chỉnh, khoảng cách thời gian được thay đổi giá …).

(3) Các yếu tố về nhà cung cấp

V.8- Sự phát triển của khoa học công nghệ sản xuất đường (nhà chế tạo, vật tư, hoá chất, trình độ công nghệ…)

V.9- Sự đầu tư cơ sở hạ tầng trong ngành mía đường (vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông), các dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền cung ứng, các dịch vụ thương mại mía đường

V.10 Áp lực của nhà cung cấp (các nhà cung cấp nước ngoài, nhà cung cấp trong nước …)

(4) Các yếu tố ảnh hưởng của khách hàng V.11 Nhu cầu/Mức độ tăng trưởng của thị trường.

V.12 Khả năng lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm có thể thay thế/ lựa chọn của khách hàng giữa các nhà cung cấp

(5) Các yếu tổ ảnh hưởng của sản phẩm thay thế

V.13 Mức độ phát triển khoa học công nghệ và việc sử dụng các sản phẩm thay thế đường mía, như đường củ cải, xiro đường fructose ngô…

V.14 Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm mới này với sản phẩm đường truyền thống

(6) Các yếu tố xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

V.15 Khả năng xuất hiện thêm các côn g ty nước ngoài trong ngành mía đường

V.16 Khả năng thành lập các công ty liên doanh mới trong nước (7) Đánh giá chung về mức độ cạnh tranh trong ngành sản

xuất kinh doanh mía đường

Ghi chú:

- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh mía đường: gồm các yếu tố như: công suất ép; nguyên liệu; sản lượng đường; chất lượng đường; chính sách giá; quy mô kho; hình ảnh và danh tiếng của công ty; chất lượng lao động; tiềm lực tài chính…

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nghệ An, ngày ...…tháng …năm 2011

Kính chào quý ông/bà………

Tôi là học viên cao học ngành Quản trị Kinh doanh- Khóa 2009 của Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate & Lyle”.

Sự đóng góp của ông/bà không chỉ rất quan trọng đối với kết quả nghiên cứu của tôi, mà còn giúp cho Công ty Mía đường Nghệ An Tate & Lyle nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành mía đường nói chung có được những thông tin cần thiết và đầy đủ để họ có thể đưa ra những quyết sách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Trong phiếu khảo sát này, không có quan điểm hay thái độ đúng/sai mà tất cả là những thông tin hữu ích. Ý kiến của Ông/Bà rất quan trọng và có ý nghĩa với đề tài nghiên cứu của tôi, vậy rất mong nhận được sự hỗ trợ thực sự của Ông/Bà bằng việc cho ý kiến của mình vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành mía đường có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất mía đường trên địa bàn Bắc Trung Bộ.

Tôi xin cam kết những thông tin do Ông/Bà cung cấp sẽ được bảo mật. Trong trường hợp Ông/Bà quan tâm đến kết quả nghiên cứu, xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ của tôi dưới đây:

Nguyễn Mạnh Lợi

Công ty TNHH mía đường Nghệ An Tate & Lyle

Địa chỉ: Km 50- QL 48, Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An. Di động: 0904 526 779 - Fax 0383 888 193

Email: loi.nguyenmanh@natl.com.vn.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của ông/bà và trân trọng kính chào./. Nguyễn Mạnh Lợi

Học viên Lớp Cao học Quản trị kinh doanh Trường Đại học Nha Trang

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH MÍA ĐƯỜNG

Xin ông/bà cho biết ý kiến của mình về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mía đường bằng cách cho ý kiến của mình bằng cách cho điểm thích hợp và từng nội dung theo quy ước dưới đây:

5- Rất mạnh. 4- Mạnh. 3- Trung bình. 2- Yếu/. 1- Rất yếu/.

TT Lĩnh vực Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh mía đường

Ý kiến chuyên gia V.1- Giá cả linh hoạt (giá bán lẻ, buôn, giảm

giá….)

V.2- Chính sách hậu mãi (tổ chức tham quan, du lịch, tặng quà, khuyến mại…).

V.3- Số lượng và chất lượng sản phẩm V.4- Dịch vụ hỗ trợ bán hàng (trước, trong và

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty liên doanh mía đường nghệ an tate lyle (Trang 89 - 102)