Các văn bản pháp lý quản lý lễ hội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 55 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Các văn bản pháp lý quản lý lễ hội

Khi đất nước bước vào đổi mới, lễ hội đã có sự phát triển mạnh mẽ. Nhiều văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực này do Bộ VH,TT&DL nước CHXHCN Việt Nam được soạn thảo, ban hành và liên tục được bổ sung điều chỉnh như Quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa - Thơng tin; Quyết định ban hành Luật di sản văn hóa... đã tạo những cơng cụ pháp lý cho cơng tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực lễ hội ngày một tốt hơn.

Có thể khẳng định những mặt tích cực của lễ hội là góp phần làm phong phú diện mạo đời sống xã hội, tăng thêm tính cố kết cộng đồng, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tạo thêm động lực giúp con người hăng hái vươn lên trong cuộc sống, lao động sáng tạo. Ðặc biệt lễ hội còn trở thành một kênh thông tin quan trọng, giới thiệu, quảng bá về đất nước con người, về nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế, góp phần thúc đẩy, kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương. Quan điểm của Nhà nước đối với lễ hội là bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với cộng đồng, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa dân tộc, các quan điểm đó đã được văn bản hóa thành luật, văn bản dưới luật, làm căn cứ cho cơng tác quản lý lễ hội, giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lạc hậu, lỗi thời, lề thói cũ.

Một số các văn bản pháp lý quản lý lễ hội cụ thể được ban hành như sau:

2.2.1. Các văn bản của Trung ương

- Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ IX thơng qua ngày 14/06/2001, có hiệu lực từ ngày 01/01/2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa cũng như lễ hội. Và luật di sản văn hóa sửa đổi bổ sung năm 2009.

- Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 của Thủ Tướng chính Phủ về việc nâng cao công tác quản lý và tổ chức lễ hội [53], trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong công tác quản lý lễ hội tại địa phương, công tác thanh kiểm tra của Bộ VHTT&DL, công tác tuyên truyền của cơ quan báo chí, đặc biệt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn.

- Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 Chính phủ ban hành chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo [19].

- Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 của Bộ VHTT&DL ban hành quy định về tổ chức lễ hội [6]. Thông tư này quy định chi tiết một số điều về tổ chức lễ hội tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ. Trong đó, lễ hội dân gian (truyền thống) là lễ hội được tổ chức nhằm tơn vinh người có cơng với nước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

- Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL ngày 13 tháng 01 năm 2016 về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016 [7].

Công văn số 4237/BVHTTDL ngày 20/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch “V/v tăng cường cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017”[8]

Luật số 02/2016/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Tín ngưỡng Tơn giáo trong đó điều 3 ghi rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của mọi người, tơn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tơn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tơn vinh người có cơng với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

2.2.2. Các văn bản của địa phương

Nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động văn hóa trên địa bàn, tỉnh Thanh Hóa và UBND Huyện Lang Chánh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát triển văn hóa, các di tích lịch sử trong đó có lễ hội, các văn bản cụ thể như:

- Quyết định số 290-QĐ/TU ngày 27/5/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XVIII về việc ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2016 – 2020[10];

- Quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2018 về phê duyệt đề án nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch[11].

- Thông báo số 565-KL/TU ngày 05/9/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai Đề án “Nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch”[12]

-Quyết định số 5382/QĐ-UBND ngày 22/12/2015 về ban hành quy định quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa[55]

- Kế hoạch số 1355/KH-UBND Đồng Lương ngày 21/1/2021 về kế hoạch tổ chức lễ hội đền thờ Lê Phúc Hoạch[56].

- Kế hoạch số 345/KH-UBND huyện Lang Chánh ngày 5/1/2014 về kế hoạch tổ chức lễ hội Chùa Mèo cấp huyện [57].

- Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 05/02/2010 của UBND huyện, về việc cho phép tổ chức Lễ hội Chùa Mèo[58].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)