7. Cấu trúc của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa bàn
3.2.3. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực cho cán bộ quản lý
UBND huyện Lang Chánh đã nhận thức được con người là nhân tố quyết định trong quá trình quản lý các hoạt động về văn hóa. Trong đó muốn quản lý lễ hội thật tốt thì đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được xem là một trong những giải pháp quan trọng . Nếu khơng đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ quản lý di tích trên địa bàn huyện thì sẽ khơng đáp ứng được yêu cầu bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích trong giai đoạn phát triển mới của đất n- ước. Huyện Lang Chánh cần đa dạng hình thức đào tạo, tìm kiếm được nhiều chuyên gia giỏi về văn hóa DTTS trên địa bàn, am hiểu văn hóa đồng bào để tư vấn cho chính quyền địa phương các biện pháp kỹ thuật tu bổ. Tác giả xin đề xuất một số nội dung cơ bản của chính sách này như sau:
- Huyện cần tạo điều kiện cho một số cán bộ văn hóa địa phương tại các xã, thôn đi học chuyên môn quản lý văn hóa.. Chọn lựa những cán bộ chun mơn có năng lực gửi đi đào tạo ở các trường đại học danh tiếng trong nước chuyên đào tạo lĩnh vực văn hóa như ĐH quản lý Văn Hóa, ĐH văn Hóa Thể Thao Du Lịch Thanh Hóa, ĐH Sư phạm Trung Ương chuyên ngành quản lý văn hóa ....nhằm mục đích xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh vực bảo tồn, tơn tạo và khai thác di tích trên địa bàn huyện.
- Đối với những người làm cơng tác quản lý di tích đã có chun môn tốt huyện cũng phải tiếp tục bồi dưỡng các kiến thức về bảo tàng học, Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch… các chính sách chế độ của Nhà nước hiện hành đối với di tích, lý luận và kỹ thuật bảo tồn, tơn tạo di tích để tạo ra một lực lượng cán bộ có chun mơn vững mạnh hỗ trợ địa phương bảo tồn văn hóa DTTS đặc biệt là quản lý phục dựng các lễ hội DTTS.
- Đối với các nghệ nhân, già làng trưởng bản DTTS trên địa bàn cần có chính sách hỗ trợ để họ có thể truyền lại các hiểu biết, kinh nghiệm về văn hóa cho thế hệ sau. Sự hộ trợ này là cả vật chất và tinh thần để các nghệ nhân an tâm truyền đạt văn hóa.
- Mời chuyên gia giỏi hàng năm tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật, kinh nghiệm cho những người làm cơng tác văn hóa, bảo tồn, tơn tạo, quản lý lễ hội và khai thác di tích trên địa bàn huyện, cấp chứng chỉ cho mỗi cán bộ khi họ hồn thành xong chương trình coi đó như là hình thức khuyến khích cán bộ bổ sung kiến thức chun mơn.
- Để thu hút thêm du khách tới lễ hội, cần có thêm một đội ngũ cán bộ văn hóa ngồi chun mơn tốt cịn phải biết thuyết trình giới thiệu các di sản, các tích truyền thuyết của địa phương một cách truyền cảm cho du khách tới tham quan. Hình thức này có thể thu phí hoặc khơng thu phí tùy theo ngân sách địa phương nhưng sẽ có tác dụng truyền bá được giá trị di tích của huyện Lang Chánh. Đồng thời, thơng qua q trình thuyết minh, những cán bộ văn hóa sẽ tiếp thu thêm được nhiều kinh nghiệm thực tiễn từ đó cũng tiết kiệm được kinh phí đào tạo do mở lớp. Đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa thiết thực mà huyện cần triển khai ngay trong giai đoạn tới.
- Ngày càng có nhiều du khách tới với lễ hội và tham quan các di tích trên địa bàn huyện Lang Chánh, cần tiếp tục đào tạo cán bộ, nhân viên làm công tác du lịch, vừa có kiến thức, sức khỏe, vừa có văn hóa lịch thiệp, văn minh, lịch sự. Nâng cao trình độ ngoại ngữ, phong cách phục vụ tận tình chu
đáo và có tính chun nghiệp; thường xun mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về lịch sử, văn hóa, địa lý, kinh tế, chính trị xã hội cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; Có như vậy, đội ngũ làm công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả của di tích mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác bảo tồn di sản cũng như phát triển du lịch hiện nay, khi văn hóa và du lịch đang ở trong thời đại hội nhập và phát triển[63].