- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL
4.2.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển thị trường du lịch và ứng dụng khoa học, công nghệ
trường du lịch và ứng dụng khoa học, công nghệ
Sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch chính là điều du khách cảm nhận được trong chuyến đi du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch chịu tác động quyết định của yếu tố con người và giá trị tài nguyên vì chúng tạo nên cảm nhận của du khách về chất lượng của
chuyến đi. Để đáp ứng yêu cầu phát triển TTDL, đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tập trung vào những giải pháp sau:
Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực du lịch trên địa bàn Luông Pra Băng. Trước hết cần tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh Lng Pra Băng qua các chương trình điều tra, khảo sát về nguồn nhân lực du lịch, xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển với từng đối tượng cụ thể. Phần loại các đối tượng cần đào tạo thành các nhóm như: cán bộ quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch, nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp và các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch, quần chúng nhân dân tại các khu du lịch.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực du lịch. Dựa trên định hướng phát triển nguồn nhân lực du lịch, xác lập các hình thức, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với người lao động. Các địa phương, các doanh nghiệp có những đặc điểm khác nhau nên hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng với nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo thực tiến kinh doanh của doanh nghiệp,v.v... Đào tạo cần phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, người lao động phải đảm nhận được công việc chuyên môn sau khi đào tạo. Nguồn nhân lực du lịch phải có kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,...
Hai là, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với các trường cao đẳng, trường đại học trong tỉnh và trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn: Đại học quốc gia Lào, Đại học tài chính - ngân hàng, Đại học Su Pha Nụ Vông,… tiến hành xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Nhất thiết phải đào tạo ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai một đội ngũ cán bộ có
năng lực chuyên mơn sâu, có tư cách đạo đức, n nghề. Đội ngũ cán bộ này phải được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, đến quá trình cạnh tranh, phát triển du lịch và các hiểu biết về du lịch hiện đại, quy hoạch du lịch, thông tin liên quan đến đầu tư du lịch và hiểu biết đến hoạt động của các cơng ty du lịch quốc tế có mặt tại Lng Pra Băng. Trong thời gian tới, cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý mang tính chiến lược, ổn định, lâu dài, bền vững và phát triển.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Để nâng cao chất lượng phục vụ trong kinh doanh du lịch cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Nội dung đào tạo trước hết phải tập trung vào những kiến thức, ký năng chun mơn, đào tạo những gì thực tế cần, gắn giữa lý thuyết và thực hành nghiệp vụ do thị trường quyết định. Cơ chế đào tạo phải thơng thống, thuận lợi, có sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Cùng với đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, người lao động còn phải được bồi dưỡng những kiến thức trong từng lĩnh vực như: kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia, vùng lãnh thổ là TTDL trọng điểm của Lào và tỉnh Luông Pra Băng, kiến thức về du lịch, ngoại ngữ, máy vi tính và phải chú ý tới các nội dung văn hóa trong kinh doanh du lịch như các giá trị văn hóa, phong tục tập quán đẹp, cách ứng xử văn minh, lịch sử, tôn trọng du khách,… tiến tới xây dựng văn minh trong kinh doanh du lịch của Luông Pra Băng.
Ba là, thiết lập hệ thống thông tin về nguồn nhân lực trên thị trường. Sự
phát triển nguồn nhân lực trong TTDL ngày càng tăng về mặt quy mô, cơ cấu, số lượng và chất lượng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý và kiểm sốt hệ thống thơng tin về nguồn nhân lực du lịch sẽ cho phép phân tích, dự báo phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học, nhanh và tin cậy. Những thông tin cần có bao gồm: thơng tin về các cơ sở đào tạo, các ngành nghề trong du lịch, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, thông tin về cơ cấu, số lượng, chất lượng
nguồn nhân lực; thông tin dự báo về nguồn nhân lực du lịch trên thị trường và các thơng tin khác như: chính sách, kế hoạch, chế độ phát triển nguồn nhân lực du lịch,... Các tổ chức các hoạt động như: giao lưu gặp gỡ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm qua quá trình hoạt động kinh doanh, hội thảo cũng như tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo và người lao động, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Sự phân phối giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng là hết sức cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực du lịch, cung - cầu nguồn nhân lực để xây dựng chiến lược tổng thể và đào tạo nguồn nhân lực.
Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, quản lý thuộc lĩnh vực khách sạn, lữ hành và các chương trình đào tạo ngắn hạn, trung hạn. Khuyến khích việc du học, bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan mơ hình quản lý, đào tạo ở các nước có trình độ và phát triển cao về du lịch, cử cán bộ đi nghiên cứu và học tập tại nước ngồi theo các chương trình khác nhau. Tổ chức những buổi giao lưu giữa các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp nhằm trao đổi những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ngành nghề.
Năm là, xây dựng chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du
lịch. Có chính sách hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào phát triển du lịch, hình thành đội ngũ lao động làm du lịch có tính chun nghiệp, cải thiện tốt môi trường để thu hút các nhà đầu tư du lịch trong nước và nước ngoài đến Lng Pra Băng. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của tỉnh, đồng thời thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn vốn cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Luông Pra Băng nên có chính sách tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp chun ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn
Quốc,... Sau đó đào tạo văn bằng hai về du lịch góp phần giải quyết tình trạng đội ngũ lao động yếu về ngoại ngữ, tin học.
Cần phải chú ý đến người dân địa phương nơi có tài ngun du lịch đang khai thác để có chính sách ưu tiên tuyển chọn. Khi ra trường công tác họ sẽ giúp cho du khách hiểu biết tốt hơn và sâu sắc hơn về mặt văn hóa, phong tục tập quán của người Lào ngay tại nơi họ sinh ra và lớn lên. Đây là chính sách để khuyến khích người dân địa phương duy trì văn hóa truyền thống, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, đem lại lợi ích cho người dân địa phương, góp phần thực hiện chiến lược phát triển. Thực hiện tốt chính sách này sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ
phát triển kinh doanh du lịch. Các thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng trong kinh doanh du lịch sẽ làm giảm giá thành sản phẩm du lịch, như vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.
Đối với Luông Pra Băng, trước hết chú trọng đúng ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch nhằm mở rộng hợp tác đầu tư, cải thiện năng lực hệ thống phân phối sản phẩm, tuyên truyền quảng bá. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường du lịch đáp ứng yêu cầu của phát triển đồng bộ các loại thị trường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch và phục vụ giải quyết các vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với phát triển thị trường. Tăng cường tổ chức hợp tác với các tổ chức, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật, tiếp cận những thành tựu mới, sự tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng vào TTDL Luông Pra Băng.