- Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL
4.2.1. Mở rộng đầu tư phát triển thị trường du lịch
Ngồi yếu tố tiềm năng du lịch, trình độ quản lý thì hiệu quả phát triển TTDL phụ thuộc rất lớn nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng. Để xây dựng được kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển TTDL, cần tập trung vào những vấn đề cơ bản như sau:
Một là, đầu tư phát triển TTDL phải kết hợp việc sử dụng nguồn vốn
đầu tư từ ngân sách Nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong nhân dân. Thực hiện phương châm xã hội hóa trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác các thế mạnh sẵn có, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển TTDL. Cần huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài.
-Nguồn vốn trong nước, trước hết là đầu tư từ ngân sách Nhà nước nên
tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề và các điểm du lịch tiềm năng; bảo vệ, tơn tạo các di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng, phát triển cơng tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nghề. Tỉnh Lng Pra Băng cần có chính sách và giải pháp nhằm tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ chương trình hành động quốc gia về du lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá, phát triển nguồn nhân lực.
Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp và trong dân cư, cần hình thành huy động vốn dưới hình thức cổ phần thơng qua thị trường chứng khốn, tăng cường góp phần vốn liên doanh, liên kết của các nhà đầu tư trên cơ sở Luật đầu tư để xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống dịch vụ như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng cao cấp và các phương tiện vận chuyển. Cần phải coi đây là nguồn vốn ưu tiên cho chiến lược phát triển lâu dài, nhất là vốn của các doanh nghiệp nhà nước.
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài, coi trọng huy động vốn viện trợ phát
triển chính thức (ODA) và vốn vay các ngân hàng nước ngoài của các nhà cung cấp vốn đang chiếm tỷ trọng lớn ở Lào như: Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB),... Khi tiếp nhận vốn phải cân nhắc thận trọng từng điều khoản để tránh bị lệ thuộc. Khi sử dụng nguồn vốn cần chú ý sử dụng hệ thống quản lý chặt chẽ của cơ quan tài chính, cơ quan kiểm tốn. Khai thác nguồn vốn từ các chương trình hợp tác quốc tế của Nhà nước để tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch của tỉnh. Đối với nguồn vốn FDI, thực hiện liên doanh trong điều kiện chúng ta thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý.
Hai là, đầu tư có trọng điểm, xây dựng danh mục các dự án và kêu gọi
vốn đầu tư.
- Tập trung kêu gọi và thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên của tỉnh về phát triển du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sức hút cao với các
nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Trong danh mục các dự án đầu tư này cần xác lập những lĩnh vực đầu tư như: đầu tư cho các cơng trình dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, xử lý mơi trường, tơn tạo các di tích văn hóa lịch sử và các lễ hội truyền thống,v.v... Kết hợp đầu tư nâng cấp các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Cơng bố, giới thiệu rộng rãi, chủ động tìm mọi nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư chiến lược vào thực hiện các dự án tại các khu du lịch như: khu di tích lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái và làng nghề thủ cơng truyền thống có giá trị cao được xác định là có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh như khu du lịch nằm ở các huyện trong tỉnh.
- Đầu tư xây dựng phát triển sản phẩm du lịch chủ đạo trên TTDL của tỉnh: nâng cao cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, tôn tạo cảnh quan môi trường
tại các điểm đang khai thác như: ở thành phố Luông Pra Băng, huyện Phu Khun, Xiêng Ngân, Chom Phết, Mương Ngoi, v.v... Đây là quá trình thực hiện các dự án khu du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và vui chơi giải trí. Dự án khu
du lịch cao cấp, khu nghỉ mát là tập trung ở khu thành phố Luông Pra Băng, huyện Phu Khun, Chom Phết và Mương Ngoi.
Tiếp tục đầu tư xây dựng các điểm làng nghề gắn với phát triển du lịch là ở các huyện thành phố như: thành phố Luông Pra Băng, huyện Chom Phết, Pak U và Mương Ngoi. Sau đó nhân rộng ra các làng nghề còn lại đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm tạo thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn với khách du lịch, vừa đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ hàng thủ công truyền thống.
Ba là, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư thơng qua các chính sách khuyến
khích đầu tư. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư như đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, ưu tiên vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển du lịch để các nhà đầu tư đánh giá đúng thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng và xây dựng hệ thống cung cấp thơng tin. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi, giữa tư nhân với Nhà nước. Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng hạ tầng đến các khu du lịch, sau đó hồn trả vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thu được của hoạt động kinh doanh du lịch hoặc nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
Khuyến khích các nhà ngân hàng như: ngân hàng Thương mại quốc tế, phát triển Nơng nghiệp, Phạt thạ nà Lào…và các tổ chức tín dụng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn nhằm triển khai các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn để các doanh nghiệp có vốn kịp thời xây dựng, nâng cấp và sửa chữa các hạng mục cơng trình. Vốn vay từ các ngân hàng có thể đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao. Khi có điều kiện, nên thành lập ngân hàng đầu tư phát triển du lịch của tỉnh nhằm thu hút vốn một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.