Sự cần thiết của công tác quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý lễ hội

1.2.1. Quản lý lễ hội là thực hiện chức năng của nhà nước trong quản lý ngành, lĩnh vực quản lý ngành, lĩnh vực

Quản lý nhà nước hết sức cần thiết cho định hướng sự phát triển của nền văn hóa nói chung và duy trì, phát huy các hoạt động lễ hội nói riêng, đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển văn hóa dân tộc. Muốn cho nền văn hóa đất nước phát triển một cách đúng đắn, lễ hội diễn ra đúng với nét truyền thống sẵn có thì phải có định hướng nhất định và quản lý lễ hội là một lĩnh vực cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa. Vai trị định hướng cho hoạt động lễ hội thuộc về nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý cho lễ hội phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra, một đường hướng nhất định. Sự định hướng của nhà nước giúp cho hoạt động lễ hội của dân tộc được chọn lọc, kế thừa và phát huy những tinh hoa văn hóa tốt

đẹp vốn có đồng thời loại bỏ những giá trị mang tính lạc hậu, sai lệch, khơng cịn phù hợp với cuộc sống đương đại cũng như khơng phù hợp với q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

1.2.2. Quản lý lễ hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý nhà nước về lễ hội cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH của địa phương, nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của người dân. Chúng ta đã biết lễ hội là một trong những lĩnh vực của hoạt động văn hóa, lễ hội được diễn ra, được sự quan tâm quản lý đúng đắn của nhà nước thì dẫn đến văn hóa địa phương sẽ có cơ hội phát triển song hành. Văn hóa phát triển tương xứng sẽ là cơ sở cho phát triển KTXH một cách toàn diện. Bởi lẽ văn hóa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ đa chiều, có liên hệ mật thiết với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và về hoạt động lễ hội nói riêng là một tác nhân kích thích sự phát triển KTXH của địa phương. Có thể nói, cơng tác quản lý nhà nước về lễ hội đã góp phần thực hiện quan điểm của Đảng: “Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”

1.2.3. Quản lý lễ hội là bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

- Quản lý nhà nước hết sức cần thiết để đảm bảo các hoạt động lễ hội diễn ra theo đúng bản chất vốn có của nó, đảm bảo giữ gìn và phát huy các giá trị tinh hoa văn hóa - lịch sử của dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, kinh tế mở cửa và biến đổi không ngừng, trong đó có sự du nhập văn hóa ngoại lai, bên cạnh những mặt tích cực là những hệ lụy tiêu cực theo sau vì vậy càng phải cần có sự quản lý hết sức chặt chẽ của nhà nước nhằm bảo vệ và chấn chỉnh khi có những sai phạm nảy sinh. Nhà nước can thiệp vào các hoạt động lễ hội khi có những biểu hiện sai phạm, lệch lạc trong quá trình diễn ra lễ hội làm sai lệch bản chất vốn có hay giá trị văn hóa của lễ hội. Quản lý nhà nước một cách chặt chẽ sẽ phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối

đa những mặt tiêu cực khơng đáng có của hoạt động lễ hội giúp lễ hội được bảo tồn và phát huy được giá trị vốn có của nó.

- Quản lý nhà nước về lễ hội nhằm tạo điều kiện cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động lễ hội được diễn ra theo đúng mục đích và đúng bản chất. Bên cạnh đó, cịn giúp cho hoạt động lễ hội phát triển thông qua các chính sách bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, quyền về văn hóa - xã hội của con người. Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến văn hóa, mà hoạt động lễ hội là một lĩnh vực trong đó bằng những biện pháp cần thiết, nhà nước tạo điều kiện bảo tồn, kế thừa và phát triển các hoạt động lễ hội, bảo đảm người dân được quyền hưởng thụ giá trị văn hóa của dân tộc mình.

1.2.4. Quản lý lễ hội hướng tới phát triển du lịch địa phương

Lễ hội là hình thức văn hóa đáp ứng nhu cầu giải trí, thưởng ngoạn của khách du lịch. Khách du lịch ngày càng tìm đến những lễ hội nhiều hơn do bản chất của du lịch là tìm đến những gì là mới và lạ để được thưởng ngoạn cảnh đẹp, được khám phá cuộc sống hay những đặc sản địa phương và để vui chơi, giải trí. Lễ hội hồn tồn đáp ứng được những nhu cầu đó. Bởi vậy, lễ hội vốn đã gắn bó với cuộc sống của người dân từ lâu nay lại có dịp mở rộng và phát triển ở các vùng quê, từ đồng bằng cho đến miền núi xa xơi, thậm chí lễ hội ở các vùng xa xôi, hẻo lánh và hoang sơ lại càng thu hút du khách. Hơn thế nữa, các lễ hội lại thường xuyên được tổ chức ở các không gian thiêng, những cơ sở tín ngưỡng có kiến trúc và trang trí đẹp, truyền thống, những địa điểm phong cảnh hữu tình, nên thơ, những khung cảnh làng quê truyền thống,... nên rất hấp dẫn du khách. Công tác quản lý lễ hội gắn với du lịch đóng vai trị quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của các địa phương. Bởi quản lý lễ hội là quản lý chặt chẽ phần lễ nhằm đảm bảo giá trị truyền thống của lễ hội; trong phần hội quản lý chặt chẽ việc tổ chức trò chơi

với nhiều nhu cầu cụ thể đảm bảo giá trị văn hóa, nếp sống văn minh gắn liền với truyền thống ở mỗi địa phương diễn ra lễ hội để thu hút khách du lịch và người tham quan.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)