- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường du lịch
Việc phát triển TTDL của Lào nói chung, các tỉnh trong nước nói riêng, chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố trong đó có cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu:
Thứ nhất, các yếu tố kinh tế. Thu nhập và thời gian rảnh rỗi của người
dân là hai yếu tố kinh tế rất quan trọng tác động đến cầu du lịch của người dân. Do hàng hóa và dịch vụ du lịch là loại sản phẩm cao cấp nên cầu du lịch tăng trưởng cùng chiều với mức tăng thu nhập. Cầu du lịch cũng biến đổi theo chiều thuận với thời gian rảnh rỗi của mỗi người. Khi thu nhập tăng và có thời gian nghỉ ngơi, rảnh rỗi thì cầu du lịch tăng; và ngược lại thu nhập và thời gian rảnh rỗi giảm thì cầu du lịch giảm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ tạo ra tăng trưởng từ 2% - 2,5% trong chi tiêu cho du lịch. Các yếu tố kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng đến cầu và cung hàng hóa, dịch vụ du lịch. Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng ổn định thì thu nhập của người dân tăng, cầu du lịch tăng. Khi xảy ra thiên tai, bệnh dịch, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tiền tệ hay khủng hoảng giá dầu lửa trên thế giới thì cả cung và cầu đều giảm xuống, TTDL bị thu hẹp.
Thứ hai, mức độ đáp ứng của các nguồn lực. Nguồn lực cho phát triển
TTDL là các yếu tố đầu vào để tạo ra cung sản phẩm du lịch. Nó bao gồm các nguồn lực cứng và các nguồn lực mềm. Nguồn lực cứng gồm có tài nguyên du lịch, vốn, khoa học, công nghệ và nguồn lực con người. Nguồn lực mềm bao gồm các quan hệ hợp tác giữa các công ty, các ngành, các địa phương và hợp tác quốc tế trong mở rộng cung, cầu và phát triển TTDL, mức độ tham gia, cởi mở của các tổ chức, hiệp hội du lịch, cơ chế chính sách của nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương, mức độ tham gia của cộng đồng dân cư, mức độ hiếu khách tại điểm đến... Nguồn lực tài nguyên du lịch bao gồm danh thắng, tài nguyên thiên nhiên được công nhận là khu bảo tồn và các vườn quốc gia, di sản vật thể, phi vật thể, di sản lịch sử, văn hóa được cơng nhận ở các cấp độ vùng, quốc gia, quốc tế. Nguồn lực vốn là điều kiện để các dự án du lịch trở thành hiện thực. Nguồn lực khoa
học và cơng nghệ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hoạt động của TTDL. Nguồn lực con người khơng chỉ ở số lượng mà cịn rất quan trọng là
ở chất lượng với tính chun nghiệp của họ. Nếu quy mơ và chất lượng của các nguồn lực trên mà tăng lên thì quy mơ và chất lượng cung về sản phẩm du lịch sẽ tăng lên. Nếu việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch được sự hỗ trợ mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ hiện đại thì khơng chỉ tăng cung mà cịn kích thích cầu tức là sẽ thu hút được nhiều du khách hơn.
Ngày nay, trong phát triển TTDL cuộc cách mạng 3T (Telecommucation - Transport - Tourism) là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để thúc đẩy sự phát triển TTDL. Nó được sử dụng trong ngành hàng không để vận chuyển du khách, trong hỗ trợ việc tìm kiếm thơng tin trực tuyến, đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm du lịch. Các thành tựu công nghệ kỹ thuật số và mạng internet, cơng nghệ thực tế ảo (VR), cơng nghệ 3D... có ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đối với thị trưởng điểm đến du lịch mà còn làm phát sinh TTDL mới như du lịch tại chỗ thông qua các trang web.
Thứ ba, các yếu tố chính trị. Tuy thể chế kinh tế, chính trị được quyết định
bở các quan hệ kinh tế, nhưng nó có tác động trở lại kinh tế thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế. TTDL là một lĩnh vực kinh tế cũng chịu tác động này. Cụ thể là nó chịu ảnh hưởng bởi đường lối, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đảng và nhà nước. Nếu đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn cho phép phát huy được các nguồn lực và các hình thức tổ chức kinh doanh của mọi chủ thể thì cùng với các thị trường khác, TTDL được phát triển. Tương tự, mức độ an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã hội được bảo đảm thì TTDL có điều kiện thuận lợi để phát triển. Những bất ổn về chính trị, xã hội đều tác động tiêu cực thậm chí cịn phá hoại thị trường. Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu để du khách quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Nhiều nghiên cứu cho thấy TTDL có độ nhạy cảm rất cao đối với chính trị và trật tự, an tồn xã hội.
Thứ tư, mức độ địa phương hóa, khu vực hóa và tồn cầu hóa. Địa phương hóa TTDL thể hiện ở các yếu tố về bản sắc địa phương trong việc cung
ứng hàng hóa và dịch vụ du lịch, làm cho TTDL ở địa phương này có tính độc đáo, khác biệt so với ở các địa phương khác, gây sức hấp dẫn điểm đến đối với khách du lịch.
Khu vực hóa là q trình gắn kết giữa các quốc gia, lãnh thổ trong cùng khu vực địa lý, có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, tơn trọng lẫn nhau thông qua các quy định chặt chẽ của điều ước quốc tế. Ví dụ, ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á. Tồn cầu hóa thể hiện ở mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân vè kinh tế, văn hóa... trên quy mơ tồn cầu. Trong kinh tế, tồn cầu hóa được đặc biệt nhấn mạnh với hợp tác sản xuất và tự do hóa thương mại. Ví dụ, WTO là một tổ chức thương mại tồn cầu có trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ; UNWTO là một cơ quan của Liên hiệp quốc nắm bắt mọi vấn đề liên quan đến du lịch trên toàn thế giới với 156 quốc gia tham gia. Khu vực hóa và tồn cầu hóa càng được mở rộng thì TTDL quốc gia càng có cơ hội để mở rộng và phát triển ra các nước trên thế giới. Tất nhiên, khu vực hóa, tồn cầu hóa cũng đặt ra khơng ít thách thức và áp lực cạnh tranh đối với các công ty du lịch quốc gia trong phát triển thị trường.
Thứ năm, môi trường sống và làm việc của con người, mức độ nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch. Mơi trường sống và làm việc
của con người có tác động đến TTDL. Ví dụ, người dân sống ở các đơ thị đơng đúc, nhiều tiếng ồn và khói bụi độc hại thường muốn đi du lịch để cải thiện chất lượng cuộc sống. Hàng ngày con người luôn phải làm việc, tiếp xúc với máy tính và các trang thiết bị điện tử hiện đại. Điều đó khiến nhiều người muốn được thay đổi khơng khí trong lành, đến một nơi có mơi trường sống lành mạnh, nghỉ ngơi và thư giãn khi có những dịp nghỉ lễ dài ngày.
Mức độ nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch và mức độ giám sát của cộng đồng địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến du lịch có ảnh hưởng quan trọng đến duy trì hoạt động và phát triển TTDL một cách bền vững.
Ngồi ra, hoạt động của TTDL cịn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như mức độ hoàn hảo của hoạt động quảng bá, marketing du lịch, mức độ thân thiện của người dân khi tiếp đón khách du lịch, độ hoàn hảo trong các dịch vụ của người và tổ chức kinh doanh du lịch.