Tăng cường công tác tổ chức quản lý đối với lễ hội theo mơ hình tự

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn

3.2.2. Tăng cường công tác tổ chức quản lý đối với lễ hội theo mơ hình tự

hình tự quản

Lễ hội hiện nay có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, bên cạnh lễ hội cổ truyền đang bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế xã hội đương đại còn xuất hiện việc tổ chức các sự kiện, festival hiện đại...nên quản lý nhà nước về lễ hội càng khó khăn, phức tạp hơn. Trong các lễ hội dạng tại huyện Lang Chánh, cộng đồng có vai trị rất lớn được hiện diện ở tất cả các khâu của tổ

chức và quản lý lễ hội: trong việc lên kế hoạch, lập nội dung và tiến hành lễ hội; trong việc thực hành lễ, tổ chức các hoạt động hội; trong quản lý các nguồn thu, chi; trong việc trùng tu, tôn tạo di tích; trong bảo vệ cảnh quan mơi trường, giữ gìn an ninh xã hội. Có thể nói đây là một mơ hình quản lý thuần túy từ cơ quan QLNN là chưa đủ mà cần có cộng đồng đảm trách các hoạt động lễ hội, vận hành quy củ, hiệu quả, tạo được uy tín đối với chính quyền địa phương và khách hành hương.

Qua kinh nghiệm của một số địa phương, nhìn chung, mơ hình tự quản từ phía cộng đồng này có những ưu điểm khơng thể phủ nhận như: bảo lưu rất tốt các yếu tố , các giá trị văn hóa bản sắc, ít bị mai một, pha tạp. Người dân thực sự là chủ nhân của lễ hội, có ý thức trân trọng di sản của mình.... Huyện Lang Chánh chủ yếu là lễ hội truyền thống địa phương, cộng đồng người dân có vai trị quan trọng và cần được tham gia đóng góp nhiều hơn nữa trong hoạt động quản lý. Vì trong các hoạt động lễ hội dân gian của huyện sự dàn dựng hay can thiệp của các nhà chuyên mơn, các diễn viên chun nghiệp là rất ít lại càng khơng có sự sân khấu hóa mà đa phần là dựa vào cộng đồng. Mơ hình tự quản này sẽ rất khả dụng đối với loại hình lễ hội có quy mơ nhỏ hoặc vừa như ở huyện Lang Chánh, mang đậm chất, có bản sắc riêng và được cộng đồng giữ gìn, bảo vệ tốt hơn khi được giao quyền quản lý.

- Ngồi ra, mơ hình tự quản phải kết hợp với trợ giúp của nhà nước :

Vẫn cần có sự chỉ đạo, định hướng và tham gia của các ban, ngành chính quyền và đồn thể địa phương và đặc biệt là nguồn kinh phí tổ chức lễ hội cũng cần được nhà nước tài trợ một phần lớn, nhất là những lễ hội tại những địa phương còn nghèo về vật chất như huyện Lang Chánh. Sự hỗ trợ của chính quyền cịn thể hiện rõ nhất ở các khâu an ninh, trật tự với sự tham gia của các lực lượng công an, y tế trong quá trình diễn ra lễ hội… Ngoài ra, chính quyền cũng can thiệp sâu vào việc quản lý các nguồn kinh phí thu được

từ lễ hội tránh thất thoát, tư lợi cá nhân từ một cá nhân trơng cộng đồng khơng uy tín. Đây có thể xem là một mơ hình phù hợp cho huyện trong việc quản lý tổ chức lễ hội truyền thống hiện nay.

Như vậy, có thể thấy ưu điểm nổi trội của mơ hình tự quản tham gia của cộng đồng này là vừa phát huy được vai trò tự quản của nhân dân, tận dụng tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân, đồng thời có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời của các cơ quan chức năng khi có những vấn đề nổi cộm xảy ra, khi khách thập phương đông, lễ hội kéo dài nhiều ngày, nhất là ở các lễ hội mang tính tâm linh cao nhiều trường hợp phát sinh sẽ kịp thời được giải quyết ngay do có nhiều bên tham gia quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)