Vai trò của thị trường du lịch

Một phần của tài liệu Luận án Somsanith KENEMANY (Trang 52 - 55)

- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL

2.1.3.2. Vai trò của thị trường du lịch

Thị trường du lịch là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, là một bộ phận cấu thành hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế, nơi thực hiện các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia thị trường, do vậy, nó có vai trị rất quan trọng đối với đời sống kinh tế và xã hội. Cụ thể là:

Thứ nhất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Mặc dù lưu thông do

sản xuất quyết định và phục thuộc vào sản xuất, nhưng hoạt động lưu thông các sản phẩm du lịch trên thị trường cũng có tác động mạnh mẽ trở lại đối với sản xuất, điều chỉnh và định hướng sản xuất. Các sản phẩm được lưu thơng trên TTDL rất đa dạng và có tỉnh tổng hợp, việc tiêu thụ và mức độ tiêu thụ các sản phẩm này có tác động trực tiếp đối với các hoạt động sản xuất ra chúng. Khi TTDL được phát triển, sản phẩm du lịch được lưu thơng, thì càng có điều kiện thu hút các nguồn lực vào phát triển sản xuất. Sự phát triển của

TTDL khi được mở rộng ra phạm vi quốc tế, còn tạo ra điều kiện để thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ. Nhờ đó, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

Thứ hai, góp phần cải thiện tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống

của con người và xã hội. Sự phát triển và vận hành trôi chảy của TTDL sẽ tạo ra điều kiện để các cá nhân và nhóm dân cư được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, tài nguyên du lịch. Với rất nhiều loại sản phẩm và dịch vụ được TTDL cung ứng, người tiêu dùng có thể lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của mình. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch của mỗi người không chỉ đơn thuần là tận hưởng trong tiêu thụ sản phẩm, mà còn giúp cải thiện được sức khoẻ, làm tăng khả năng sáng tạo, giúp con người được hạnh phúc hơn... Nhờ đó, chất lượng lao động, làm việc của con người được nâng lên, năng suất lao động tăng lên. Vì lẽ đó, nhiều nước đã coi sự gia tăng nhu cầu đi du lịch là một tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

Thứ ba, góp phần tạo động lực để phát triển các thị trường và các ngành

kinh tế khác. Do sản phẩm để đáp ứng nhu cầu du khách có tính chất tổng hợp liên ngành, nên ngoài yếu tố tự nhiên ban tặng, việc cung ứng sản phẩm du lịch phải được sự hỗ trợ của các thị trường và sản xuất của các ngành kinh tế khác. Sự phát triển của TTDL sẽ tạo thêm động lực để phát triển các thị trường và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản xuất của các ngành kinh tế khác. Chính vì thế, nhiều nước đã coi kinh doanh du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trị đầu tầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), TTDL tồn cầu khơng ngừng phát triển kể từ những năm 1950, nó đã trở thành một trong những trụ cột chính cho tiến bộ kinh tế và xã hội với sự gia tăng liên tục số lượng du khách. Lượng khách du lịch quốc tế đã tăng từ 25 triệu vào năm 1950 lên 1,13 tỷ trong năm 2014 và dự báo con số này sẽ tăng lên 1,8 tỷ vào năm 2030, du lịch hiện đang tạo ra 9% GDP toàn cầu mỗi năm [78].

Thứ tư, góp phần việc làm và thu nhập cho người lao động. Do đặc thù

của hoạt động kinh doanh trên TTDL chủ yếu là dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao động rất cao, tạo nhiều việc làm cho xã hội. Tại những nơi có tài nguyên

du lịch được khai thác, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng lớn người lao động. Ngồi việc kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, sự phát triển của TTDL còn tạo thêm việc làm cho các ngành kinh tế khác. Nhờ đó, quy mơ việc làm trong xã hội tăng lên, thu nhập của lao động tăng lên. Đối với một nước hay một tỉnh cịn trong tình trạng đang phát triển, khi dư thừa lao động cịn là vấn đề bức xúc, thì phát triển TTDL được coi là một giải pháp có tầm quan trọng đặc biệt.

Thứ năm, góp phần khai thơng các nguồn lực trong nước và quốc tế phát

triển doanh nghiệp. Sự phát triển liên thông TTDL trong nước và quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề trong nước, nhất là các nghề truyền thống có tính đặc trưng vùng miền, thu hút các nguồn lực tự bên ngoài cho đầu tư phát triển; đồng thời tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế. Nhờ đó, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho kinh doanh du lịch thơng qua thị trường và doanh nghiệp nước ngồi, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên làm du lịch theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong nước khi tham gia TTDL.

Thứ sáu, góp phần mở rộng sự hiểu biết và giao lưu giữa các dân tộc trong

nước và quốc tế. Hầu hết các quốc gia đều muốn gia tăng lượng khách du lịch, mong muốn cộng đồng toàn cầu nhận thức tích cực về các sản phẩm do quốc gia đó sáng tạo. Thơng qua TTDL, đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, đã làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thơng qua người ở địa phương khác, khách nước ngồi về phong cách sống, ngoại ngữ, thẩm mỹ,… tạo ra sự giao thoa về văn hóa giữa các vùng, miền và các dân tộc khác nhau trên thế giới; làm tăng thêm tình đồn kết, hữu nghị, mối quan hệ thân ái của nhân dân giữa các vùng, nhân dân giữa các quốc gia với nhau.

Như vậy, sự phát triển của TTDL có tác động nhiều mặt đối với đời sống kinh tế và xã hội. Nhận thức đúng vai trò của thị trường này và có chiến lược, chính sách đầu tư đúng đắn là rất cần thiết để góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội theo hướng bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Somsanith KENEMANY (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w