Việt Nam là nước có điều kiện đất đai, thời tiết và khí hậu khá thích hợp cho việc phát triển cây mía, song do công nghiệp chế biến đường kém phát triển nên ngành sản xuất này ở nước ta thuộc loại nhỏ bé, lạc hậu.
Năm 1994 cả nước chỉ có 12 nhà máy đường hoạt động với công suất chế biến là 10.300 tấn mía/ngày, các nhà máy ép được 1,3 triệu tấn mía và sản xuất ra được gần 100.000 tấn đường/năm, nếu tính cả chế biến của các lò thủ công thì những năm đó cả nước ta sản xuất được khoảng 300.000 tấn đường. Chính phủ đã phải nhập khẩu thêm hàng vạn tấn đường trong năm để đáp ứng mức tiêu thụ bình quân đầu người là 6,7 kg/năm.
Trước tình hình nhu cầu tiêu thụ đường của người dân ngày một tăng, cả về số lượng và chất lượng, tháng 8 năm 1994, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xây dựng và sau đó trình Chính
phủ chương trình phát triển sản xuất mía đường ở Việt Nam đến năm 2000 với mục tiêu trồng 200.000 ha mía, sản xuất từ 1 đến 1,1 triệu tấn đường, đảm bảo bình quân đầu người đạt 13kg đường/năm. Chương trình này được Chính phủ phê duyệt và cho tiến hành triển khai từ năm 1995, gọi là chương trình mục tiêu “Một triệu tấn đường”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp nhận 44 dự án, gồm 22 dự án nhóm A và 22 dự án nhóm B, sau đó chỉ có 38 dự án được thẩm định (19 dự án nhóm A và 19 dự án nhóm B), tuy nhiên chỉ có 32 dự án đã được triển khai thực hiện. Để thực hiện chương trình này tính đến cuối năm 1999 số vốn tín dụng mà nhà nước đã đầu tư lên đến 1.848 tỷ đồng và vốn vay nước ngoài 262,73 triệu USD .
Tính đến năm 2000 cả nước đã có 44 nhà máy đường, với tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ ngày, gấp 8 lần so với năm 1994, trong đó miền Bắc có 13 nhà máy, tổng công suất 27.350 tấn/ngày, chiếm 33%; Miền Trung và Tây Nguyên 16 nhà máy, tổng công suất 24.450 tấn /ngày, chiếm 29,5%; Miền Nam có 15 nhà máy, tổng công suất 31.150 tấn/ngày, chiếm 37,5%.
Trong 44 nhà máy đường có 6 nhà máy liên doanh với nước ngoài với tổng công suất 27.500 tấn/ngày, chiếm 33% tổng công suất chế biến đường cả nước. Điều đáng nói là gần 80% các nhà máy đường mới được xây dựng ở những nơi có vùng nguyên liệu mía tập trung quy mô lớn và được trang bị công nghệ thiết bị hiện đại, 20% còn lại là thiết bị vào loại trung bình của thế giới và phù hợp với vùng nguyên liệu quy mô nhỏ, vùng sâu vùng xa.
Nhìn một cách tổng thể và đánh giá khách quan, chương trình mía đường đã thực hiện khá nhanh chóng và đạt được mục tiêu ban đầu đề ra, các kết quả mang lại là:
i) Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng trên 300.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có 30.000 ha vốn là đất hoang hoá.
ii) Đã hình thành được bốn vùng mía đường trọng điểm của đất nước là Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi và Tây Ninh, bốn vùng này chiếm đến 34% diện tích trồng mía và 54% công suất chế biến đường cả nước.
iii) Các nhà máy tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 1 triệu lao động nông nghiệp từ đó ổn định đời sống trên 2 triệu dân cư. Và các nhà máy đã thu hút hơn 35.000 công nhân chuyên nghiệp làm việc trong chế biến đường và các sản phẩm sau đường.
iv) Điều đáng nói là hàng năm đã sản xuất được trên 1 triệu tấn đường để cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước.
○ Thanh Hoa - Taiwan JV (6000 TCD)
○ Lam Son (8000 TCD)
NAT&L (UK) (9000 TCD)
○ Quang Ngai (4500 TCD) - collective of four mills
○ KCP (India) (8.000 TCD)
○ Cam Ranh (8.000 TCD)
○ ○ Binh Duong & La Nga (2000 TCD) Bourbon Tay Ninh (France) FDI (9.000 TCD) ○
Raw Tay Ninh (4.000 TCD) ○
○ Long An - Nagarjuna (India) FDI (5.000 TCD) Hiep Hoa (2000 TCD) ○
Bản đồ 2.1: Một số nhà máy đường lớn tại Việt Nam [18]