7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn
3.2.6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý
vi phạm trong hoạt động lễ hội
Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ văn hóa trong lễ hội cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND huyện Lang Chánh với Sở VH,TT&DL với các cơ quan liên quan như Công an, quản lý thị trường Sở Cơng Thương, Sở Tài chính... bởi hoạt động quản lý văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trong lễ hội khơng đơn thuần chỉ là hoạt động văn hóa, mà cịn gắn với hoạt động của nhiều lĩnh vực khác. Phải xây dựng quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng thanh, kiểm tra trên địa bàn huyện; đề ra phương án kiểm tra chéo giữa các địa bàn nhằm phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả trong công tác thanh, kiểm tra.
Cơ quan thanh tra cần xây dựng kế hoạch thanh tra trong thời kỳ diễn ra lễ hội, thường xuyên liên tục. Quy định trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, đồng thời phát huy tính dân chủ và cùng nhau giám sát công việc. Kế hoạch tổ chức thanh tra, kiểm tra phải bảo mật, không thông báo trước cho đối tương thanh tra, kiểm tra, đảm bảo yếu tố khách quan, nghiêm túc. Có hình thức xử lý nghiêm đối với những cán bộ thanh, kiểm tra bao che, dung túng cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch
vụ văn hóa bị sai phạm. Các cơ sở có hiện tượng xả rác bừa bãi, lấn chiếm diện tích di sản, xây dựng khu kinh doanh trái phép quanh di sản ... sẽ bị cảnh cảnh nhắc nhở và nặng hơn là xử phạt hành chính theo đúng quy định của nhà nước. Để công tác thanh, kiểm tra đạt hiệu quả thì cơng tác thanh, kiểm tra phải thực sự đổi mới, đổi mới tồn diện, đổi mới về cả nội dung và hình thức. Cơng tác thanh, kiểm tra cần phải được tiến hành đồng bộ, kiểm tra toàn diện các hoạt động của lễ hội, trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai phạm nếu có, hạn chế đến mức thấp những những tiêu cực nảy sinh. Sau khi hoạt động lễ hội kết thúc thì tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác quản lý cũng như khắc phục những sai phạm khơng đáng có. Trong lễ hội, cử đội ngũ làm công tác thanh, kiểm tra theo sát tình hình diễn biến của lễ hội, giám sát cụ thể việc chấp hành các quy định về tổ chức lễ hội cũng như kinh doanh dịch vụ văn hóa.
Đồn thanh tra cũng cần phải thanh, kiểm tra đối với BTC, các đơn vị tổ chức lễ hội về các hoạt động như: kế hoạch, kịch bản, triển khai tổ chức. Luôn giám sát để đảm bảo cho công tác lễ hội diễn ra đúng với tiến trình, thời gian, kế hoạch, kịch bản đã định. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử phạt nghiêm minh, thông báo công khai về mức độ trách nhiệm của lãnh đạo và cấp dưới, đồng thời nhanh chóng đề xuất phương án xử lý trách nhiệm của người phụ trách từng nội dung công việc. Cơ quan, đơn vị thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra có thể phối hợp cùng với Ban tổ chức lễ hội xây dựng mơ hình tự quản, phối hợp đảm bảo an ninh, tự quản trong công tác vệ sinh môi trường, đấu tranh chống hiện tượng mê tín, tệ nạn xã hội.
Công tác thanh, kiểm tra phải ngoài tiến hành theo kế hoạch thường xuyên, liên tục, cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác thanh, kiểm tra đột xuất đối với những hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lễ hội tránh những tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, vi phạm về an toàn thực phẩm, hiện
tượng tự ý nâng, ép giá… Đồng thời xây dựng phương án phối hợp thanh tra liên ngành để khắc phục khó khăn về số lượng và năng lực của cán bộ làm công tác Thanh, kiểm tra.
Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ thanh tra. Tránh tình trạng lực lượng cán bộ ít, khơng đủ để thực hiện nhiệm vụ, không hiểu biết sâu sắc về văn hóa lễ hội thì rất khó để chỉ ra những sai phạm. Chú trọng bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất của cán bộ làm công tác thanh, kiểm tra. Đồng thời, vận động tuyên truyền người dân tố giác những hành động vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ làm công tác này, để tăng cường hiệu quả và chất lượng của công tác thanh, kiểm tra.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong quá trình phát triển các cơ sở dịch vụ văn hóa, đồng thời ngăn ngừa những hoạt động bất hợp pháp, không lành mạnh của các cơ sở dịch vụ này cũng là nội dung cần được tăng cường trong hoạt động thanh kiểm tra. Do cộng đồng đóng vai trị quan trọng trong mơ hình tự quản của lễ hội. Cần dựa vào cộng đồng để có những thông tin tốt hơn trong hoạt động quản lý lễ hội.
Hàng năm, vào cuối năm, UBND huyện nên tổ chức lồng ghép khen thưởng những tổ chức cá nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, coi đó là phần thưởng mang giá trị tinh thần cho cán bộ quản lý và cả những công dân gương mẫu có cơng đóng góp với xã hội trong q trình bảo vệ, quản lý di sản, lễ hội giúp họ vững tin hơn khi sự đóng góp của mình được xã hội cơng nhận và từ đó tạo thêm động lực hỗ trợ Nhà nước quản lý tốt các hoạt động văn hóa trong lễ hội.
* Tiểu kết chương 3
Nhà nước và xã hội luôn quan tâm tới lễ hội và các di sản văn hóa phi vật thể. Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế UBND huyện Lang Chánh luôn dành một phần trách nhiệm, nguồn lực cho công tác quản lý văn hóa nói chung và quản lý hoạt động lễ hội nói riêng trên địa bàn. Thơng qua các văn bản pháp lý và phương hướng quản lý hoạt động lễ hội mà Nhà nước và địa phương đề ra cho giai đoạn tới, chương 3 đã đề xuất 6 giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý lễ hội trên địa bàn. Trong đó giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức về lễ hội được nhắc tới đầu tiên do đặc trừng văn hóa của huyện Lang Chánh là khu vực nhiều DTTS cùng sinh sống, tiếp tới là cơng tác quản lý lễ hội theo mơ hình tự quản, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý văn hóa địa phương và tổ chức nghiên cứu toàn diện lễ hội đều là những giải pháp tích cực mang tính khả thi cao cho huyện Lang Chánh. Tiếp tới là giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực tài chính cho lễ hội và công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm trong lễ hội.
KẾT LUẬN
Di sản văn hoá phi vật thể là nền tảng hun đúc nên bản sắc và hệ giá trị của văn hoá dân tộc, là một nguồn lực cho phát triển xã hội. Trong đó, lễ hội là một hiện tượng văn hóa đặc biệt phản chiếu văn hố dân tộc và là một món ăn tinh thần khơng thể thiếu của mọi cộng đồng dân cư. Lễ hội là sản phẩm của dân gian, phục vụ nhu cầu văn hố, tín ngưỡng của đơng đảo quần chúng, thể hiện khát vọng của con người trong cuộc sống. Đề tài Quản lý lễ hội trên
địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá đã từng bước làm sáng tỏ một
số vấn đề về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa:
Thứ nhất, Đề tài đã đưa ra các cơ sở lý luận và khẳng định vai trò quan
trọng của lễ hội - một loại hình đặc biệt của di sản văn hoá phi vật thể, là thành tố quan trọng làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời, khẳng định vai trị khơng thể thiếu của công tác quản lý lễ hội. Địa bàn huyện Lang Chánh, khu vực vùng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa với bản sắc văn hóa phong phú cùng nhiều tộc người sinh sống đan xen nhiều lễ hội phong phú và các lễ hội trên địa bàn rất cần sự chung tay quản lý của nhà nước và cộng đồng.
Thứ hai, Luận văn đã trình bày một cách khái quát nhất thực trạng công
tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh trong thời gian qua, thông qua hoạt động phân cấp quản lý rõ ràng từ tỉnh tới địa phương, từ các văn bản, chính sách về quản lý lế hội, UBND huyện Lang Chánh , phòng VH-TT huyện đã tiến hành xây dựng, triển khai các văn bản quản lý lễ hội; Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lễ hội tại địa phương; Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu về lễ hội và huy động các nguồn lực cùng thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, khen thưởng kỷ luật các hoạt động liên quan đến lễ hội tại địa bàn huyện. Từ đó nhận xét, đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế trong quản lý và tổ chức lễ hội làm cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh.
Thứ ba, từ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với văn hoá và lễ hội; từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã tổng kết, đánh giá thực trạng trong công tác quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh. Đề tài đã tổng hợp, đưa ra 6 giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý lễ hội trên địa bàn Lang Chánh. Trong đó bao gồm:
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về lễ hội
2. Tăng cường công tác tổ chức quản lý đối với lễ hội theo mơ hình tự quản 3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ quản lý
4. Tổ chức nghiên cứu toàn diện về lễ hội
5. Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức và quản lý lễ hội
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội
Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo khéo léo của chính quyền địa phương, trong thời gian tới, công tác quản lý văn hóa tại huyện Lang Chánh sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trị, giá trị của di sản văn hố phi vật thể nói chung và lễ hội nói riêng, tạo được sự đồng thuận và phát huy mọi nguồn lực xã hội trong việc bảo tồn và phát huy lễ hội, hướng việc quản lý và hoạt động tổ chức lễ hội gắn với xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đất nước, góp phần xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hoá sử cung, Nxb văn học -
nghệ thuật, Hà Nội.
2. Ngô Kim Anh (2000), Quan hệ du lịch - văn hoá và triển vọng ngành du lịch Việt Nam, Tạp chí văn hố nghệ thuật.
3. Trịnh Lê Anh (2005), Môi trường - xã hội - nhân văn và vấn đề phát
triển du lịch bền vững, Tạp chí du lịch Việt Nam.
4. Bộ Văn hố, thơng tin và thể thao (1992), thập kỉ thế giới phát triển
văn hoá.
5. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Cục văn hoá cơ sở (2010), Tài liệu
Hội nghị đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2010.
6. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2015), Thông tư số 15/2015/TT- BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội
7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2016), Chỉ thị số 04/CT- BVHTTDL ngày 13/ 01/ 2016 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội.
8. Bộ VHTT&DL (2017), Công văn số 4237/BVHTTDL ngày 20/10/2016 về việc tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017.
9. Ban chấp hành TW khóa VIII, Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Nxb Chính trị quốc gia.
10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2016), Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016 – 2020
11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2018), Quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 về phê duyệt đề án nghiên cứu phục dựng,
phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch.
12. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa (2018), Thơng báo số 565- KL/TU ngày 05/9/2018 về việc triển khai Đề án “Nghiên cứu phục dựng, phát
huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch”
13. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Lang Chánh, Lịch sử Đảng bộ huyện Lang Chánh (2014-2019), NXB Thanh Hóa
14. Đồn Văn Chúc (1994), Những bài giảng về văn hố, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội.
15. Đồn Văn Chúc (2004), Văn hố học, Viện văn hoá và Nxb Văn
hố Thơng tin, Hà Nội.
16. Nguyễn Hồng Chương (2012), Công tác quản lý nhà nước đối với các lễ hội, Tạp chí Cơng tác tơn giáo, tháng 10/2012
17. Chính Phủ (2018), Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8
năm 2018 quy định về quản lý và tổ chức lễ hội
18. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
19. Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 ban hành chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo
20. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá học Việt Nam. Nxb Văn hố
Thơng tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
22. Vũ Trường Giang (2004), Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Thái ở miền núi Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí giáo dục lý luận, số 12, tr.25
23. Cao Đức Hải (2000), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
24. Cao Đức Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (2010), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
25. Lê Như Hoa (2004), Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền - thực trạng
và giải pháp, đề tài khoa học cấp bộ.
26.Nguyễn Thị Hiền (2017), Quản lý Nhà nước và vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hố phi vật thể,
Tạp chí Di sản văn hoá, số 4/2017
27. Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa (2010), Dư địa chí huyện Lang Chánh, Nxb Từ điển bách khoa.
28. Lương Quỳnh Khuê (2002), Giáo trình lý luận văn hố Mác-Lê nin, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. , tr.174
30. Nguyễn Quang Lê (2001), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền
thống của người Việt đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
31. Lê Thị Minh Lý (2003), Lễ hội nhìn nhận từ góc độ văn hố phi vật
thể, in trong Tạp chí Di sản văn hố số 2, Cơ quan ngơn luận về bảo vệ và phát huy di sản văn hoá.
32. Lê Hồng Lý (2014), Vai trò của Nhà nước đối với lễ hội dân gian
hiện nay, Tạp chí văn hố dân gian, số (6), tr. 3-7.
33. Lê Hồng Lý (2017), Vai trị của văn hố phi vật thể trong phát triển
bền vững ở Việt Nam hiện nay, nhìn từ lễ hội truyền thống. Tạp chí Di sản văn
hố, số 3/2017
34. Lê Hồng Lý(2011), Lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, NXB văn hóa Dân tộc
35. L.Cardiere (1997), Về văn hố truyền thống tín ngưỡng người Việt,