- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL
2.2.1.4. Lựa chọn cơ chế vận hành thị trường du lịch
Cũng như các thị trường khác, cơ chế vận hành TTDL là một "guồng máy" điều chỉnh hoạt động của các chủ thể tham gia TTDL. Nó có thể là cơ chế thị trường hay cịn gọi là "bàn tay vơ hình", "cơ chế tự điều tiết", cũng có thể là sự điều tiết và quản lý của nhà nước hay còn gọi là "bàn tay hữu hình", đối với TTDL, và cũng có thể được kết hợp cả hai loại cơ chế này, tức là cơ chế "Hai bàn tay". Cơ chế vận hành TTDL là một nội dung quan trọng trong việc lựa chọn môi trường thuận lợi cho các chủ thể tham gia TTDL.
Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết, tự vận hành thị trường. Nó tự phát sinh ra và tự phát điều chỉnh hoạt động của các chủ thể thị trường. Cơ chế này có tác động rất lớn đối với các chủ thể thị trường mà trước hết là đối với các tổ chức kinh doanh du lịch. Nó buộc chủ doanh nghiệp phải tích cực hơn, năng động và sáng tạo hơn trong hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch. Nó làm cho các nguồn tài nguyên du lịch được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, cung ứng sản phẩm tốt hơn, giá cả hợp lý hơn. Cơ chế này cũng loại bỏ những nhà kinh doanh kém cỏi, thiếu năng lực và giữ lại những người kinh doanh thành cơng. Tuy nhiên, q trình vận hành nền kinh tế của cơ chế thị trường cũng đưa lại những kết quả không mong muốn mà nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu. Chính vì thế, ngày nay để vận hành TTDL hoạt động có hiệu quả và để thực hiện các mục tiêu xã hội trong phát triển kinh tế, ở nhiều nước đã có sự kết hợp giữa thị trường và nhà nước.
Nhà nước điều tiết và quản lý TTDL là hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm hướng sự hoạt động của các chủ thị trường theo mục đích nhà nước đã lựa
chọn. Để thực hiện việc điều tiết này, nhà nước phải sử dụng các công cụ kể cả kinh tế và cơng cụ hành chính. Đó là hệ thống luật pháp, kế hoạch hóa và các chính sách phát triển TTDL, hệ thồng xúc tiến và quảng bá du lịch, bộ máy quản lý TTDL mà chủ yếu là các hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với tạo điều kiện mơi trường thơng thống trong đầu tư kinh doanh du lịch, việc nhà nước điều tiết TTDL địi hỏi phải có sự kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh du lịch. Nó bao gồm kiểm tra, kiểm sốt hoạt động của TTDL theo định hướng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển đã được xác định để có hướng điều chỉnh kịp thời; kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực để phát triển sản phẩm du lịch để các nguồn lực được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, khơng bị lãng phí; kiểm tra, kiểm sốt việc thực hiện chức năng của nhà nước về TTDL nhằm bảo đảm trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, các hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch nắm chắc tình trạng hoạt động của doanh nghiệp để có phương hướng và biện pháp điều chỉnh nhằm đảm bảo cho chúng tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Ở CHDCND Lào hiện nay, việc nhà nước thực hiện nhất qn các chính sách tạo mơi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và phát triển các loại hình doanh nghiệp du lịch, bảo đảm cho mọi cơng dân có quyền tự do đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực du lịch mà nhà nước không cấm, quyền bất khả xâm phạm về sở hữu hợp pháp trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội và các nguồn lực phát triển, tiếp cận thông tin, v.v... Đồng thời, để thúc đẩy TTDL, nhà nước đã chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế, tham gia đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu và song phương. Những chủ trương và chính sách này là rất cần thiết cho phát triển TTDL ở Lào.
Như vậy, nội dung phát triển TTDL bao gồm việc quy hoạch, định hướng phát triển thị trường, phát triển nguồn cung cho thị trường và tạo lập môi trường, thể chế thuận lợi cho phát triển thị trường. Thực chất, đây là những nội dung tác động làm tăng số lượng và nâng cao chất lượng cung về sản phẩm du lịch theo quan điểm cung dẫn cầu. Tất nhiên, trên TTDL cầu cũng có vai trị rất quan trọng, nhiều khi lại trở thành nhân tố quyết định cung. Do vậy, để phát triển
TTDL, các nhà hoạch định chính sách phải tính đến các nhân tố kích cầu du lịch trong một bối cảnh nhất định.