Sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính và hợp tác để bảo vệ và phát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Nội dung quản lý lễ hội

1.3.4. Sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính và hợp tác để bảo vệ và phát

phát huy giá trị của lễ hội

Hoạt động lễ hội vốn là sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho nhân dân, là một hoạt động bao gồm nhiều thành phần tham gia, diễn ra trên quy mô lớn mang tính cộng đồng. Do đó, cơng tác phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả

nguồn lực tài chính trong cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tương đối phức tạp, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản cũng như phải được tính tốn một cách chu toàn hợp lý và phải được tiến hành một cách khoa học. Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội [54] có nội dung về việc sử dụng và phân bổ nguồn lực tài chính đó là hạn chế tối đa sử dụng ngân sách nhà nước vào tổ chức các lễ hội.

Nhà nước yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan đến cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội. Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức đóng góp và tài trợ cho việc tổ chức lễ hội. Ðiều này mang lại nhiều lợi ích nhất là huy động được nguồn kinh phí tổ chức lễ hội tiết kiệm cho ngân sách nhà nước. Do vậy mà, việc phân bổ, huy động và sử dụng hiệu quả một cách khoa học, hợp lý sẽ làm cho công tác Quản lý nhà nước về hoạt động lễ hội ngày càng hiệu quả, đảm bảo trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch, đồng thời khơi dậy những nguồn tiềm năng kinh tế mới, bổ sung vào nguồn lực tài chính của quốc gia.

Các hoạt động lễ hội theo quy định của Nghị định số 110/2018/NĐ- CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội [17]. Các lễ hội được tổ chức theo đúng tinh thần “An toàn, văn minh, lịch sự”; các lễ hội trước khi tổ chức đều được thành lập Ban Tổ chức theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội, mê tín dị đoan, trật tự an tồn giao thơng, công tác quản lý tiền cơng đức, vận hành tiền có mệnh giá nhỏ, phịng chống cháy nổ,

an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ di tích, đảm bảo vệ sinh, cảnh quan môi trường nơi tổ chức lễ hội và đảm bảo khơng lưu hành ấn phẩm văn hóa trái phép, ngăn ngừa các hoạt động cờ bạc trá hình, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch…diễn ra trong lễ hội. Xây dựng các bảng nội quy thực hiện nếp sống văn minh cho du khách; Không đưa các hiện vật khơng có trong hồ sơ xếp hạng vào di tích, đảm bảo nguyên trạng của di tích theo đúng quy định của Luật Di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)