Triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 58 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

2.3.1. Triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và

và phát triển lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

Trong những năm qua, trên cơ sở quán triệt sâu sắc của Nhà nước, của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự chỉ đạo chuyên môn của Sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Lang Chánh ln lấy văn hóa làm nịng cốt trong phát triển kinh tế xã hội, song song với phát triển kinh tế, văn hóa là chủ thể

khơng thể tách rời trong q trình phát triển của huyện.Vận dụng sự đặc sắc trong cộng đồng đa sắc tộc trên địa bàn với đa số là dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng nhau chung sống, Huyện đã đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn phát huy các giá trị di tích lịch sử, di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, tổ chức nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn một số các lễ hội truyền thống đặc sắc của địa phương, nhất là những lễ hội của bà con dân tộc thiểu số sống trên địa bàn, có ghi chép lại để gìn giữ nghiên cứu khoa học. Thông qua các hoạt động bảo tồn, huyện Lang Chánh cũng gắn văn hóa với phát triển kinh tế địa phương, phát triển du lịch thơng qua văn hóa lễ hội, giúp du khách tìm hiểu về văn hóa phi vật thể của người dân tộc thiểu số trên địa bàn góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giải quyết việc làm cho nhân dân. Tại các thơn, bản vẫn có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu miệt mài sống chung với người dân để ghi chép lại các nếp sống sinh hoạt, lối sống văn hóa thường ngày của bà con làm tư liệu lưu trữ theo đề án số 4924/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 phê duyệt nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch. Nhân dân trên địa bàn huyện nhận thức rõ tầm quan trọng của đề án, sự quan tâm của Nhà nước và giá trị nhận được khi đề án phục dựng thành công nên hết sức hỗ trợ. Cán bộ văn hóa địa phương cùng BCĐ đề án là những người xơng xáo tìm kiếm các nghệ nhân, già làng, trưởng bản tìm hiểu thật chính xác các phương thuốc truyền thống, các điệu múa dân gian lưu truyền trong xã hội, các tác phẩm nghệ thuận có giá trị tư tưởng cao thấm nhuần tinh thần nhân văn có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng con người toàn diện.

Nhằm nâng cao năng lực QLNN về lĩnh vực văn hóa, các di tích và lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh đến nay đã xây dựng kế hoạch bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể tại các xã. UBND huyện phối hợp với địa phương xây dựng các hồ sơ xin cấp phép xếp hạng di tích cho một số di tích, đến nay

di tích lịch sử văn hoá Chùa Mèo, Khu phố Chiềng Ban 1, thị trấn Lang Chánh: Cơng nhận Di tích lịch sử văn hố cấp tỉnh; công nhận điểm du lịch cấp tỉnh năm 2019.

- Danh lam thắng cảnh thác Ma Hao, làng Năng Cát, xã Trí Nang: Cơng nhận Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2007; công nhận khu du lịch cấp tỉnh năm 2019.

- Danh lam thắng cảnh thác Hón Lối, làng Poọng, xã Giao Thiện: Công nhận Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2017.

Số lượng di tích đã là hồ sơ đang chờ được xếp hạng gồm:

- Di tích lịch sử văn hố Đền Tên Púa, xã Giao Thiện.

- Di tích lịch sử văn hố Đền thờ Ơng Lê Phúc Hoạch, xã Đồng Lương. - Di tích lịch sử văn hố Miếu Căm, xã Tam Văn.

- Di tích lịch sử văn hố Đền thờ Lê Lợi, làng Năng Cát, xã Trí Nang. - Di tích lịch sử văn hố Chùa Trơ, làng Trơ, xã Giao An.

Bằng các nguồn lực của địa phương, nguồn lực đóng góp từ xã hội hóa, và hỗ trợ từ nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu về văn hóa của Trung ương trong những năm qua, huyện Lang Chánh đã phục dựng, xây dựng các chương trình lễ hội gắn với bảo tồn các di tich khảo cổ tại các đền thời nơi diễn ra lễ hội như: Lễ hội đền Lê Phúc Hoạch; Lễ hội làng, xã Giao Thiện; Lễ hội Chá Mùn; Lễ hội Chùa Mèo....UBND huyện chỉ đạo phòng VHTT huyện lên kế hoạch tập trung bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc trong lễ hội, loại bỏ dần các yếu tố lạc hậu, không phù hợp và đề ra các biện pháp khôi phục lại những giá trị văn hóa, những nét riêng của mỗi lễ hội gắn với văn hóa của cộng đồng dân cư nơi tổ chức lễ hội. Hoàn thành việc kiểm kê các cổ

vật, di vật tại các điểm di tích ghi thành các tư liệu rõ ràng theo địa giới hành chính và theo tộc người, xây dựng danh mục kiểm kê. Xác định danh mục và

triển khai công tác sưu tầm, lưu giữ và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể. Ngòai 4 lế hội tiêu biểu hiện nay đã được phục dựng thành công trên địa bàn huyện, vẫn còn rất nhiều lễ hội của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện vẫn chưa được phục dựng và bảo tồn vì vậy UBND huyện Lang Chánh đã chỉ đạo cho Phịng VHTT huyện nhanh chóng khảo sát nghiên cứu để có cơ sở phục dựng, bảo tồn một số lễ hội truyền thống của người Thái, Mường trên địa bàn. Thơng qua việc tìm hiểu từ các già làng, trưởng bản, những cuốn sách cổ tại địa phương và một số nét văn hóa vẫn cịn tồn tại trong nếp sinh hoạt của đồng bảo DTTS địa phương, các cán bộ văn hóa của huyện đang nỗ lực xây dựng các kế hoạch bảo tồn, xin kinh phí trung ương từng bước gìn giữ nét văn hóa lễ hội độc đáo của địa phương.

Song song với đó là quy hoạch sắp xếp các dịch vụ kinh doanh văn hóa và các hoạt động vui chơi giải trí cho hợp lý, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân địa phương kinh doanh buôn bán tăng thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo nề nếp quy củ, có biện pháp ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa của dân tộc và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội, kết hợp với phát triển kinh tế, du lịch…

Qua quá trình thực hiện đã cho thấy, huyện Lang Chánh ngoài quan tâm đến xây dựng các kế hoạch bảo tồn các nghi thức cổ truyền trong phần lễ của lễ hội, phục dựng các nghi thức thờ cúng thần linh theo đúng cách thức truyền thống của cha ơng cịn quan tâm đến khơi phục các trị chơi dân gian, các mơn thể thao dân tộc cịn có kết hợp với các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đạt được thì việc triển khai xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh vẫn còn tồn tại những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả như: xây dựng nội dung các lễ hội chưa có sự thống nhất, thời gian tổ chức lễ hội chưa được pháp lý hóa nên chưa thu hút nhân dân và du khách

đến tham dự; kinh phí chi cho phục dựng và sưu tầm cịn chưa đảm bảo, các yếu tố rủi ro từ dịch bệnh, kinh tế đi xuống không được tính tốn trong kế hoạch nên ảnh hưởng trong quá trình triển khai. Đặc biệt là giai đoạn 2019- 2020 huyện Lang Chánh đã lên kế hoạch tổ chức lễ hội nhưng đều phải dừng do dịch bệnh covid bùng phát mà trong kế hoạch khơng tính tốn đến, mọi hoạt động đã triển khai, một phần chi phí đã đưa tới BTC gây ra tình trạng lãng phí ngân sách…

Phỏng vấn ơng Lữ Văn Huế, cán bộ văn hóa xã Tam Văn huyện Lang Chánh, Ơng chia sẻ: Chúng tơi dựa vào các văn bản pháp lý của Nhà nước và

của UBND tỉnh Thanh Hóa về quản lý lễ hội địa phương để tiến hành xây dựng quy hoạch các hoạt động quản lý lễ hội tại huyện Lang Chánh, trong thời gian qua, việc xây dựng quy hoạch quản lý lễ hội luôn bám sát mục tiêu của Đảng và nhà nước là xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc. Huyện Lang Chánh cố gắng gìn giữ các nét văn hóa độc đáo của lễ hội truyền thống dân tộc Thái, Mường, Kinh, tiếp thu các tinh hoa văn hóa, chọn lọc những nghi thức truyền thống, những trò chơi dân gian, diễn xướng nghệ thuật phù hợp cuộc sống hiện đại, kiên quyết bài trừ các hoạt động mê tín dị đoan cùng các hủ tục lạc hậu ảnh hưởng tới tâm linh tín ngưỡng của bà con. Phục dựng cho bà con những lễ hội văn hóa đặc sắc tạo thêm sự đa dạng phong phú cho văn hóa Việt Nam.[phỏng vấn ngày 2/3/2021]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)