Thực trạng sử dụng các nguồn lực tài chính để bảo vệ và phát huy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 70 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

2.3.4. Thực trạng sử dụng các nguồn lực tài chính để bảo vệ và phát huy

huy giá trị của lễ hội

Quá trình nghiên cứu các lễ hội tại địa phương, chúng tơi đã tìm hiểu và phỏng vấn một số cán bộ văn hóa trên địa bàn, các thủ từ, thủ đền tại các khu di tích và một số cán bộ bảo an khu di tích thì được biết những người này trơng coi di tích, phục vụ lễ hội này đều dưới hình thức là tự nguyện, cơ bản khơng có lương thưởng của nhà nước mà chủ yếu là UBND huyện Lang Chánh trích một phần thu tại di tích để trả lương cho họ nên mức lương khá thấp.

Nguồn kinh phí cấp cho di sản và lễ hội tại các di sản hàng năm được thu từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho việc trùng tu bảo tồn di tích, nhang khói, nguồn ngân sách địa phương bổ sung thêm phần nhang khói, điện nước, trùng tu và nguồn xã hội hóa đóng góp từ sự thành kính của các tổ chức các nhân đối với di tích, lễ hội.

Bảng 2.2. Kinh phí hàng năm cấp cho cơng tác quản lý di sản và lễ hội tại huyện Lang Chánh giai đoạn 2016 - 2020

ĐVT:tỷ đồng

Kinh phí 2016 2017 2018 2019 2020

NSNN 1,97 1,98 2,05 2,16 2,02

NSĐP 0,62 0,64 0,67 0,58 0,58

Tổng 2,59 2,62 2,72 2,74 2,6

(Nguồn: UBND huyện Lang Chánh, Phòng VHTT huyện) Theo thống kê từ phòng VHTT huyện Lang Chánh tổng NSNN và NSĐP cho các hoạt động quản lý trùng tu di sản và tổ chức lễ hội 5 năm vừa qua giao động từ 2,59 tỷ đồng năm 2016, năm 2017 tăng lên 2,62 tỷ đồng, 2018 tăng lên 2,72 tỷ, năm 2019 là 2,27 tỷ và năm 2020 là 2,6 tỷ đồng. So với khối lượng di sản khổng lồ của huyện Lang Chánh thì nguồn ngân sách của trung ương và địa phương rót xuống khơng đảm bảo cho q trình bảo tổn, phát huy giá trị di sản

Đối với một số lễ hội và di tích đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh như lễ hội Chùa Mèo, quần thể du lịch thác Ma Hao thì nguồn NSNN đưa xuống cịn lớn có thể sử dụng đủ để sửa sang, trùng tu một số hạng mục trong quần thể di tích, nhưng đối với một số quần thể di tích địa phương chưa được cơng nhận, mặc dù mang giá trị văn hóa lớn nhưng cần phải chờ đợi kinh phí, xin ngân

sách nhà nước không phải lúc nào cũng sẵn sàng, Nguồn ngân sách địa phương lại yếu vì vậy các di tích, lễ hội mang tính địa phương trên địa bàn huyện nhờ nhiều vào sự hỗ trợ của xã hội hóa. Nhiều tổ chức cá nhân yêu quê hương đã khơng ngừng hỗ trợ, hàng năm đóng góp một lượng kinh phí lớn cho các di sản, lễ hội địa phương, như công ty TNHH Nam Hàm Rồng là cơng ty xây dựng địa phương, có tấm lịng hảo tâm và mỗi năm đều cung tiến một lượng lớn kinh phí trùng tu tượng thờ thành hồng làng cho hội làng Khụ III, và hội làng Khụ I. Theo thống kê của tác giả, giai đoạn 2016-2020, từ danh sách đóng góp của tổ chức, cá nhân hảo tâm cho việc bảo tồn, trùng tu, mở các lễ hội tại huyện Lang Chánh do UBND huyện Lang Chánh lưu giữ đến này, số tiền đã lên đến hàng chục tỷ đồng, nhiều lễ hội truyền thống nhờ vào sự đóng góp này mà được lưu giữ bảo tồn đến ngày nay.

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Nguồn đóng góp xã hội hóa cho lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

Đây là nguồn kinh phí bằng tiền từ các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp, có thể nhận thấy, năm 20119-2020 mặc dù lễ hội nhiều nơi không diễn ra hoặc diễn ra với quy mô nhỏ nhưng nhiều đơn vị vẫn đóng góp, tuy có ít hơn so với giai đoạn trước do tình hình kinh tế khó khăn nhưng cũng cho thấy tấm lòng của người dân với văn hóa truyền thống của q hương. Ngồi ra, hình thức ủng hộ khá đa dạng, ngồi việc ủng hộ bằng tiền, cịn có thể ủng hộ về vật chất như nguyên vật liệu xây dưng, ghế đá, cây xanh, các đồ thờ tự... cũng như ngày công tham gia các hoạt động trong lễ hội như tập duyệt, chính thức. Một ví dụ là năm 2018 cơng ty cổ phần vật liệu xây dựng đá xuất khẩu Tiến Lưu đã cung tiến miếu Căm 2000m2 đá xanh lát sân Miếu, cung tiến toàn bộ chi phi xây lát mặt Miếu và hoàn thiện theo yêu cầu của nhà chùa đảm bảo mỹ quan theo đúng văn hóa truyền thống Việt Nam.

Trong thời gia diễn ra lễ hội, ngoài các nguồn thu từ xã hội hóa cịn phải kể đến nguồn phí mà BTC lễ hội thu được từ các gian hàng lưu niệm được bày bán trong phạm vi lễ hội, các gian hàng này tuy nguồn thu nhỏ, không đáng kể nhưng cũng được sung và công quỹ theo đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước và công khai dân chủ minh bạch.

Các khoản thu nữa là tiền chông giữ xe cho du khách tham gia lễ hội, tiền thu từ hịm cơng đức, thu từ các loại vé vào di tích tham quan di tích, thu từ dịch vụ trị chơi thu phí, .... tất cả các nguồn này cũng đều được BTC lễ hội quyết tốn trừ chi phí trực tiếp, số cịn lại sẽ có giám sát và lập biên bản có chữ ký bàn giao cho phịng tài chính huyện Lang Chánh nộp vào kho bạc theo quy định để tiếp tục phân bổ cho các hoạt động quản lý di tích trên địa bàn.

Sử dụng nguồn ngân sách hợp lý là một yếu tố quan trọng của quản lý ngân sách lễ hội, mục tiêu đề ra của các lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh dựa trên nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ[17] theo nguyên tắc chi tiết kiệm, chi tập chung, chi đúng chi đủ cho các hoạt

động cần thiết của lễ hội tránh lãng phí nguồn ngân sách, lãng phí tâm huyết gửi gắm của nhân dân vào BTC lễ hội qua nguồn xã hội hóa. Phỏng vấn ơng Mai Quang Hóa, là người dân xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, đã có nhiều đóng góp cả cơng sức lẫn tiền bạc vào lễ hội Chá Mùn, ơng là người có cơng lớn trong việc hỗ trợ địa phương phục dựng lại nguyên vẹn phục dựng bối cảnh cúng thần trong phần đại lễ của lễ hội hàng năm, ông cho biết: “Chúng

tơi mong muốn đóng góp của mình được sử dụng đúng mục đích vào việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội, nếu những đóng góp đó được đảm bảo sẽ khơng bị lãng phí, thì chúng tơi sẵn sàng tiếp tục theo sự kêu gọi của chính quyền địa phương góp sức người sức của vì nền văn hóa cha ơng giàu mạnh”[phỏng vấn ngày 3/3/2021]

Về phát huy giá trị lễ hội huyện Lang Chánh: Nhìn chung các lễ hội thu

hút một lượng du khách thập phương đến tham quan. UBND huyện Lang Chánh coi các cơ sở tín ngưỡng, lễ hội là cơ sở để phát huy kinh tế địa phương nên đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền mời gọi du khách tới thăm quan. Qua các hoạt động tham gia lễ hội, những ngành nghề như ăn uống, dịch vụ nghỉ ngơi trong huyện có cơ hội phát triển. Giai đoạn 2016- 2020 thông kê từ các lễ hội hàng năm của huyện Lang Chánh có hàng nghìn du khách đến thăm quan tìm hiểu văn hóa địa phương, trong đó 30% du khách lưu trú dài ngày từ 2 ngày trở lên. Nguồn lợi từ những du khách này đã đóng góp khơng nhỏ vào hoạt động xây dựng văn hóa lễ hội huyện của huyện.

2.3.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

Thanh tra kiểm tra hoạt động quản lý lễ hội là biện pháp hữu hiệu để hạn chế các vi phạm trong hoạt động lễ hội. Cơng tác này phải địi hỏi phải có sự phối hợp giữa ngành VH,TT&DL với các ngành liên quan và chính quyền địa phương nơi có lễ hội Đó là thanh tra kiểm tra nhằm chấn chỉnh, xử lý các

các hiện tượng cờ bạc trá hình, cơng tác vệ sinh mơi trường, giá cả các dịch vụ ăn uống, chèo kéo khách du lịch.

UBND huyện Lang Chánh chỉ đạo phòng VH-TT huyện xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra lễ hội trên địa bàn với việc treo cờ tổ quốc, cờ hội, đặt hịm cơng đức, tính hợp pháp của nội dung kịch bản lễ hội, quy hoạch bãi giữ xe, quy hoạch khu vực gian hàng thương mại....công tác an ninh, vệ sinh môi trường, khu vực đốt vàng mã, đặt tiền thờ cúng, đặt lễ.... Đặc biệt các hoạt động mê tín dị đoan, xóc thẻ lên đồng là hoạt động bị cấm tuyệt đối tại lễ hội, đoàn thanh tra sẽ kiểm tra nghiêm ngặt các hoạt động trá hình và xử phạt nặng nếu phát hiện có vi phạm.

Trong giai đoạn 2016-2020 tất cả các lễ hội diễn ra tại địa bàn huyện Lang Chánh đều được UBND huyện phối hợp với sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa, cơng an huyện, Sở tài ngun, các cơ quan, đơ n vị liên quan thanh tra kiểm ra về an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường, cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm. Qua kiểm tra, liên ngành liên tục nhắc nhở BTC lễ hội thực hiện đúng các quy định của nhà nước, yêu cầu khu vực chông giữ xe thực hiện đúng quy định, khu vực thương mại giữ gìn vệ sinh an tồn thực phẩm, khơng xả rác, có biện pháp thu dọn rác thải trong ngày ngay trong kỳ lễ hội đang diễn ra. Tổng lượt kiểm tra trong 5 nắm là 25 lần bao gồm là thanh kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất, kết quả cho thấy:

Bảng 2.3. Hoạt động thanh tra xử lý vi phạm giai đoạn 2016 - 2020 Nội dung ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020

Xử phạt hành chính Cơ sở 6 5 7 4 2

Số tiền xử phạt nộp ngân sách Tr. đồng 21,4 21,5 19,6 23,5 15,6 Nhắc nhở vi phạm, tuyên

truyền Cơ sở 45 47 56 37 38

Công tác thanh, kiểm tra hoạt động lễ hội thời gian qua đã có sự gắn kết giữa chính quyền địa phương với các đơn vị quản lý văn hóa, từng bước đi vào nền nếp, thu hút tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý, tuy nhiên vẫn phát hiện nhiều sai phạm cần phải xử lý, dựa vào nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo đã thu hồi về cho ngân sách nhà nước hàng chục triệu đồng, tuy chưa có vụ việc nào bị xử lý hình sự nhưng cho thấy cơng tác quản lý lễ hội cịn nhiều lỗ hổng cần khắc phục.

Mặt khác, lễ hội là hoạt động liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng, lễ hội tại huyện Lang Chánh là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của nhân dân cịn nhiều hạn chế nên cơng tác thanh kiểm tra cịn gặp nhiều khó khăn chủ yếu nhắc nhở và tuyên truyền giáo dục. Một số cơ quan đơn vị phối hợp trong tổ chức và quản lý lễ hội tại huyện chưa phối hợp nhịp nhàng và chưa thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm chưa giải quyết kịp thời những phát sinh, chấn chỉnh vi phạm kịp thời trong lễ hội...

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)