Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 84 - 87)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang

3.1. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh Lang Chánh

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phương hướng của Đảng đối với lễ hội là bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn với kết với cộng đồng mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lac hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán lề thói cũ. Phương hướng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh cụ thể sẽ là:

Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05 tháng 02 năm 2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm,... trong đó tập trung chấn chỉnh và có biện pháp xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hội như: không để xảy ra các hành vi chen lấn, tranh cướp lộc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, các đồ chơi có tính bạo lực… diễn ra trong lễ hội. Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối khơng đi lễ hội trong giờ hành chính, khơng dùng xe cơng và các phương tiện cơng (hoặc th khốn phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp thuộc thành phần tham

gia tổ chức lễ hội do cơ quan, tổ chức tổ chức lễ hội mời; được giao thực thi nhiệm vụ)

Thứ hai, Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các

cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tơn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Thứ ba, Tăng cường nghiên cứu khoa học về tổ chức, quản lý và bảo

tồn lễ hội. Thống kê, rà sốt, nhận diện và phân loại lễ hội hiện có trên địa bàn, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch và có kế hoạch bảo tồn, phục hồi và phát triển. Bảo tồn có chọn lọc các giá trị văn hóa đặc sắc coi trọng tính đặc thù của mỗi loại hình lễ hội ở địa phương.

Thứ tư, Tiếp tục đầu tư, tơn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử

văn hóa ; quan tâm đầu tư xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng núi, vùng biên giới; quy hoạch, sắp xếp quản lý các dịch vụ vui chơi giải trí hợp lý tại lễ hội; giải quyết tốt mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong tổ chức lễ hội tạo điều kiện để nhân dân địa phương tham gia dịch vụ có thêm thu nhập nhưng vẫn đảm bảo tính văn hóa trong giao tiếp ứng xử, khơng vì lợi nhuận mà đánh mất bản sắc văn hóa và ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội; xây dựng mới hoặc cải tạo cơng trình cơng cộng hợp chuẩn, bổ sung thùng rác, tổ chức thu gom rác thải kịp thời tạo môi trường xanh, sạch, đẹp trong lễ hội. Chính quyền địa phương chỉ đạo các ngành, các ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội tăng cường sự phối hợp, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý lễ hội ở địa phương. Cần đặc biệt quan tâm thực hiện có hiệu quả các chỉ thị của Bộ chính trị, Nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ VH-

TT&DL và các văn bản có liên quan; kịp thời uốn nắn xử lý những sai phạm, làm cho lễ hội ngày càng văn minh góp phần vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Thứ năm, Tổ chức lễ hội phải thực hiện đúng quy định của nhà nước, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và chú trọng việc phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo của nhân dân. Phải củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo, ban tổ chức lễ hội ở các địa phương theo đúng quy định; đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa các hoạt động lễ hội nhằm tăng cường sự tham gia một cách chủ động, sáng tạo của nhân dân theo sự quản lý hướng dẫn chung của cơ quan quản lý nhà nước, khai thác những kinh nghiệm, các tập tục cổ truyền tốt đẹp của dân tộc, góp phần phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội , huy động nguồn lực của toàn dân, để tiết kiệm cho ngân sách nhà nước.

Thứ sáu, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau

khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

*Mục tiêu cụ thể giai đoạn tới

- BTC lễ hội có phương án quản lý hịm cơng đức; bố trí lực lượng thu gom kịp thời các loại tiền lễ, tiền giọt dầu đặt không đúng nơi quy định; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Khơng đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Lễ hội dân gian huyện Lang Chánh phải do nhân dân vừa là đạo diễn,

vừa là người tổ chức, vừa là người tham dự. Do đó cần phải liên hệ nhiều hơn nữa với các già làng trưởng bản tham gia vào phần lễ thánh của lễ hội, giao cho cộng đồng làm chủ thể của lễ hội để cộng đồng tự chủ phát huy vai trò của họ trong tổ chức, bảo vệ và trao quyền lễ hội qua các thế hệ.

- BTC lễ hội cần phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể và

các ngành thường xuyên, liên tục đưa ra giải pháp tư vấn trong hoạt động quản lý như quy hoạch, sắp xếp các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí ở lễ hội hợp lý, hỗ trợ về kinh phí, cơng tác an ninh, động viên, khích lệ đồng bào tự bảo tồn các giá trị văn hóa của mình, tránh rơi vào tình trạng thương mại hóa lễ hội.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)