Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5. Đánh giá kết quả quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

2.5.1. Kết quả đạt được

Quản lý Lễ hội ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sau nhiều năm phục dựng, tổ chức đã được đơng đảo nhân dân đón nhận và đi vào nề nếp, thỏa mãn nhu cầu thưởng lãm văn hóa cộng đồng cũng như vui chơi giải trí của bà con dân tộc Mường, Thái, Kinh trên địa bàn huyện, góp phần tạo nên sự kết nối cộng đồng, giúp nhân dân vững tin vào cuộc sống.

Nguồn nhân lực phục vụ cho mùa lễ hội là lực lượng đông đảo bao gồm nhiều thành phần, khơng chỉ riêng cán bộ văn hóa có trách nhiệm tổ chức lễ hội cho nhân dân mà ngay cả bà con nhân dân cũng nỗ lực tham gia quản lý cùng BTC, ý thức trách nhiệm của các thành viên trong BTC lễ hội rất đáng

được ghi nhận bởi đây là nguồn lực chính trong việc tổ chức lễ hội. Các thành viên trong BTC lễ hội, cộng đồng dân cư luôn gắn trách nhiệm với di tích, với các hoạt động diễn ra trong lễ hội, những cá nhân tham gia hoạt động tổ chức lễ hội chủ động phân ca túc trực ngày đêm, hướng dẫn nhiệt tình chu đáo khách thập phương chiêm bái, lễ thánh, tham quan, và tổ chức các hoạt động theo đúng nội quy của BTC đề ra tạo nên hình ảnh tốt đẹp về hình ảnh lễ hội an tồn, văn minh, lịch sự.

Thành tựu nữa trong hoạt động quản lý lễ hội mà huyện Lang Chánh đạt được thời gian qua là công tác xây dựng quy hoạch, tổ chức thực hiện quy hoạch diễn ra khá khớp và bài bản, nằm trong tầm kiểm sốt, BTC lễ hội ln chủ động trong mọi tình huống. Các phương án trong những ngày diễn ra lễ hội đều được BTC lên kế hoạch, có phương án dự phịng, đảm bảo kế hoạch được thực hiện tốt nhất, khắc phục kịp thời những rủi ro nếu không may sảy ra. Giai đoạn 2016 -2020 các lễ hội trên địa bàn không ghi nhận một hiện tượng lỗi sai phạm nào từ phía BTC lễ hội trong q trình tiến hành các hoạt động nghi lễ tễ cúng thần linh, thực hiện các nghi thức truyền thống văn hóa.

Cán bộ văn hóa cơ sở tham gia quản lý lễ hội luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình, coi đó là trách nhiệm cũng như là thử thách về chuyên môn, vận dụng những kiến thức được tập huấn và kinh nghiệm thực tiễn họ đã điều hành các hoạt động trong lễ hội một cách quy củ, có kiểm sốt, tạo được niềm tin cho quần thể nhân dân. Từ đó mà cơng tác vận động nguồn lực xã hội hóa tài chính cho mùa lễ hội trở nên dễ dàng hơn so với giai đoạn trước đây.

Đồng thời, đời sống nhân dân huyện Lang Chánh cũng đang dần khá hơn, nhu cầu về thưởng thức thức nghệ thuật, hướng về cội nguồn ngày càng lớn, phòng VH-TT huyện Lang Chánh thường xuyên kết hợp với hệ thống phát thanh các xã tuyên truyền công tác bảo vệ, bảo tồn tơn tạo di tích, tổ chức quản lý lễ hội đến với người dân, để từ đó mọi người nâng cao ý thức trách nhiệm và người dân sẵn sàng quyên góp sức người sức của cho văn hóa

q hương được phát triển. Chính điều này đã tác động để thực hiện tốt công tác xã hội hóa.

BTC lễ hội các xã cũng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như công an xã, quản lý thị trường thường xuyên kiểm điểm, rút kinh nghiệm từ các mùa lễ hội trước, thắt chặt hơn công tác kiểm tra đối với các hộ kinh doanh dịch vụ thương mại vào mùa lễ hội, buộc các hộ kinh doanh phải có giấy phép, tránh tình trạng người nơi khác trà trộn bn bán kinh doanh nhiều mặt hàng trong danh sách cấm, gây mất trật tự an ninh ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng loa phát thanh, cộng đồng dân cư, lực lượng dân quân tự vệ, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội thanh niên hỗ trợ trong các hoạt động quản lý, tuyên truyền nhân dân khơng vứt rác bừa bãi, có trách nhiệm giữ gìn cảnh quan quan khu du tích, khơng lấn chiếm, cư xử văn minh với du khách... tạo ấn tượng tốt với du khách tới lễ hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)