7. Cấu trúc của luận văn
1.1. Một số khái niệm:
1.1.3. Quản lý, quản lý lễ hội
Theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Theo nghĩa hẹp, quản lý là sự sắp đặt, trông nom công việc. Theo nghĩa thông thường, phổ biến nhất: “Quản lý là hoạt động tác động một các có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng để điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo những mục tiêu đề ra” [21].
Tác giả Nguyễn Minh Đạo (1997) cho rằng:
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng một hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng [21].
Quản lý lễ hội là khái niệm chỉ đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội. Để hiểu đúng về khái niệm này, chúng ta cần lưu tâm đến:
- Quy mô lễ hội: cấp làng, cấp xã, cấp quận (huyện), cấp tỉnh (thành phố), cấp quốc gia.
- Không gian tổ chức lễ hội: quần thể di tích lịch sử văn hóa nơi diễn ra các hoạt động chính trong lễ hội, quảng trường…
- Thời gian diễn ra lễ hội: theo mùa, hay theo thời khắc thiêng của nhân vật được phụng thờ ở di tích
- Chủ thể của lễ hội: nhà nước, người dân Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn:
Quản lý lễ hội là công việc của nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trọng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng, của cả nước nói chung[42].
Như vậy, quản lý lễ hội nhằm mục đích làm cho hoạt động diễn ra được vận hành theo đúng qui luật của văn hóa, nội dung của phần lễ phải phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nội dung của phần hội phải phù hợp và mang lại lợi ích sinh hoạt cho cộng đồng hiện tại. Dưới góc độ quản lý, việc bảo tồn lễ hội là làm thế nào để lễ hội tồn tại và phát huy những giá trị đặc sắc trong đời sống đương đại.
Từ phân tích trên, Quản lý nhà nước về lễ hội được hiểu là quá trình sử
dụng các công cụ quản lý, chính sách, pháp luật, các nghị định, chế tài, tổ chức bộ máy vận hành và các nguồn lực để kiểm soát, can thiệp vào các hoạt động của lễ hội bằng các phương thức thực hiện như: thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì việc thực hiện hệ thống chính sách, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế tài của nhà nước đã ban hành.