Tổ chức phục vụ buồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp (Nghề Chế biến món ăn Trung cấp) (Trang 40 - 41)

. Nhà vệ sinh

2.5. Tổ chức phục vụ buồng

Với nhiều khách sạn, để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách 24/7, thời gian làm việc của nhân viên buồng phòng thường được chia làm 3 ca:

- Ca 1: từ 6h30 đến 14h30 - Ca 2: 14h30 đến 22h30

- Ca 3: 22h30 đến 6h30 sáng hôm sau

Bên cạnh đó, cũng tùy vào từng khách sạn mà nhân viên có thể được chia làm việc theo ca gãy.

Khối lượng công việc của nhân viên buồng tương ứng với mỗi ca làm việc cũng có sự khác nhau:

Với ca 1: vì khối lượng cơng việc cần làm vào buổi sáng rất nhiều nên ca 1 thường có nhiều nhân viên hơn các ca khác. Nhân viên sẽđược phân chia làm vệ sinh phòng khách mới trả, phịng khách đang ở, phịng khơng có khách và phục vụ các dịch vụ bổ sung cho khách.

Với ca 2: khối lượng công việc ca chiều thường ít hơn ca sáng; các nhân viên được chia làm ca này đảm nhận làm nốt những công việc chưa được ca sáng thực hiện xong và làm vệ sinh những phòng khách mới trả.

Với ca 3: chủ yếu là trực đêm, dù cơng việc ít hơn nhưng lại mang tính chất phức tạp hơn so với 2 ca còn lại. Nhân viên buồng làm ca đêm sẽ cùng với giám sát trực tầng đi kiểm tra để đảm bảo an tồn cho khách, hỗ trợ khách khi có vấn đề nào đó xảy ra và phục vụ các dịch vụ bổ sung được khách yêu cầu. Do đó, mà các khách sạn thường ưu

CHE BIEN MON AN CÐNXD

tiên tuyển dụng nhân viên buồng làm việc là nam – nhanh nhẹn, có sức khỏe tốt để giải quyết nhanh các vấn đề đột xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tổ chức lao động và kỹ thuật nhà bếp (Nghề Chế biến món ăn Trung cấp) (Trang 40 - 41)