4. Kết cấu của Luận án
3.6.3. Bài học kinh nghiệm cho giảm nghèo bền vững tại tỉnh Bắc Kạn
Một là, cần xây dựng một cơ chế đủ mạnh để thu hút các nguồn lực của xã hội vào đầu tư cho giảm nghèo. Do nguồn vốn trên cấp không nhiều, việc huy động nội lực hạn chế nên nguồn lực cung cấp theo các chƣơng trình thƣờng không đáp ứng đủ với nhu cầu. Trên thực tế, chƣa thu hút đƣợc các nguồn lực xã hội khác tham gia vào công tác giảm nghèo.
Hai là, cần làm tốt hơn công tác lập kế hoạch, giám sát và kiểm tra thực hiện đầu tư cho các chương trình giảm nghèo để việc cung cấp nguồn vốn đúng tiến độ, phù hợp với nhu cầu của địa phương. Việc giải ngân vốn chậm và sự thụ động trong lồng ghép vốn giữa các chƣơng trình ở địa phƣơng đã làm cho một số hạng mục công trình ở trong tình trạng chờ đợi vốn.
Ba là, cần tăng cường và ưu tiên nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông thôn bản, đường liên thôn, liên xã: Đây là yêu cầu cấp bách trong công tác xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Đầu tƣ xây dựng các tuyến đƣờng giao thông nông thôn là bƣớc đột phá để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, phát triển nông thôn, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân nông thôn.
Bốn là, cần tăng cường vốn đầu tư, hoàn thiện hệ thống kênh mương, trạm bơm, đập, hồ và quan tâm cải tiến phương pháp quản lý, khai thác, bảo dưỡng các công trình: Việc đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi hiện nay chƣa phát huy hiệu quả, từ công tác lập dự án và thực hiện đầu tƣ còn lỏng lẻo, thiếu thực tế dẫn đến nhiều công trình không sử dụng hết công suất hoặc không sử dụng đƣợc gây lãng phí cho ngân sách nhà nƣớc. Nhiều công trình thực tế sử dụng không đáp ứng đến 50% năng lực thiết kế, thậm chí có công
trình không phát huy hiệu quả, nhƣ công trình đập mƣơng Nà Muồng, xã Giáo Hiệu, năng lực thiết kế 25ha, thực tế sử dụng 3,85ha.
Năm là, thực hiện tốt sự phân cấp và cải tiến cơ chế hành chính, đẩy mạnh và nâng cao năng lực quản lý, giám sát cho cán bộ cơ sở, tập huấn cho người dân kỹ năng chuyên môn trong phối hợp xây dựng kế hoạch, quản lý thực hiện và giám sát chương trình: Sự bất cập trong phân cấp quản lý đầu tƣ dẫn đến tình trạng một số xã làm chủ đầu tƣ, khoán trắng công trình cho nhà thầu, thiếu sự quản lý giám sát nên chất lƣợng công trình không đảm bảo. Các xã và cộng đồng ngƣời dân chƣa thực sự thực hiện trọn vẹn quyền làm chủ đầu tƣ mà mình đƣợc phân cấp. Nguyên nhân một phần do tƣ tƣởng quan ngại, chƣa thực sự tin tƣởng vào khả năng thực hiện của các cấp cơ sở, do ràng buộc của quy định pháp lý nhƣng bên cạnh đó cũng do trình độ chuyên môn của cán bộ, đặc biệt là cán bộ xã, thôn bản và trình độ ngƣời dân chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Sáu là, cần tăng mức hỗ trợ vốn vay tối đa để tạo điều kiện cho hộ nghèo mở rộng sản xuất: Mức hỗ trợ vốn vay hiện nay là thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Hộ nghèo chỉ đƣợc vay tối đa 5 triệu đồng để phát triển sản xuất số vốn này là thấp vì nhƣ vậy phải có 4 hộ mới có thể mua đƣợc một con trâu. Mặt khác, do mức vốn vay thấp (lãi suất 0%) nhiều ngƣời quan niệm nhƣ đƣợc cho không nên sử dụng vốn vay không hiệu quả, có thể tính lãi suất vay ở một mức thấp nào đó để ngƣời dân có trách nhiệm với đồng vốn vay.
Bảy là, cần phải tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người dân một cách cụ thể, thực hành ngay trên đồi rừng của họ: Công tác hỗ trợ kỹ thuật sản xuất từ các chƣơng trình, dự án giảm nghèo đã đến đƣợc các hộ nghèo, nhƣng để đạt đƣợc hiệu quả còn phụ thuộc vào sự phối hợp của ngƣời dân. Phƣơng pháp tiếp cận và hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân, nhất là các hộ nghèo với trình độ dân trí thấp, tính bảo thủ và ỷ lại cao là vấn đề cần quan tâm của các cấp, các ngành trong công cuộc giảm nghèo bền vững hiện nay.
Tám là, cần phải cải tiến việc lập kế hoạch đảm bảo tính kịp thời, xác định cây con giống hỗ trợ phải phù hợp với từng địa phương và phù hợp với
điều kiện sản xuất của từng hộ. Hiện nay vẫn còn tình trạng việc hỗ trợ cho ngƣời dân chƣa kịp thời, ví dụ khi đem cây giống đến tay ngƣời dân thì đã muộn thời vụ, hoặc ngƣời dân đã bỏ tiền ra xây chuồng trại nhƣng mãi vẫn không nhận đƣợc con giống hỗ trợ. Một số loại con giống dự án hỗ trợ ví dụ nhƣ bò sữa, bò thịt không phù hợp với điều kiện sống và khí hậu của địa phƣơng nên hay bị ốm, chết.
Chín là, cần phải giúp người dân liên kết với doanh nghiệp, hoặc trợ giúp người dân phát triển làng nghề, tiêu thụ sản phẩm nông lâm: Vấn đề chất lƣợng hàng hoá, thƣơng hiệu sản phẩm, quảng bá sản phẩm là những khái niệm còn hết sức mới mẻ với nông dân. Cần thiết phải tạo điều kiện cho ngƣời dân giao lƣu, liên kết với các doanh nghiệp, từ đó làm quen với phƣơng thức sản xuất hàng hoá, phát triển làng nghề và tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Mười là, cần tăng cường cho tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề giảm nghèo, về ý thức người dân đối với công tác giảm nghèo: Là ngƣời đƣợc hƣởng lợi từ các chƣơng trình, dự án nên ngƣời dân thƣờng có thói quen đánh giá không khách quan về những lợi ích và mục tiêu của chƣơng trình, dự án. Sự ỷ lại của ngƣời dân một phần là do thiếu nhận thức về vấn đề giảm nghèo, chƣa xác định đƣợc yếu tố quyết định của việc cải thiện chất lƣợng sống phải xuất phát từ chính sự vận động cố gắng của bản thân ngƣời nghèo.
Tóm tắt chƣơng 3
Chƣơng 3 của Luận án đã đánh giá các nguồn lực giảm nghèo, những thành tựu về giảm nghèo cho các hộ nông dân của tỉnh Bắc Kạn và những hạn chế cũng nhƣ bài học kinh nghiệm về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây là cơ sở quan trọng để đƣa ra những định hƣớng và giải pháp của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 4.1. Định hƣớng và mục tiêu của giảm nghèo bền vững
4.1.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Thực hiện tinh thần và nội dung Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 5 năm 2011 về Định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;
Thực hiện Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 của Chính phủ;
Thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến đến năm 2020;
Thực hiện chƣơng trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2012 - 2015.
Trong giai đoạn trƣớc mắt và mục tiêu đến năm 2020, định hƣớng giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Một là, giảm nghèo bền vững phải bám sát chủ trương, chính sách và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước xác định vị trí, vai trò chủ đạo của Nhà nước trong chiến lược giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Theo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới và bài học rút ra từ thực tiễn ở Việt Nam, những ngƣời nghèo, hộ nghèo là những hộ thiếu hụt về mọi mặt của cuộc sống. Họ không chỉ nghèo về vật chất, thu nhập thấp mà họ còn gặp nhiều khó khăn nhƣ: trình độ học vấn thấp, không có năng lực ứng xử với các rủi ro, thiếu sự hiểu biết xã hội và thiếu các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội khác. Đối với họ thực sự là khó có thể hoặc không có thể tự mình vƣợt qua những khó khăn đó để vƣơn lên xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống. Do đó, Nhà nƣớc có vai trò chủ đạo, quyết định trong xây dựng và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Các chủ trƣơng,
chính sách của Đảng và Nhà mang tính vĩ mô, toàn diện và công bằng làm căn cứ cho các địa phƣơng tổ chức thực hiện.
Hai là, giảm nghèo bền vững phải gắn với việc tập trung đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, các cơ sở y tế, trường học, các trung tâm thông tin truyền thông, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.
Là một tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, dân cƣ phân tán nên gây khó khăn nhiều cho công tác giảm nghèo. Hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng của Bắc Kạn đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng do điều kiện địa hình cũng nhƣ bản thân chất lƣợng các công trình không đảm bảo nên các công trình nhanh bị xuống cấp. Việc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi ảnh xuống lớn đến cấpc triển khai thực hiện các hoạt động chính trị xã hội nói chung và công tác giảm nghèo nói riêng.
Các cơ sở y tế, trƣờng học trên địa bàn của tỉnh còn thiếu, trang thiết bị chủ yếu là lạc hậu hoặc chất lƣợng không cao, thậm chí vẫn còn tình trạng nhà tạm, thiết bị thiếu. Đầu tƣ cho y tế và giáo dục về thực chất là đầu tƣ cho con ngƣời, nguồn nhân lực góp phần quyết định sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và thực hiện việc giảm nghèo bền vững nói riêng.
Mặt khác, các trung tâm thông tin truyền thông, các cơ sở nghiện cứu và chuyển giao công nghệ của tỉnh chƣa đủ điều kiện thực hiện tốt các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến và chuyển giao các thông tin về kinh tế, thị trƣờng, khoa học kỹ thuật công nghệ, cũng nhƣ nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các địa bàn và đặc biệt là các hộ nông dân.
Ba là, giảm nghèo bền vững phải đảm bảo yêu cầu giảm nghèo và bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Cần có cơ chế chính sách phù hợp, phân cấp quản lý rõ ràng, phát huy tính tử chủ, năng động sáng tạo của địa phƣơng và của hộ nông dân, làm tốt công tác kiểm tra giám sát nhằm nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, an sinh xã hội.
Hiện nay, trong công tác giảm nghèo chúng ta chủ yếu vẫn đang thực hiện các chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo theo một cơ chế thống nhất và
ứng xử nhƣ nhau đối với các đối tƣợng ngƣời nghèo. Những quyền lợi đặc thù của ngƣời nghèo đã và đang dẫn đến sự thiếu bền vững, làm cho ngƣời đƣợc hƣởng lợi dễ nảy sinh tính vụ lợi, ỷ lại, lƣời biếng, tự kỷ và mất đoàn kết. Tình trạng, khi còn đƣợc hỗ trợ thì hộ thoát nghèo, khi hết thời gian hỗ trợ thì trở lại hộ nghèo vẫn xảy ra ở nhiều địa phƣơng dẫn đến thiếu bền vững về kinh tế. Cũng có nơi, có hộ không muốn thoát nghèo, thậm chí giành nhau chỉ tiêu hộ nghèo gây mất đoàn kết dẫn đến thiếu bền vững về xã hội. Các công trình đầu tƣ từ nguồn vốn của Nhà nƣớc do thiếu sự giám sát hoặc năng lực giám sát kém để cho công trình kém chất lƣợng, thất thoát vốn, nhanh bị xuống cấp, thậm chí còn có những trƣờng hợp lợi dụng việc xây dựng công trình để chặt phá rừng, phá cảnh quan môi trƣờng, huỷ hoại môi trƣờng dẫn đến thiếu bến vững về môi trƣờng.
Bốn là, giảm nghèo bền vững cần được xã hội hoá, nhằm huy tập trung động một cách tối đa các nguồn lực vào công tác giảm nghèo, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân trong và ngoài nước.
Bắc Kạn là một tỉnh nghèo, tỉnh có đồng bào dân tộc thiểu số sống là chủ yếu, điều kiện kinh tế chƣa phát triển, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí chƣa cao. Hiện nay, thu ngân sách của tỉnh còn rất thấp chƣa đủ chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn, hằng năm tỉnh chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung. Do đó, bên cạnh nguồn vốn của Nhà nƣớc cho công tác giảm nghèo, tỉnh cần có cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hoá công tác giảm nghèo để huy động các nguồn vốn khác.
Năm là, giảm nghèo bền vững từng bước tiếp cận và gắn với mục tiêu Giảm nghèo đa chiều, tăng cường năng lực nội sinh cho hộ nông dân để họ có thể tự mình vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo trở lại.
Tiêu chí giảm nghèo đa chiều đã và đang quan tâm nhƣ là “bài thuốc” đặc trị hữu hiệu cho tính bền vững của các chƣơng trình giảm nghèo. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng vẫn chủ yếu đánh giá
nghèo theo tiêu chí thu nhập. Tiêu chí này đơn giản và dễ sử dụng phù hợp với thực tiễn nguồn thông tin, tài liệu hiện có của Trung ƣơng và địa phƣơng. Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét nghèo theo thu nhập thì chƣa đảm bảo tính bền vững, mà các yếu tố nhƣ giáo dục, y tế và mức sống là những yếu tố nội hàm phản ánh bản chất của sự thiếu thốn của hộ gia đình và từng cá nhân.
4.1.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho các hộ nông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn
4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Thực hiện tốt chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về giảm nghèo, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo, hộ nghèo đa dạng hoá sinh kế, tăng thu nhập, vƣợt qua nghèo, vƣơn lên khá giả; tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh; bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực lao động cho nông thôn, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cho ngƣời nghèo; khuyến khích, tạo điều kiện cho hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
*. Mục tiêu đến năm 2015
- Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn từ nay đến 2015 đạt bình quân từ 13% trở lên (giai đoạn 2008-2012 đã đạt 12,19 %).
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo đến năm 2015 xuống còn 7-8% (bình quân giảm 5 điểm %/năm), giảm tỉ lệ hộ cận nghèo xuống còn 3-5% (bình quân giảm 3 điểm %/năm).
- Mỗi năm giải quyết việc làm cho ít nhất 6.000 lao động; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%.
- Đảm bảo cho 100% dân cƣ đô thị và 95% dân cƣ nông thôn đƣợc sử nƣớc hợp vệ sinh.
- Bình quân lƣơng thực trên đầu ngƣời là 520kg/ngƣời/ năm. - Có 80% số xã đạt chuẩn quốc gia về tế.
- Có 30% số xã đạt và cơ bản đạt đầy đủ các tiêu chí nông thôn mới.
*. Mục tiêu đến năm 2020
- Giữ vững tốc độ tăng trƣởng kinh tế từ 13% trở lên. - Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng khu vực.
- Nâng cao năng lực cho ngƣời dân và cộng đồng, giải quyết cơ bản vấn đề việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân lên 4-5 lần hiện nay.
- Giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống dƣới 50%.
- Điều kiện sống của ngƣời nghèo đƣợc cải thiện rõ rệt, trƣớc hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nƣớc sinh hoạt, nhà ở, ngƣời nghèo tiếp cận ngày