Tổng quan về vùng đất Lang Chánh và các lễ hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 38 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tổng quan về vùng đất Lang Chánh và các lễ hội trên địa bàn huyện

huyện Lang Chánh

Lang Chánh là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hóa, có vị trí địa lý: Phía đơng giáp huyện Ngọc Lặc; Phía tây giáp huyện Quan Sơn và nước Lào; Phía nam giáp huyện, Thường Xuân; Phía bắc giáp huyện Bá Thước.

Huyện có diện tích: 585,92 km² và dân số trung bình năm 2019 là 50.120 người, tỉ lệ sinh là 17,3 %; tỉ lệ chết 4,9 %; tỉ suất tăng tự nhiên là 12,4 % trong đó tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 là 1,32 %.

Về địa hình: Lang Chánh có địa hình đa dạng và phức tạp với độ cao tăng dần từ 400-500 ở phía đơng lên tới 700-900 m ở phía tây. Đỉnh cao nhất là núi Bù Rinh cao 1.291 m (Nơi Lê Lợi bị bao vây và Lê Lai đã liều mình cứu chúa). Độ dốc trung bình từ 20-30°, có nơi tới 40-50°. Lang Chánh có hệ đất feralit với các loại sau: Đất fe ralit phát triển trên đá macma bazơ và trung tính, đất feralit phát triển trên đá macma chua, có mùn vàng đỏ trên núi, đất feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất. Ngồi ra cịn có đất dốc tụ và đất lầy thụt, phân bố ở vùng thấp bị ngập nước. Nhờ thủy lợi hố có thể trồng lúa.

Về khí hậu: Khí hậu của Lang Chánh nhìn chung khơng q nóng, mưa nhiều, lắm sương mù (bình qn mỗi năm có tới 70-80 ngày sương mù), mùa đông lạnh và tương đối khô, biên độ nhiệt tương đối lớn. Thiên tai cần đề phịng là rét đậm, lũ, sương muối, sương giá. Khí hậu có sự khác nhau giữa phía đơng và phía tây. Phía đơng có tổng nhiệt độ năm là 7.500-8.000 °C, lượng mưa trung bình năm là 2.200 mm (có nơi 2.500 mm); mùa mưa kéo dài 6- 7 tháng, bắt đầu từ giữa tháng tư và kết thúc vào cuối tháng mười. Hàng năm có 20-25 ngày có giá tây khơ nóng.

Về tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên nước rất phịng phú với ba con sơng lớn là: Sơng Cảy, sông Sạo, sông Âm. Thác Ma Hao là thác lớn nhất của sông Cảy nước trong xanh uốn khúc quanh co, chảy len lỏi qua các chân núi đá dựng đứng có những nhành cây soi bóng nước, hoặc ngày đêm đổ ào ào qua những ghềnh thác trắng xố, có tiềm năng phát triển thuỷ điện và du lịch sinh thái, rừng cây cung cấp nước ngọt và thực phẩm cho đồng bào các dân tộc, là con đường vận chuyển lâm sản về đồng bằng ngồi ra cịn có nguồn nước ngầm phong phú.

Tài nguyên rừng Lang Chánh hiện nay có 11.632 ha rừng tự nhiên và 9.732 ha rừng trồng. Độ che phủ là 72%. Rừng Lang Chánh có nhiều loại gỗ quý như lim, lát hoa, pơ mu, dổi, vàng tâm, luồng, tre nứa và có nhiều dược liệu quý như quế, xa nhân, nấm hương, trầm hương,... cùng một số loại động vật quý hiếm: lợn rừng, khỉ v.v.

Về khống sản có mỏ đất sét dùng sản xuất gạch chịu lửa ở Làng En (xã Trí Nang); mỏ đồng ở xã Trí Nang; mỏ đá granit chất lượng cao, trữ lượng lớn ở rặng núi Bù Rinh. Bước đầu, các nhà khoa học xác định mỏ có diện tích khoảng 0,5 km², trữ lượng khoảng 660.000 m³. Đây là loại đá có độ bóng độ liên kết khá bền vững, có giá trị kinh tế cao. Nếu khai thác với sản lượng 100.000 m³ sản phẩm/năm, mỏ này có thể khai thác được trên 80 năm

+ Điều kiện kinh tế- xã hội

Lang Chánh là một trong 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa nên kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Huyện Lang Chánh chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp chiến tỷ lệ cao, lấy cây Lúa làm nguồn lương thực chính trong năm, bên cạnh đó cịn làm thêm nghề phụ như khai thác lâm sản.

Trong những năm qua cùng với sự phát triển và đổi mới của đất nước nền kinh tế của huyện Lang Chánh đã từng bước đạt được nhiều kết quả khả quan như:Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2020 là 20 triệu đồng/người/năm, các chỉ tiêu kinh tế trong năm đạt và vượt mức so với nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, năng suất lúa bình quân đạt 52 tạ/ha (năm 2019) vượt mức so với kế hoạch đặt ra (kế hoạch là 45 tạ/ha).

Cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế huyện Lang Chánh đã từng bước được đổi mới, các dự án đầu tư cho phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao như các chương trình đầu tư theo Nghị quyết 30a của chính phủ. Nhờ vậy nền kinh tế của xã có bước phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần hàng năm. Tuy nhiên, Cơ cấu kinh tế hiện nay vẫn lấy nông nghiệp làm gốc, nông nghiệp so với các lĩnh vực khác chiếm tỷ trọng cao (nông-lâm nghiệp 67%, công nghiệp 13%, dịch vụ 20%. Tỷ lệ hộ nghèo là 27%) cơ cấu kinh tế chưa mấy đa dạng.

Huyện Lang Chánh có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: dân tộc Thái (53 %), dân tộc Mường (33 %), dân tộc Kinh (14 %) ...Người dân Lang Chánh có truyền thống đồn kết, u nước, cần cù lao động. Tuy nhiên trình độ văn hố khoa học kỹ thuật cịn thấp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (Từ sơ cấp trở lên) mới đạt 14% tổng số lao động. Trong tương lai, cùng với nhịp độ phát triển của xã hội, UBND huyện cùng các đơn vị địa phương cần có giải pháp triệt để hơn nữa để thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, thoát khỏi là một trong 7 huyện nghèo của cả tỉnh Thanh Hóa.

+ Văn Hóa

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống văn hóa của bà con nhân dân trên địa bàn được cải thiện, các hủ tục lạc hậu được bải bỏ, thúc đẩy các hoạt động vui tết đón xuân, tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống. Nền văn hóa mang đậm đà bản sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện Lang

Chánh cũng từng bước được phát huy và gìn giữ như các làn điệu khắp của dân tộc Thái, điệu xường trong dân gian vẫn được truyền miệng qua các thế hệ, qua các lớp người của các dân tộc, thế hệ trẻ ngày càng yêu mến các làn điệu xường, khắp của dân tộc mình, đặc biệt là các làn điệu như khắp giao duyên, khắp mời rượu, khắp xin rước dâu….; các điệu xường giao duyên giữa các cặp trai gái, xường đang, xường chúc, xường kể…..

Trong những năm qua dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, lĩnh vực văn hóa - xã hội của huyện đã có bước phát triển mới, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện, các giá trị về tinh thần được quan tâm hơn. Tính đến nay huyện Lang Chánh đã triển khai chương trình xây dựng nơng thôn mới tại các xã, các thôn trên địa bàn, phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng các làng, bản văn hóa, cơ quan có nếp sống văn minh.... Được UBND tỉnh Thanh Hóa cơng nhận là một trong những huyện miền núi có nhiều làng đạt danh hiệu làng văn hóa năm 2018. Di tích lịch sử văn hố Chùa Mèo được cơng nhận là di tích cấp tỉnh năm 2019; Danh lam thắng cảnh thác Ma Hao được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2007 và công nhận khu du lịch cấp tỉnh năm 2019; Danh lam thắng cảnh thác Hón Lối, xã Giao Thiện được công nhận danh lam thắng cảnh cấp tỉnh năm 2017, và còn nhiều danh thắng của huyện đang chờ xét duyệt công nhận là danh thắng cấp tỉnh.

Huyện Lang Chánh có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo do sự giao thoa văn hóa giữa các đồng bào dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Trước tiên là các làn điệu dân gian, tiêu biểu là người Thái có làn điệu dân ca Khặp Thái. Tiếng hát được cất lên trong lao động sản xuất, ngày lễ, ngày tết, tiếng hát do một người hoặc do nhiều người hát đối đáp. Bằng tiếng hát họ muốn nói lên niềm sâu lắng của tâm hồn mình phản ánh ước mơ, hy vọng về cuộc sống, tủi nhục cay đắng mà con người phải gánh chịu. Hát giao duyên

khặp xưởng có thể diễn ra trong lúc đi nương, đi rẫy trong các đám cưới, mừng nhà mới, bên chĩnh rượu cần ở đó trai gái nói chuyện vui đùa kết giao bạn bè và mời nhau về nhà chuốc rượu hát cho đến khi nào mặt trời mọc mới tan cuộc....

Bên cạnh các làn điệu dân ca, ca dao huyên Lạng Chánh còn có các nhiều lễ tục trò chơi khác nhau trong các dịp khác nhau. Sinh hoạt văn hố ngày xn có các trị chơi ném còn, nhảy sạp, kéo co, đánh khẳng… cùng với các làn điệu giao duyên (khặp báo xáo) đó là những sinh hoạt văn hố mang tính chất cộng đồng lành mạnh. Thơng qua các hoạt động đó mà ngày xuân bớt phần tẻ nhạt, đơn điệu. Trai gái trong huyện có dịp quen biết, kết bạn và yêu nhau thành vợ thành chồng. Qua đó tình đồn kết giữa bản, làng, các dân tộc trong huyện ngày một củng cố bền chặt hơn. Theo tài liệu thu thập, huyện Lang Chánh Thanh Hoá thường tổ chức một số lễ hội, lễ tục gắn với các trò chơi truyền thống như: đánh chiêng boóc mạy, cầu mường, cầu mưa, ném cịn, làm vía, Tục ở rể và lễ cưới, Chơi Hạn khuống, Khua luống (quánh loóng)…

Trên cơ sở những trò chơi, lễ hội khác nhau, huyện Lang Chánh sẽ có những món ăn và trang phục khác nhau. Sự đa dạng, phong phú về ẩm thực và trang phục của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện mang ý nghĩa thể hiện tín ngưỡng, quan niệm thẩm mĩ của họ.

*Một số lễ hội tiêu biểu trên địa bàn huyện Lang Chánh

Sự đa dạng của lễ hội, lễ tục trên địa bàn huyện Lang Chánh là một cơng trình nghệ thuật độc đáo, mang lại giá trị văn hóa cộng động cao cần phát huy bảo tồn gìn giữ để lưu truyền đến muôn đời sau. Lang Chánh có nhiều di tích được xếp hạng, hằng năm đều diễn ra các lễ hội truyền thống, song các lễ hội chỉ ở tầm địa phương không phải cấp vùng, do vậy quy mơ tổ chức khơng lớn, mức độ phức tạp ít. Trong nhiều năm qua các lễ hội được tổ chức đều thực hiện đúng quy chế tổ chức lễ hội, thực hiện tốt công tác tiết

kiệm chống lãng phí. Mặc dù với hàng chục di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng, tuy nhiên huyện Lang Chánh mới phục dựng được một số lễ hội, tổ chức thường xuyên.

Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-UBND ngày 25/5/2009 của UBND huyện Lang Chánh về việc Ban hành Đề án phát triển Du lịch - Lễ hội giai đoạn 2009-2015, và quyết định số 4924/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 phê duyệt đề án nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh thanh hóa, phục vụ phát triển du lịch.

Một số lễ hội tại huyện Lang Chánh hiện nay đã và đang được giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ngay tại địa phương gồm:

Tên lễ hội

Thời gian

tổ chức Địa điểm Quy mô

Một số hoạt động lễ hội Lế hội Chùa Mèo Ngày mùng 06- 08 tháng giêng hàng năm Chùa Mèo, Khu phố Chiềng Ban 1, Thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Cấp huyện Quyết định số 96/QĐ- UBND ngày 05/02/2010 của UBND huyện, về việc cho phép tổ chức Lễ hội Chùa Mèo. Lễ dâng hương; Tế lễ; Lễ thả đèn hoa đăng. * Phần Hội: - Nhảy sạp, khua luống, cồng chiêng; ca hát; Thi uống rượu cần, hát khặp; bóng chuyền, bóng đá, bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, ném còn. Lế hội Chá Mùn Mùa Xuân làng Vần, xã Yên Thắng Cấp huyện Lễ cúng thần, *Phần hội: ném còn, bắn nỏ, đánh Mắng, đi cà kheo, hát dân ca Khặp Nghi thức truyền nghề

Tên lễ hội

Thời gian

tổ chức Địa điểm Quy mô

Một số hoạt động lễ hội Lễ hội làng, xã Giao Thiện tháng riêng Làng Khụ III, Làng Khụ II, Làng Khụ I Làng Nghịu, xã Giao Thiện Cấp xã Bà con mặc trang phục truyền thống, chơi Ném Còn; Bắn nỏ; kéo co; hát Xường; hát Khắp, chơi bóng chuyền Lễ hội đền Lê Phúc Hoạch Ngày 18/2/2021 (mùng 7 AL) Tại Đền Thờ Lê Phúc Hoạch, xã Đồng Lương Cấp huyện Lễ Cúng Thần; Lễ Dâng Hương; Lễ Khai hội;Múa Lân;

*Phần hội: Vật Mường, Kéo co, Bắn nỏ, Đẩy gậy, Ném cịn, Đánh quay (nữ), bóng chuyền nam (nữ) . -Tổ chức không gian nghệ thuật cồng chiêng Nguồn: Tác giả tổng hợp

Lễ hội Chùa Mèo: Chùa Mèo được xây dựng từ thời Nhà Trần, lúc đầu chùa có tên là chùa Chu và được mệnh danh là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tương truyền một lần Lê Lợi và nghĩa quân đã vào chùa Chu thắp hương khấn phật, cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Sau khi chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi đã sắc chỉ đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo. Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đại phá quân Thanh thắng lợi đã có Chiếu chỉ tu sửa, tơn tạo chùa Mèo. Tương truyền trước kia chùa Mèo được xây cất

theo kiểu Tam quan và lợp bằng ngói mũi. Trước đây lễ hội Chùa Mèo được tổ chức hàng năm, nhân dân Mường Chếnh, Mường Khạt, Mường Bỏ, Mường Nang và các Mường khác nô nức kéo nhau về hội chùa Mèo rất đông vui. Ngôi chùa Đỉnh Miêu đã tồn tại nhiều thế kỷ qua và chứng kiến nhiều bước thăng trầm của lịch sử đất nước và xứ Châu Lang. Năm 2005 chùa Mèo được UBND tỉnh Thanh hóa cơng nhận là di tích lịch sử văn hố cấp tỉnh. Được UBND huyện Lang Chánh lấy ngày 6, 7 tháng Giêng hàng năm làm ngày lễ hội truyền thống. Những năm gần đây lễ hội được tổ chức thường xuyên - là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của bà con nhân dân các dân tộc huyện Lang chánh và du khách thập phương.

Lễ hội Chá Mùn: Lễ hội Chá Mùn là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng

của người Thái đen. Tổ tiên của người Thái đen từ xa xưa đều tin vào ơng Then trên trời, vì ơng Then là nhân vật có quyền tối cao làm được tất cả mọi việc, trong đó có sự sống của vạn vật. Trong lễ hội, lễ vật cúng là những sản vật tự nhiên như hoa, quả, xơi, thịt lợn, thịt gà... Ngồi ra, trong lễ hội cịn phải có cây bơng được trang trí những bông hoa, các con vật, như chim, cá, gà được các nghệ nhân làm từ cây nứa. Lễ hội Chá Mùn thường có 4 bước. Bước 1 là khâu chuẩn bị, bước 2 là đón thần linh, bước 3 các hoạt động lễ hội, bước 4 kết thúc lễ hội. Các hoạt động của lễ hội đều hàm chứa những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể, được thể hiện qua các câu từ, âm nhạc, điệu múa cách điệu hình ảnh các con vật, các lồi hoa trang trí trên cây bơng. Chủ buổi lễ là thầy lang được người dân tín nhiệm và là người chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Với lịng thành kính, đồng bào dâng lên trời đất những sản vật do chính họ làm ra, đồng thời cầu mong thần linh phù hộ để sang năm mới mọi nhà khỏe mạnh, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Trong lễ hội người dân cịn trình diễn những trò chơi, trò diễn độc đáo như ném còn, bắn nỏ, đi cà kheo... cùng những làn điệu dân ca được hát, múa xung quanh cây bông tạo

nên khơng khí vui tươi, rộn ràng...Thông qua lễ hội, người dân gửi gắm những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc và cũng là dịp để người dân giao lưu văn hóa, văn nghệ, qua đó vun đắp, gìn giữ những nét đẹp về phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũng như ứng xử trong cộng đồng. Việc khôi phục lễ hội Chá Mùn là điều kiện thuận lợi để huyện Lang Chánh quảng bá, giới thiệu nét văn hóa của cộng đồng người Thái đen tới đông đảo nhân dân trong và ngồi tỉnh, góp phần phát triển sản phẩm du lịch độc đáo trong chuỗi các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý lễ hội trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)