1.8.1 Tóm lược các giả thuyết đề xuất
Từ cơ sở các lý thuyết ở trên, một lần nữa có thể nhận định rằng có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức. Và các yếu tố này là không hoàn toàn giống nhau trong các nghiên cứu khác nhau. Với các yếu tố vừa được rút ra ở phần trên, các giả thuyết sau đây đã được đề xuất:
Nhân tố thứ nhất: Đặc điểm công việc (Ký hiệu: Congviec)
Giả thuyết 1 – H1: Đặc điểm công việc có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 1A – H1A: Đặc điểm công việc có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 1B – H1B: Đặc điểm công việc có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 1C – H1C: Đặc điểm công việc có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ hai: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp (Ký hiệu: phat trien)
Giả thuyết 2 – H2: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 2A – H2A: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 2B – H2B: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 2C – H2C: Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ ba: Sự trao quyền (Ký hiệu: traoquyen)
Giả thuyết 3 – H3: Sự trao quyền có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 3A – H3A: Sự trao quyền có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 3B – H3B: Sự trao quyền có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 3C – H3C: Sự trao quyền có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ tư: Tiền lương và sự công bằng (Ký hiệu: luongthuong)
Giả thuyết 4 – H4: Tiền lương và sự công bằng có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 4A – H4A: Tiền lương và sự công bằng có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 4B – H4B: Tiền lương và sự công bằng có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 4C – H4C: Tiền lương và sự công bằng có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ năm: Sự khen thưởng và công nhận thành tích (Ký hiệu: congnhan)
Giả thuyết 5 – H5: Sự khen thưởng và công nhận thành tích có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 5A – H5A: Sự khen thưởng và công nhận thành tích có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 5B – H5B: Sự khen thưởng và công nhận thành tích có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 5C – H5C: Sự khen thưởng và công nhận thành tích có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ sáu: Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp (Ký hiệu: hotro)
Giả thuyết 6 – H6: Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 6A – H6A: Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 6B – H6B: Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 6C – H6C: Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
Nhân tố thứ bảy: Chuẩn mực của tổ chức (Ký hiệu: chuanmuc)
Giả thuyết 7 – H7: Chuẩn mực của tổ chức có tác động tích cực đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 7A – H7A: Chuẩn mực của tổ chức có tác động tích cực đến lòng tự hào của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 7B – H7B: Chuẩn mực của tổ chức có tác động tích cực đến lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức.
Giả thuyết 7C – H7C: Chuẩn mực của tổ chức có tác động tích cực đến sự nỗ lực của nhân viên đối với tổ chức.
1.8.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ các giả thuyết đã nêu, mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày ở hình dưới đây:
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự gắn bó của nhân viên với tổ chức
Với mô hình đề xuất này, đề tài muốn trả lời các vấn đề sau: (1) Liệu nhân tố nào tác động đến sự gắn bó của CB CNV đối với trường? (2) Nhân tố nào tác động mạnh nhất đến sự gắn bó của CB CNV? (3) Liệu các nhân tố tác động đến sự gắn bó của CB CNV đối với trường có gì khác biệt đối với các tổ chức khác?
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này đề cập đến vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, tầm quan trọng của việc duy trì nguồn lực ấy, đồng thời cũng trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Ngoài ra, tác giả cũng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến gắn bó của nhân viên trong các tài liệu đã nghiên cứu trước đây. Đặc biệt, luận văn tích hợp một biến số mới vào nghiên cứu: các chuẩn mực của tổ chức. Từ đó, hình thành nên mô hình nghiên cứu đề xuất, làm cơ sở cho phần nghiên cứu tiếp theo.
Đặc điểm công việc
Cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp
Sự trao quyền
Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp
Tiền lương và sự công bằng
Sự khen thưởng và công nhận thành tích
Sự gắn bó của cán bộ công nhân viên đối với
tổ chức Chuẩn mực của tổ chức H1A,B,C H2A,B,C H3A,B,C H4A,B,C H5A,B,C H6A,B,C H7A,B,C
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1 Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. và Du lịch Nha Trang.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang tiền thân là Trường Lý luận nghiệp vụ Phú Khánh, được thành lập vào ngày 01/7/1978. Do yêu cầu phát triển chung của địa phương và nhu cầu đào tạo cán bộ ngành Văn hóa Nghệ thuật có trình độ trung học, ngày 08/01/1988, trường Lý luận nghiệp vụ Phú Khánh được nâng cấp thành Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Phú Khánh.
Năm 1989, Chính Phủ quyết định chia Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Bên cạnh đó do trường nằm trên địa bàn Khánh Hòa nên từ đó trường mang tên Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Khánh Hòa. Với sự phát triển nhanh về quy mô, ngành nghề đào tạo, trước nhu cầu của xã hội, vào ngày 05/7/2004, trường chính thức trở thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình đào tạo theo điều lệ trường Cao đẳng và Luật giáo dục. Năm 2005, nhà trường được vinh dự đón nhận phần thưởng cao quý của Nhà nước: Huân chương Lao động Hạng Ba và năm 2010, nhà trường đón nhận Huân chương Lao động Hạng nhì.
Hiện nay trường đào tạo trên 20 ngành với nhiều bậc học khác nhau: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học liên thông, các lớp ngắn hạn, bồi dưỡng… với cả hai hệ chính quy và tại chức. Ngoài cơ sở chính tại Nha Trang, trường mở rộng liên kết đào tạo với nhiều tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Daklak,… Là một trường Cao đẳng có quy mô lớn nhất tỉnh, trong những năm qua, trường không ngừng phát triển cả về quy mô, chuyên ngành đào tạo lẫn chất lượng đào tạo. Nhà trường đã xây dựng thương hiệu cho mình trong lĩnh vực đào tạo nghệ thuật dân tộc và du lịch; là nơi cung cấp nguồn nhân lực lớn cho khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
Nhà trường hiện có 8 khoa. Cụ thể: 1. Khoa Âm nhạc
2. Khoa Đại cương – nghiệp vụ văn hóa 3. Khoa Đào tạo bồi dưỡng – Tại chức
4. Khoa Du lịch
5. Khoa Lý luận chính trị 6. Khoa Mỹ thuật
7. Khoa Ngoại ngữ
8. Khoa Sân khấu điện ảnh, múa - Các phòng: 5 phòng. Cụ thể
1. Phòng Đào tạo – Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế 2. Phòng Công tác chính trị và Quản lý học sinh, sinh viên 3. Phòng Hành chính – Tổng hợp
4. Phòng Kế toán 5. Phòng thanh tra
- Các Trung tâm : 5 trung tâm. Cụ thể: 1. Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ
2. Trung tâm Thông tin tư liệu và khảo thí 3. Trung tâm thẩm định nghề VTOS 4. Trung tâm Thư viện
5. Trung tâm thực hành
2.2 Chức năng và nhiệm vụ của trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang lịch Nha Trang
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang là trường công lập, nằm trong hệ thống các trường Đại học - Cao đẳng của cả nước, trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý của Bộ Văn Hóa Thông Tin, Tổng cục Du lịch về nội dung đào tạo; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tài khoản và con dấu riêng.
Nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý quá trình đào tạo theo điều lệ trường Cao đẳng và Luật giáo dục. Nhà trường có chức năng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý và tác nghiệp các hoạt động Văn hoá Nghệ thuật - Du lịch có trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn. Từ năm 2004 đến nay, nhà trường không ngừng mở rộng và phát triển các chuyên ngành đào tạo, các loại hình đào tạo, cấp đào tạo và quy mô đào tạo.
Ngoài ra, nhà trường liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường Cao đẳng, Đại học, Học viện ở trong nước và quốc tế, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, sinh viên có trình độ đại học và sau đại học.
2.3 Tình hình về lao động và quản lý lao động
Ban giám hiệu nhà trường bao gồm:
Ông Hoàng Minh Tâm – hiệu trưởng: phụ trách chung, trực tiếp phụ trách công tác tổ chức nhân sự, xây dựng cơ bản, đào tạo chính quy, công tác tư tưởng chính trị, an ninh nội bộ, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các khoa Nghệ thuật và khoa Du lịch.
Bà Phạm Thị Huyền – phó hiệu trưởng: chỉ đạo công tác quản trị hành chính, phụ trách công tác nghiên cứu khoa học - quan hệ quốc tế, kiểm định chất lượng, phụ trách công tác đào tạo liên thông, liên kết, tại chức, bồi dưỡng nghiệp vụ - khoa Đào tạo và bồi dưỡng tại chức, chỉ đạo hoạt động trung tâm tin học ngoại ngữ.
Bà Nguyễn Thanh Hằng – phó hiệu trưởng: Phụ trách công tác quản lý học sinh – sinh viên, phụ trách công tác thi đua - khen thưởng, kiêm trưởng khoa Đại cương - Nghiệp vụ văn hóa, trực tiếp chỉ đạo hoạt động khoa Lý luận chính trị và khoa Ngoại ngữ.
2.3.1 Đặc điểm lao động tại trường
Những ngày đầu thành lập, trường còn khó khăn thiếu thốn về nhiều mặt, cơ sở vật chất chưa được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ giảng viên còn mỏng. Với số lượng cán bộ giảng viên chưa đến 10 người năm 1978, 52 người năm 2004, đến nay con số đó đã tăng gấp nhiều lần. Tính đến nay, đội ngũ cán bộ giảng viên đã lên tới con số 205, trong đó có 04 tiến sĩ, 88 thạc sĩ, gần 30 giảng viên hiện đang theo học thạc sĩ. Như vậy, số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên trong trường đang ngày càng được nâng cao.
Qua bảng 2.1 bên dưới ta thấy, về trình độ đào tạo: 4 người có trình độ tiến sĩ, chiếm tỷ lệ 1,95% (4/205); 88 người trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 42,93% (88/205); 101 người trình độ cử nhân, chiếm tỷ lệ 49,23% (101/205); 12 người trình độ cao đẳng hoặc trung cấp là nhân viên của phòng Tổ chức – Hành chính thuộc tổ Bảo vệ - Tạp vụ. Tất cả các giáo viên tại các khoa đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó, hai khoa chủ lực của trường là Âm nhạc và Du lịch được nhà trường ưu tiên thu hút nhiều giảng viên nhất.
Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự tại trường STT Nội dung Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Khác 1 Khoa Âm nhạc 30 0 5 25 0
2 Khoa Đại cương – nghiệp vụ văn
hóa 22 0 20 2 0
3 Khoa đào tạo bồi dưỡng tại chức 4 0 2 2 0
4 Khoa Du lịch 33 0 21 12 0
5 Khoa Lý luận chính trị 10 2 5 3 0
6 Khoa Mỹ thuật 23 0 7 16 0
7 Khoa Ngoại ngữ 28 2 17 9 0
8 Khoa Sân khấu Điện Ảnh, Múa 10 0 1 9 0
9 Lãnh đạo, Phòng ban, Trung tâm. 45 0 10 23 12
Tổng cộng 205 4 88 101 12
(Nguồn: website của trường)
Trong những năm qua, nhà trường không ngừng mở rộng chuyên ngành đào tạo, đa dạng hình thức đào tạo nên số lượng và chất lượng nguồn nhân lực tăng lên cùng mới sự gia tăng về quy mô và cơ cấu đào tạo của trường. Hơn nữa, trong bối cảnh các trường cao đẳng thành lập ngày càng nhiều và xu hướng của trường là phấn đấu nâng cấp thành trường đại học nên nhà trường cần phải có chính sách giữ chân, thu hút người tài để tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực.
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống cấp bậc quản lý
2.3.2 Công tác quản lý lao động tại trường
Công tác tuyển dụng
Trải qua 32 năm xây dựng và phát triển, trường đã không ngừng phấn đấu đi lên, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và du lịch, góp phần phục vụ sự nghiệp phát
Ban Giám hiệu
Các khoa Các phòng, ban Các trung tâm
Âm nhạc
Đại cương - NVVH
Đào tạo bồi dưỡng – Tại chức
Du lịch
Lý luận chính trị
Mỹ thuật
Ngoại ngữ
Sân khấu điện ảnh, múa Đào tạo – NCKH & QHQT Công tác chính trị & QLHS- SV Hành chính – Tổng hợp Kế toán Thanh tra Tin học – ngoại ngữ
Thông tin tư liệu & khảo thí
Thẩm định nghề VTOS
Thư viện
triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và khu vực. Nhà trường đang từng ngày nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng mở rộng quy mô, đa dạng hóa ngành nghề. Để có sự phát triển đó, công tác tuyển dụng lao động là vấn đề không thể thiếu đối với trường. Hơn nữa, cạnh tranh nhân viên giỏi đang là một vấn đề “nóng” trong xã hội ngày nay thì công tác tuyển dụng càng là một nhiệm vụ quan trọng đối với trường. Nhà trường tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau như: thông qua sự giới thiệu của tất cả cán bộ công nhân viên trong trường, hay từ các văn phòng tuyển dụng, các trung tâm giới thiệu việc làm, nhà trường cũng đăng tin tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông như ti vi, báo, đài, internet, hay từ việc tiếp xúc, liên hệ với một số trường học. Do thế mạnh của trường là đào tạo về nghiệp vụ du lịch (bàn, buồng, lễ tân, an ninh), các hoạt động nghệ thuật nên trường luôn mạnh dạn chiêu mộ những nghệ sĩ tài năng hay những nhân viên, quản lý chuyên nghiệp tại các khách sạn lớn, uy tín. Với phương châm của trường là “Học