Chủ thể quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 51 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Chủ thể quản lý

Có thể thấy chủ thể quản lý lễ hội hay quản lý di sản văn hóa của huyện Lang Cháng cơ bản được thống nhất theo các cấp từ tỉnh tới địa phương. Các chủ thể bao gồm: Sở VH&TTDL tỉnh Thanh Hóa, Phịng VH&TT huyện Lang Chánh, Ban VH-TT địa phương huyện, Ban tổ chức lễ hội.

Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý hoạt động lễ hội

Để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội góp phần gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện Lang Chánh, Ban Quản lý di tích huyện Lang Chánh đã phối hợp với các cơ quan, bộ phận khác có liên quan trong việc quản lý các hoạt động của lễ hội tại địa bàn huyện thực hiện một số các hoạt động quản lý đúng theo các văn bản pháp lý của nhà nước quy định, thống nhất trình tự từ trên xuống dưới.

2.1.1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá (VH, TT&DL)

Sở là cơ quan tham mưu của UBND tỉnh Thanh Hóa về vấn đề văn hóa, thể thao và du lịch, nhận nhiệm vụ chuyên môn trực tiếp từ Bộ VH, TT&DL. Sở VH, TT&DL làm việc theo các văn bản pháp luật. Tổ chức thực hiện quy

Ban VH- TT địa phương

Ban Tổ Chức lễ hội địa phương UBND xã

Phòng VH – TT huyện

UBND huyện Lang Chánh

Sở VH,TT&DL

chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá lễ hội ở địa phương sau khi được phê duyệt; Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hoá lễ hội ở địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá lễ hội trên địa bàn; Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hố và danh lam thắng cảnh ở địa phương....

2.1.2. Phịng Văn hố và Thơng tin huyện Lang Chánh (VH &TT)

Phòng VH&TT chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH,TTDL, Sở TT & TT.

Phịng VH& TT huyện có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện QLNN về lễ hội văn hóa; bảo vệ các lễ hội di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên lễ hội, môi trường lễ hội, điểm lễ hội trên địa bàn huyện; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các di tích lịch sử, lễ hội thuộc phạm vi quản lý của Phòng trên địa bàn huyện.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, lễ hội trên địa bàn huyện; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của cơng dân về lĩnh vực văn hóa theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Ban Văn hố - Thơng tin tại các địa phương trên địa bàn huyện

Giúp UBND địa phương trong việc thông tin tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, tình hình về hoạt động lễ hội. Tổ chức các hoạt động trong lễ hội, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh tại lễ hội địa phương, tham gia xây dựng các điểm vui chơi giải trí và ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động đồi trụy dưới hình thức văn hố nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở lễ hội địa phương.

Giúp UBND địa phương trong việc tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động trong lễ hội như hoạt động xã hội hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hố, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật tại các lễ hội đang diễn ra tại đang địa phương.

- Lập chương trình, kế hoạch quản lý lễ hội và tổ chức thực hiện chương trình lễ hội tại địa phương khi chương trình đã được duyệt.

2.1.4. Ban Tổ chức lễ hội tại địa phương

Ban đầu, UBND huyện Lang Chánh giao cho UBND các xã có di tích, danh thắng trực tiếp bảo vệ để thực hiện nhiệm vụ phát huy thế mạnh. Ban quản lý di tích, danh thắng các xã được thành lập do đồng chí Chủ tịch xã làm trưởng ban. Hàng ngày các khu vực của khu di tích đều có người trơng coi bảo quản. Khi vào kỳ hội với hàng vạn người đến tham quan thì Ban quản lý phối hợp cùng với lực lượng công an xã bảo vệ rất chu đáo. Tuy nhiên, số lượng du khách hành hương xa gần về rất đông nên UBND huyện Lang Chánh đã quyết định thành lập thêm Ban tổ chức (BTC) lễ hội vào mỗi kỳ lễ hội diễn ra. Do Trực tiếp Đồng Chí Chủ tịch xã làm Trưởng ban, đồng chí trưởng Ban VH-TT địa phương làm phó ban tổ chức lễ hội nhằm đề cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ giá trị di tích trong giai đoạn diễn ra lễ hội. BTC lễ hội phải làm việc trên nguyên tắc chung như sau:

+ Thực hiện theo Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn quy định của Nhà nước về bảo tồn phát huy giá trị di sản.

+ Phối hợp cùng các đơn vị, cơ quan chức năng và công dân bảo vệ và gìn giữ nét truyền thống tơn nghiêm của lễ hội đồng thời phát huy giá trị văn hóa.

+ Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Bài trừ tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu tại lễ hội.

+ BTC có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý di tích huyện Lang Chánh để bảo vệ và quản lý cơ sở vật chất, tài sản, đảm bảo tốt an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường bên trong và ngồi khu lễ hội. BTC được phép tổ chức các hoạt động dịch vụ, thu phí dịch vụ ngồi khn viên lễ hội theo quy định, Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện trưng bày các gian hàng Thổ cẩm, chăn, nệm, gối, khăn, áo, túi các loại của dân tộc Thái, Mường. Các sản phẩm đan lát như: Mâm mây, ghế mây… yêu cầu phải đa dạng các sản phẩm, có niêm yết giá cụ thể trên các sản phẩm, cần hướng dẫn kỹ năng cho người bán hàng.

+ BTC lễ hội có trách nhiệm phát hành các phiếu công đức, thu, bán vé trông giữ xe, vé tham quan lễ hội theo quy định của Nhà nước và quản lý sử dụng các nguồn thu theo văn bản hướng dẫn của Sở tài chính, Bộ VH-TT về chế độ thu nộp, sử dụng theo quy định.

BTC lễ hội có trách nhiệm lên chương trình tổng quan, giới thiệu di tích văn hóa, lễ hội cho du khách gần xa. Tiến hành treo bảng biển tóm tắt giá trị di tích đến với du khách, giới thiệu các tích truyện truyền kỳ của di tích để du khách hiểu hơn về di tích. Đồng thời treo các quyết định xếp hạng di tích được UBND tỉnh Thanh Hóa trao tặng, các nội quy bảo vệ di tích, bảng biểu hướng dẫn dâng hương, nội quy đến lễ hội, các quy định chung.....Nhìn chung, sự chu đáo này đã tạo thuận tiện cho du khách đến với lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh,du khách không cảm thấy bị lạc lõng với những phong tục địa phương, các quy định của lễ hội đều được BTC hướng dẫn tận tình, chu đáo.

2.1.5. Cộng đồng dân cư

Theo truyền thống, đối với lễ hội dân gian thì các nghi thức, chương trình, kịch bản chủ yếu được lưu truyền qua trí nhớ của nhiều thế hệ. BTC lễ hội cần có sự tham gia của những người lớn tuổi có uy tín trong cộng đồng, được cộng đồng tín nhiệm trao quyền thực hiện các vai trò chủ yếu (chánh

bái, chánh lễ...). Trong q trình tổ chức lễ hội lại có sự giám sát, điều chỉnh của cộng đồng dân cư. Những nghi thức, nghi lễ chưa đúng sẽ được cộng đồng góp ý điều chỉnh, những thủ tục cịn thiếu sẽ được bổ sung, từ đó các giá trị văn hoá truyền thống trong lễ hội được cộng đồng bảo tồn, gìn giữ.

Vai trị của cộng đồng trong lễ hội đã được chứng minh qua q trình lịch sử. Trong cơng tác quản lý, cộng đồng dân cư huyện Lang Chánh là lực

lượng có vai trị quyết định đến sự thành cơng của lễ hội. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ văn hóa thơn bản, các đồn viên thanh niên, hội phụ nữ huyện, hội cựu chiến binh,....ln có mắt ngay tại lễ hội đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tạo nên sức mạnh cộng đồng giúp các lễ hội giữ gìn được an ninh trật tư, đảm bảo sự ổn định trong các tiết mục lễ và hội. Cộng đồng dân cư đã hộ trợ các đơn vị quản lý nhà nước kiểm tra và báo cáo kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật; tập hợp, phán ánh, kiến nghị chính quyền giải quyết nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Ngồi ra, chính cộng đồng dân cư cũng chính là những tuyên truyền viên tích cực trong cơng tác truyền bá các hoạt động của lễ hội đã góp phần phát

huy tốt bản sắc, đặc trưng văn hố, góp phần giới thiệu, quảng bá những nét đẹp về vùng đất, con người huyện Lang Chánh đến với du khách tham gia lễ hội. Cộng đồng dân cư còn thể hiện trách nhiệm trong việc đôn đốc nhân dân

cùng tham gia và tuân thủ các nội dung được quy định lễ hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)