Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 66 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Các hoạt động quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh

2.3.3. Thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

chức quản lý hoạt động lễ hội

Để công tác tổ chức, quản lý lễ hội thành cơng thì nguồn nhân lực quản lý lễ hội hay còn gọi là lực lượng cán bộ văn hóa được xem là khâu then chốt. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa, những người trực tiếp tham gia cơng tác tổ chức lễ hội ở các thôn, xã địa phương là công việc hết sức cần thiết bởi

đội ngũ này có kiến thức chun sâu thì cơng việc mới đạt hiệu quả cao. Nhận thức được vấn đề này, UBND huyện Lang Chánh hàng năm giao cho phòng VH-TT tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tổ chức lễ hội như: lớp xây dựng kịch bản cho lễ hội, tập huấn huy động cộng đồng góp cơng góp sức, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính; tập huấn phối hợp với các cơ quan chức năng trong xã như ngành giáo dục, công an, điện, giao thông, vệ sinh môi trường… để việc tổ chức lễ hội được thuận lợi.

Bảng 2.1. Thống kê công tác tập huấn quản lý lễ hội huyện Lang Chánh

Nội dung tập huấn ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tập huấn QLNN về di tích lễ hội Lớp 2 1 1 1 1

Xây dựng kịch bản cho lễ hội Lớp 1 0 1 1 0 Tập huấn công tác huy động

cộng đồng Lớp 1 1 1 1 1

Công tác phối hợp các cơ quan

chức năng trong tổ chức lễ hội Lớp 1 1 2 1 1

[Nguồn: Phòng VHTT huyện Lang Chánh]

Thời gian của các buổi tập huấn thường kéo dài từ 1-2 ngày, thành phần tham gia gồm: phó chủ tịch UBND xã phụ trách văn xã, cán bộ văn hóa thơng tin xã, sư trụ trì, thủ từ, thủ nhang, Trưởng, phó các ban, tiểu ban quản lý di tích cơ sở… các tổ chức, đơn vị liên quan và cả các cá nhân có trách nhiệm mong muốn tham gia đóng góp cơng sức cho lễ hội quê nhà cũng được UBND huyện mời tham gia vào các lớp. Để có thêm nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý văn hóa, các trước các kỳ lễ hội lớn, huyện Lang Chánh còn mời các chuyên gia về quản lý lễ hội, các đồng chí lãnh đạo quản lý cao cấp có kinh nghiệm trong hoạt động quản lý lễ hội về tập huấn cho cán bộ trong huyện. Nguồn kinh phí mời chuyên gia được trích từ nguồn kinh phí tổ chức lễ hội vì đây là một nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý cần thiết cho lễ hội.

Trong thời gian tập huấn các học viên được giảng viên trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, cán bộ Phịng văn hóa thơng tin huyện truyền đạt các văn bản của Nhà nước về di tích gắn với cơng tác tổ chức Lễ hội; và được trao đổi, làm rõ một số vấn đề về công tác quản lý di tích, lễ hội. Các buổi đã trang bị cho cán bộ văn hóa xã, thị trấn, người trơng coi, quản lý các di tích trên địa bàn nắm được những kiến thức cơ bản của Nhà nước, của tỉnh, huyện về công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội, vai trị của lễ hội trong phát triển kinh tế địa phương, các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương cần gìn giữ và cán bộ văn hóa huyện, xã, thôn cần làm thế nào để bảo vệ di sản địa phương mình, cách thức phịng cháy chữa cháy, bảo vệ an tồn trật tự di tích, an ninh cho các cổ vật, cách phòng chống trộm cắp cổ vật từ các đền đình, miếu, chùa và cơ quan chức năng nào có trách nhiệm xử lý, giải quyết những vấn đề này.... Đồng thời giúp các học viên nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ về công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Thơng qua các lớp tập huấn, cán bộ quản lý văn hóa huyện Lang Chánh đã tiếp thu thêm khơng ít những kiến thức bổ ích, năng lực quản lý di sản nâng lên rõ rệt, phân biệt được rõ trách nhiệm của từng nhiệm vụ của từng cơ quan chức năng trong các hoạt động bảo tồn phát huy giá trị di sản. Trong quá trình tổ chức lễ hội, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cán bộ quản lý văn hóa huyện Lang Chánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, phối hợp với BTC lễ hội quản lý không gian lễ hội đi vào nền nếp, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh, vui vẻ trong cộng đồng.

Cùng với sự nghiệp nâng cao chất lượng chuyên môn lâu dài cho lớp cán bộ QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện, UBND huyện Lang Chánh còn tạo điều kiện cho cán bộ văn hóa huyện đi đào tạo dài hạn tại các trường đại học có tiếng trong nước về chuyên ngành sâu quản lý văn hóa ở trình độ đại học và thạc sĩ. Do trước đây, lực lượng cán bộ chun mơn của huyện về vấn

đề văn hóa cơ bàn là kiêm nhiệm với nhiều chuyên ngành khác nhau, nhiều người khơng có kinh nghiệm chun mơn văn hóa nên huyện đã tạo điều kiện cho đi học các lớp đại học văn bằng 2 về quản lý văn hóa tại trường đại học Văn Hóa Hà Nội, Đại Học Văn hóa thể thao du lịch Thanh hóa. Những cán bộ có chun mơn tốt, đúng chun mơn và có ý định nâng cao trình độ lên thạc sĩ cũng được động viên hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần học lên thạc sĩ quản lý văn hóa. Hiện nay tính đến năm 2020, huyện Lang Chánh có 20 cán bộ văn hóa cấp cơ sở ở xã huyện có trình độ đại học văn hóa và 5 cán bộ thạc sĩ quản lý văn hóa đúng chun mơn và vẫn tiếp tục còn một số cán bộ đang học tập sắp ra trường để cống hiến cho văn hóa huyện nhà thêm rạng rỡ.

Ngày càng nhiều du khách nước ngồi đến tham quan, tìm hiểu về lễ hội truyền thống của huyện Lang Chánh, theo thống kê của UBND huyện, năm 2018 có 3,5% là khách nước ngồi, trong đó có người Trung Quốc, Lào, Nga, Pháp....đến và thích thú khám phá nét độc đáo của văn hóa lễ hội Việt Nam. Năm 2019- 2020 do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp nên du khách nước ngồi khơng đến lễ hội tại Huyện và lễ hội cũng chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ trong tầm quản lý của BTC để phòng ngừa rủi ro theo yêu cầu chỉ đạo của trưởng ban phòng chống dịch bệnh TW và Thủ Tướng Chính Phủ về ưu tiên phịng chống dịch. Tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp với môi trường quốc tế, mở rộng quy mô lễ hội địa phương vươn tầm xa hơn trong tương lai, các cán bộ văn hóa trên địa bàn huyện cũng tự bổ sung kiến thức, trau dồi thêm ngoại ngữ, tin học để quảng bá rộng rãi lễ hội ra ngoài biên giới với bạn bè quốc tế. Đến này, cán bộ văn hóa huyện Lang Chánh, ngồi chun ngành chính là quản lý văn hóa, một số cán bộ cịn có chứng chỉ tin học, văn bằng 2 ngoại ngữ, tiếng anh, tiếng Trung Quốc nói thơng viết thạo thuận lợi cho sự giao lưu văn hóa. Số người biết sử dụng máy tính trong cơng việc đạt 100%, truyền tải tin tức, chuyển thông tin nội bộ qua hộp thư điện tử thành thạo tạo thuận lợi trong xử lý công việc.

Tuy nhiên, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội thực chất chưa đạt kết quả cao. Do muốn quản lý Lễ hội cần phải có kiến thức sâu rộng để làm tốt công tác tham mưu cho BTC nhưng lâu nay chủ yếu cán bộ văn hóa được bồi dưỡng về kiến thức QLNN về văn hóa chung chung mà ít đi sâu bồi dưỡng thực tế chuyên môn nghiệp vụ quản lý lễ hội, nhất là những lĩnh vực đặc thù thì càng cần phải có hiểu biết sâu rộng về chun mơn nghiệp vụ để có thể tham mưu và làm cho đúng. Thực tế huyện Lang Chánh lại cịn gặp khó khăn về tài chính, nguồn xã hội hóa cũng khơng nhiều nên chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý và tuyển chọn phù hợp công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với cán bộ có trình độ chun mơn cao làm văn hố.

Phỏng vấn bà Trần Lan Hoa, cán bộ văn hóa xã Giao Thiện, bà cho biết: “thực trạng cán bộ văn hóa cơ sở chỗ thiếu chỗ thừa rất phổ biến tại địa

phương, không phải thiếu cán bộ mà là thiếu cán bộ văn hóa thực thụ có chun mơn vững làm được việc, trong những dịp lễ hội lớn của địa phương, công việc rất nhiều, chúng tôi rất lúng túng khi sắp xếp, lên quy hoạch quản lý sao cho phù hợp, điều này cần một cán bộ có kinh nghiệm có chun mơn tốt, kỹ năng giỏi và am hiểu lễ hội địa phương. Tuy nhiên huyện Lang Chánh vẫn chưa có nhiều cán bộ như vậy mặc dù đã cố tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao chuyên môn” [phỏng vấn ngày 3/3/2021]

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)