Khái niệm động lực làm việc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận án

1.1. Lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc của người lao

1.1.2.2. Khái niệm động lực làm việc

Thuật ngữ “Động lực làm việc” được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, cách hiểu khác nhau tùy theo ngữ cảnh và bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội của từng quốc gia. Tức là, động lực làm việc là một khái niệm phong phú, đa chiều, vẫn chưa có sự thống nhất, có nhiều tranh cãi trong nhận thức khoa học, và cả khi vận dụng vào thực tiễn [2].

Theo Meyer và đtg (2004), có khoảng 140 định nghĩa được tìm thấy trong các tài liệu liên quan đến động lực làm việc. Điều này cho thấy rằng khơng có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi, theo Locke và Latham (2004), thì thuật ngữ động lực khơng phải lúc nào cũng được sử dụng đúng [57].

Theo Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điềm (2012), “Động lực làm việc

là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó” [16]. Bùi Anh Tuấn và Phạm Thuý Hương (2013)

cho rằng “Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người tích

cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động” [21].

Ngoài ra, động lực làm việc được xác định dựa trên cơ sở phân loại động lực bên trong và động lực bên ngoài. Ryan và Deci (2000) cho rằng, động lực bên trong liên quan đến việc thực hiện một hành vi vì hoạt động này rất thú vị và làm cho người thực hiện thỏa mãn một cách tự nhiên. Ngược lại, động lực bên ngoài liên quan đến việc tham gia vào một hoạt động vì nó dẫn đến một số kết quả cụ thể nào đó. Theo Pinder (1998), “động lực làm việc là một tập hợp năng lượng làm việc có

nguồn gốc bên trong và cả bên ngoài của một cá nhân để bắt đầu hành vi liên quan đến công việc, giúp xác định được cách thức, chiều hướng, cường độ và thời gian cho cơng việc đó”. Động lực làm việc của một người chịu tác động bởi cơng việc

và phần thưởng bên ngồi. Do đó, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc xây dựng hệ thống phần thưởng để thúc đẩy người lao động làm việc [57], [122].

Từ đó có thể hiểu: Động lực làm việc là một tập hợp các yếu tố người lao động dành cho công việc, biểu hiện thông qua cường độ, chiều hướng, và có tính ổn định theo thời gian để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Hướng tiếp cận nghiên cứu động lực làm việc trong luận án tương đồng theo quan điểm của Ryan và Deci (2000), nghiên cứu động lực làm việc phân thành động lực bên trong và động lực bên ngoài.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w