Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 80 - 84)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá kết quả quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội chưa theo kịp

tình hình thực tiễn, chậm xây dựng và điều chỉnh các văn bản của nhà nước về quản lý và tổ chức lễ hội, việc thực thi các văn bản chưa nghiêm. Do quy luật cung cầu, nhu cầu tiếp thị quảng bá sản phẩm hàng hóa thương mại thơng qua hoạt động lễ hội lấn át giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của lễ hội, mà chỉ mang về lợi ích kinh tế xu hướng thị trường hóa. Vẫn xảy ra tình trạng bn bán hàng rong gây mất cảnh quan, nạn cờ bạc trá hình đi cùng các trị chơi thiếu lành mạnh và sự gia tăng nguồn rác thải ô nhiễm môi trường trong khu vực diễn ra lễ hội, nhất là vào mùa lễ hội thì cơng tác quản lý dịch vụ, thanh kiểm tra thực sự chưa phát huy được hiệu quả.

Hai là, Bộ máy quản lý văn hóa nói chung và quản lý lễ hội nói riêng ở

huyện Lang Chánh còn khá mỏng, trải dài từ cấp huyện đến cấp xã, cấp thôn, làng. Số lượng cán bộ quản lý văn hóa có trình độ đúng chun mơn văn hóa và quản lý văn hóa ít, đặc biệt là tuyến xã, nhất là đội ngũ trực tiếp tham gia công tác tổ chức lễ hội lại càng từ nhiều thành phần kiêm nhiệm chuyển sang nên chủ yểu phải sử dụng kinh nghiệm để xử lý tình huống phát sinh trong công tác tổ chức lễ hội ở địa bàn.

Ba là, Đối với BTC lễ hội ở hầu hết các di tích lịch sử văn hóa ở huyện

Lang Chánh cũng có nhiều già làng trưởng bản người am hiểu về văn hóa vùng miền có trải qua lễ hội truyền thống xa xưa nhưng lại không có kinh nghiệm tổ chức nên khó để tổ chức lại 1 lễ hội quy mô cho bà con trong vùng.

Bốn là, nhận thức của nhân dân trong vùng còn quá thấp, do đa số là

người dân tộc thiểu số, nếp sống sinh hoạt khác biệt so với người Kinh, sự sắp xếp đồ đạc của họ có phần khác biệt mặc dù nhiều du khách đến tham dự lễ hội có ý kiến góp ý nhiều lần với BTC về công tác vệ sinh trong phạm vi khu vực diễn ra lễ hội, nhiều đồ đạc sinh hoạt của thủ nhang, thủ đền để tùy tiện gây lên hình ảnh phản cảm cho người tham dự lễ hội như chiếc khăn lau phơi ở sân hay chiếu bạt để chưa gọn ngàng, xe đạp, xe máy của các thành viên trong BTC còn cho vào tận nhà đại bái làm mất đi cái giá trị thiêng liêng của khu di tích. Đặc biệt sự bừa bộn này phải nói đến gian hậu cung là nơi uy linh, linh thiêng nhất mà phía dưới ngầm bệ thờ là hồng loạt các lọ lục bình cũ, xếp chồng, cho đến các đế gỗ để bát hương, các chóe nước, cốc nến đã dùng cũng được tập trung cất giữ ở đây.

Năm là, sự phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan chưa thật sự chặt

chẽ, chưa tạo nên sự thống nhất cao trong tổ chức và quản lý trong hoạt động thanh tra, kiểm tra lễ hội. một số nơi, ban tổ chức chưa thể hiện hết trách nhiệm, phối hợp chưa tốt, chưa kịp thời giải quyết, chấn chỉnh các tiêu cực diễn ra trong lễ hội. Chế tài xử phạt trong lĩnh vực lễ hội cịn thấp khơng đủ răn đe, nên những người lợi dụng trục lợi trong lễ hội dễ hay tái phạm. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, chính sách khuyến khích đối với những người trực tiếp tham gia cơng tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội ở cơ sở. Ngồi ra, tính pháp lý về mặt thời gian của các lễ hội trong tỉnh chưa được quy định vì vậy, việc thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa của địa phương chưa nhiều, chưa đúng với tiềm năng thực tế.

Sáu là, Lễ hội ở huyện Lang Chánh là cấp huyện nên nguồn tài chính

huy động trong việc tổ chức lễ hội còn hạn chế, eo hẹp. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng quy mơ, cũng như việc phục dựng lại các trị chơi dân gian, diễn xướng gắn liền với huyền tích của lễ hội chưa được tốt. Việc thực hiện chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức, quản lý lễ hội ở một số xã đơi khi vẫn cịn chưa mang tính liên tục, chưa sâu sát, vẫn mang nặng tính “lệ làng”.

* Tiểu kết chương 2

Tổ chức lễ hội tại huyện Lang Chánh không chỉ làm phong phú thêm văn hóa địa phương mà cịn là khoảng thời gian vui chơi giải trí của bà con nhân dân trong huyện sau khoảng thời gian lao động mệt nhọc. Lễ hội mang lại cho huyện Lang Chánh nhiều lợi ích, phát huy lịng tự hào dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng và cơ hội phát triển kinh tế địa phương, thông qua sự phân cấp quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương từ sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa đến Phịng VHTT huyện Lang Chánh, Ban VH-TT địa phương và các BTC lễ hội địa phương mà các lễ hội tại huyện Lang Chánh đã được tổ chức thuận lợi trong giai đoạn vừa qua. Các hoạt động quản lý lễ hội được cơ quan văn hóa tiến hành quản lý chặt chẽ, tạo mơi trường thơng thống cho lễ hội phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của mình. Để đảm bảo cho lế hội diễn ra, cộng động dân cư cũng tham gia hoạt động quản lý, hỗ trợ cùng cơ quan chức năng, BTC lễ hội trong các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở nhân dân, du khách nội quy lễ hội. Lực lượng thanh niên xã, lực lượng dân quân tự vệ, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh là những cánh tay đắc lực của BTC lễ hội trong công tác quản lý. Đồng thời cán bộ văn hóa cũng thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức quản lý lễ hội trước mỗi kỳ lễ hội địa phương diễn ra nhằm tập huấn tốt hơn các kế hoạch quản lý lễ hội. Nguồn lực tài chính sử dụng cho lễ hội được lấy từ ba nguồn là NSNN, ngân sách địa phương, ngân sách xã hội hóa, tuy không đủ nhưng cũng phần nào cho thấy sự quan tâm của nhà nước và xã hội đến văn hóa địa phương. Trong q trình lễ hội diễn ra, cơng tác an ninh trật tự, an tồn vệ sinh mơi trường, tệ nạn xã hội ... được quản lý chặt chẽ, đoàn thanh tra liên ngành của sở VH,TT&DL thường xuyên tiến hành kiểm tra, nhắc nhở, xử lý sai phạm nếu có để giải quyết kịp thời các vấn đề sảy ra. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức và quản lý lễ hội huyện Lang Chánh vẫn không tránh khỏi nhiều vấn đề tồn tại làm cho lễ hội tại địa phương thiếu đi đẹp vốn có và cần có giải pháp khắc phục ở giai đoạn tiếp theo.

Chương 3.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)