Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

3.3.Đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh

và bền vững” tại hai huyện nghèo trong chƣơng trình 30a

3.3.1. Quá trình tổ chức triển khai chương trình 30a tại hai huyện nghèo

Thực hiện nghị quyết của Chính phủ và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo. Tỉnh Bắc Kạn đã thành lập Ban chỉ đạo chƣơng trình 30a cấp tỉnh và triển khai thành lập các tổ công tác liên ngành để hƣớng dẫn hai huyện xây dựng “Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020”, trình UBND tỉnh phê duyệt. Hai huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình 30a cấp huyện thành phần gồm Bí thƣ Huyện uỷ làm Trƣởng ban, Chủ tịch UBND huyện làm Phó Trƣởng ban và các thành viên là các phòng, ban liên quan. Các xã thành lập Ban chỉ đạo Chƣơng trình 30a cấp xã.

Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo:

- Đối với BCĐ cấp huyện: Chỉ đạo xây dựng chƣơng trình thực hiện Đề án, thống nhất quản lý nguồn lực, kiểm tra, đôn đốc hƣớng dẫn UBND các xã, UBMTTQ huyện và các đoàn thể thực hiện xây dựng Đề án theo nội dung theo CT 30a; Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, trung và dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Đối với BCĐ cấp xã: Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững hàng năm trình UBND huyện phê duyệt; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá, báo cáo rà soát đánh giá hàng năm; xác định địa chỉ các hộ nghèo trong năm, số còn lại đề ra kế hoạch cần giảm trong năm tới; báo cáo định kỳ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

3.3.2. Tình hình thực hiện chương trình 30a tại hai huyện nghèo

Sau khi xây dựng và đƣợc phê duyệt đề án “Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững”, các huyện trong chƣơng trình 30a khẩn trƣơng triển khai đến các xã và tuyên truyền đến ngƣời dân hƣởng lợi của chƣơng trình. Mặt khác, các huyện cũng triển khai thực hiện việc lồng ghép các chƣơng trình dự án có mục tiêu trùng với chƣơng trình 30a. Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện xuất hiện nhiều bất cập trên nhiều mặt.

Trước hết là, nói về vốn, tình hình cung cấp vốn cho chƣơng trình 30a không đƣợc nhƣ mong đợi của các cấp, các ngành và các địa phƣơng. Bảng 3.15 cho thấy bức tranh thực tế về việc đầu tƣ vốn cho các chƣơng trình giảm nghèo nói chung và đầu tƣ cho chƣơng trình 30a nói riêng trên địa bàn Bắc Kạn từ năm 2009 đến năm 2011.

Bảng 3.15. Tình hình đầu tƣ chƣơng trình 30a tại Ba Bể và Pác Nặm giai đoạn 2009-2011*

Chỉ tiêu Nhu cầu

(triệu đồng) Thực hiện (triệu đồng) Tỷ lệ (%) I. Huyện Ba Bể 1.895.173 396.857 20,4 1. Kinh phí từ CT 30a 922.441 175.393 19,0 2. Kinh phí sự nghiệp 347.148 35.35 10,4

3. Kinh phí đầu tƣ phát triển 575.292 139.458 24,2 4. Kinh phí đầu tƣ lồng ghép 50.292 46.656 92,8

II. Huyện Pác Nặm 1.334.325 148.405 11,1

1. Kinh phí từ CT 30a 1.298.159 118.376 9,1

2. Kinh phí sự nghiệp 351.905 14.515 4,1

3. Kinh phí đầu tƣ phát triển 946.254 103.861 10,9 4. Kinh phí đầu tƣ lồng ghép 36.166 30.029 83,0

Nguồn: UBND huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm; *. Số liệu chưa có vốn từ nguồn 3PAD

Nếu chúng ta chỉ xét riêng nguồn vốn của chƣơng trình 30a, tốc độ giải ngân cung ứng vốn quá thấp so với nhu cầu của địa phƣơng. Huyện Ba Bể

đến hết năm 2010 mới đáp ứng đƣợc 6,6% nhu cầu, đến hết năm 2011 đáp ứng đƣợc 19% nhu cầu. Huyện Pác Nặm đến hết năm 2010 đáp ứng đƣợc 4,3 % nhu cầu, đến hết năm 2011 đáp ứng đƣợc 9,1% nhu cầu về vốn theo tiến độ. Trong khi đó các nguồn vốn khác nhƣ vốn CT 134, vốn CT 135 GĐII, vốn CT 167, v.v., là những chƣơng trình lồng ghép có cùng mục tiêu giảm nghèo thì việc xác định nhu cầu và tình hình đầu tƣ khá tốt, huyện Ba Bể đạt trên 90%, huyện Pác Nặm đạt trên 90% nhu cầu vốn theo tiến độ.

Thứ hai là, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn hai huyện nghèo cũng có sự khác nhau trong nội dung và hình thức triển khai. Tuỳ theo nhu cầu thực tế và điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, Ban chỉ đạo chƣơng trình “hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” các huyện thực hiện các nội dung hỗ trợ phù hợp với địa phƣơng của mình, trên cơ sở bám sát nội dung và yêu cầu của chƣơng trình đã đề ra.

Kết quả thực hiện trên địa bàn huyện Ba Bể:

Kết quả thực hiện chƣơng trình 30a trên địa bàn huyện Ba Bể đƣợc thể hiện tại bảng 3.16.

(1). Chính sách phát triển rừng: Khoán khoanh nuôi cho 89 hộ, tổng diện tích 8.867ha; kinh phí 1.773 triệu đồng; hỗ trợ lần đầu giống cây trồng rừng: 5.647 hộ, kinh phí đã sử dụng 7.512 triệu đồng; trợ cấp gạo hộ nghèo: 587 hộ, 83 tấn gạo.

2). Chính sách hỗ trợ sản xuất: Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón đƣợc 3.311 hộ, 1.743 triệu đồng; hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi đƣợc 252 hộ với kinh phí là 252 triệu đồng; hỗ trợ vay với lãi suất bằng 0% cho 2.249 hộ với tổng số tiền vay 11.435 triệu đồng.

(3). Hỗ trợ xuất khẩu lao động: Hỗ trợ lao động đƣợc vay vốn với 286 ngƣời số tiền 8.312triệu đồng.

(4). Chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: Trợ cấp tiền học cho 5.035 học sinh nghèo, kinh phí 9.893 triệu đồng.

(5). Chính sách hỗ trợ gắn với tạo việc làm: Lao động nghèo đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề để tạo việc làm tại chỗ cho 629 ngƣời, kinh phí 1.114 triệu đồng.

(6). Chính sách cán bộ đối với huyện nghèo: Luân chuyển và tăng cƣờng cán bộ trẻ về xã 14 ngƣời với kinh phí 542 triệu đồng; chính sách thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đƣợc 60 ngƣời với kinh phí 3.119 triệu đồng.

(7). Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng: Đầu tƣ đƣợc 52 công trình, với tổng kinh phí 109.014 triệu đồng. Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 20.500 triệu đồng.

Bảng 3.16. Kết quả chƣơng trình 30a tại huyện Ba Bể đến hết năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Nội dung chính sách Đơn vị tính Số lƣợng Kinh phí (triệu đồng) 1 Phát triển rừng

- Số hộ nhận khoán khoanh nuôi hộ 89 1.773

- Diện tích khoán khoanh nuôi ha 8.867

- Hỗ trợ lần đầu giống cây trồng rừng hộ 5.467 7.512

- Số hộ nhận trợ cấp gạo hộ nghèo hộ 587 581

- Số lƣợng gạo hỗ trợ tấn 83

2 Hỗ trợ sản xuất

- Phục hoá hộ 3.311 1.743

- Tiền mua giống, phân bón hộ 252 252

- Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hộ 2.249 11.435

3 Hỗ trợ xuất khẩu lao động ngƣời 286 8.312

4 Giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí học sinh 5.035 9.893 5 Hỗ trợ gắn với tạo việc làm ngƣời 629 1.114 6 Chính sách cán bộ cho huyện nghèo

- Luân chuyển, tăng cƣờng lƣợt ngƣời 14 542

- Thu hút trí thức trẻ lƣợt ngƣời 60 3.119

7 Đầu tƣ cơ sở hạ tầng công trình 52 109.014

Kết quả thực hiện trên địa bàn huyện Pác Nặm:

Kết quả thực hiện chƣơng trình 30a trên địa bàn huyện Pác Nặm đƣợc thể hiện tại bảng 3.17.

Bảng 3.17. Kết quả chương trình 30a tại huyện Pác Nặm đến hết năm 2011

STT Nội dung chính sách Đơn vị tính Số lƣợng Kinh phí (triệu đồng) 1 Phát triển rừng

- Số hộ nhận khoán khoanh nuôi hộ 383 667,5

- Diện tích khoán khoanh nuôi hộ 3.390,3

- Số hộ nhận trợ cấp gạo hộ nghèo hộ 267 562,41

- Số lƣợng gạo hỗ trợ tấn 84,63

2 Hỗ trợ sản xuất

- Khai hoang, tạo ruộng bậc thang ha 73,018 754,3

- Phục hoá hộ 30,48 152,3

- Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón hộ 530 331,4

- Hỗ trợ vay với lãi suất bằng 0% lƣợt hộ 601 6.280

- Hỗ trợ mua giống vật nuôi lƣợt hộ 455 517,2

3 Hỗ trợ hoạt động khuyến nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng mô hình lƣợt hộ 915 712,7

- Đào tạo tập huấn lƣợt hộ 1.452 87,6

4 Giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí

- Tập huấn giáo viên lƣợt ngƣời 384 312,7

- Cấp học bổng học sinh lƣợt ngƣời 90 35

5 Hỗ trợ gắn với tạo việc làm lƣợt ngƣời 1.058 1.801,2 6 Chính sách cán bộ cho huyện nghèo lƣợt ngƣời 95 30 7 Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng công trình 73 103.861

Nguồn: UBND huyện Pác Nặm

(1). Chính sách phát triển rừng: Khoán khoanh nuôi cho 383 hộ, tổng diện tích 3390,31 ha, kinh phí 677,5 triệu đồng; hỗ trợ gạo cho 267 hộ với 84,63 tấn gạo.

(2) Chính sách hỗ trợ sản xuất: Đến hết 2011 hỗ trợ khai hoang, tạo ruộng bậc thang đƣợc 73,018 ha, với tổng kinh phí 754,3 triệu đồng; phục hoá đƣợc 30,48 ha, với kinh phí 152,3 triệu đồng. Hỗ trợ tiền mua giống cây trồng đƣợc 455 hộ, với tổng kinh phí 517,2 triệu đồng, hỗ trợ mua giống vật nuôi 601 hộ, với tổng kinh phí 6.280 triệu đồng. Hỗ trợ mua phân bón đƣợc 530 hộ với số kinh phí 331,4 triệu đồng.

(3) Chính sách hỗ trợ, ƣu đãi hoạt động khuyến nông, lâm, ngƣ nghiệp: Đến hết 2011 hỗ trợ 2.367 lƣợt hộ, với tổng kinh phí 800,3 triệu đồng; Hỗ trợ xây dựng mô hình với tổng kinh phí 712,7 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo tham gia đào tạo, tập huấn 1.452 lƣợt hộ, với tổng kinh phí 87,6 triệu đồng;

(4) Chính sách giáo dục đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: Đến hết năm 2011 hỗ trợ đƣợc 705 lƣợt ngƣời, với tổng kinh phí 577,4 triệu đồng, cử 384 lƣợt giáo viên đi điều tra, phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với kinh phí 312,7 triệu đồng; cấp học bổng cho học sinh 90 học sinh, kinh phí 35 triệu đồng;

(5) Chính sách hỗ trợ gắn với tạo việc làm: Đến hết năm 2011 hỗ trợ đào tạo nghề, bồi dƣỡng tập huấn cho 1.058 lƣợt ngƣời, kinh phí 1.801,2 triệu đồng;

(6) Chính sách đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở: Đến hết năm 2011 hỗ trợ đào tạo, tập huấn đƣợc 95 lƣợt ngƣời;

(7) Chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng: Đến hết năm 2011 đầu tƣ đƣợc 73 công trình, với tổng kinh phí 103.861 triệu đồng. Tập đoàn Bảo Việt đã hỗ trợ 10.448 triệu đồng.

3.3.3. Đánh giá công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết của hộ nông dân về chương trình 30a của hộ nông dân về chương trình 30a

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã phỏng vấn các hộ nông dân về công tác tuyên truyền, quảng bá và sự nhận thức, hiểu biết về chƣơng trình 30a. Nói chung, công tác tuyên truyền, quảng bá đƣợc thực hiện rất rộng rãi, qua nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, sự nhận thức và hiểu biết của hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo chƣa thực sự đƣợc nhƣ mong muốn. Tƣ

tƣởng ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của nhà nƣớc còn phổ biến. Tính chủ động, sự cầu thị, tự vƣơn lên để giảm nghèo của các hộ nông dân chƣa cao.

Nhiều mô hình thoát nghèo bền vững xuất hiện trên các huyện đã khẳng định tính ƣu việt của chƣơng trình 30a và các chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đây là những nhân tố quan trọng có thể nhân rộng và có vai trò thức đẩy sự thành công của việc giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

3.3.4. Đánh giá chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên của các huyện nghèo

3.3.4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chương trình * Thuận lợi:

- Chƣơng trình 30a đƣợc triển khai trong phạm vi rộng, quy mô lớn, đƣợc đông đảo tầng lớp nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội và tất cả các hộ nghèo đều đƣợc tham gia là động lực giúp cho các hộ nghèo học tập cách thức làm ăn, phát triển kinh tế của bản thân hộ gia đình họ tại địa phƣơng;

- Tất cả các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong tỉnh Bắc Kạn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tham gia chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ đã góp phần nâng cao tính đoàn kết dân tộc, phát huy hiệu quả tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái trong nhân dân;

- Đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình và tham gia tích cực đối với các nội dung hoạt động của chƣơng trình 30a triển khai tại địa phƣơng;

* Khó khăn:

- Do có sự thay đổi về cán bộ của các huyện nên các thành viên ban chỉ đạo chƣơng trình thƣờng xuyên thay đổi, sự thay đổi đó đã ít nhiều gây nên ảnh hƣởng đến công tác chỉ đạo, tham mƣu thực hiện Chƣơng trình không đƣợc thƣờng xuyên liên tục;

- Nguồn vốn của chƣơng trình cho xây dựng cơ sở hạ tầng không kịp thời, khi thi công lại gặp thời điểm thị trƣờng có nhiều biến động về giá cả nên đã gây nhiều khó khăn cho quá trình thực hiện các nội dung của chƣơng trình;

- Hiện nay trình độ đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ xã còn yếu về năng lực, thiếu về số lƣợng nên không tránh khỏi những hạn chế gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện Chƣơng trình;

- Các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình của một số bộ, ngành nhƣ bộ Giáo dục và Đào tạo, bộ Y tế còn chậm chƣa rõ ràng, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể nên khi địa phƣơng triển khai thực hiện còn gặp khó khăn;

- Đội ngũ cán bộ triển khai thực hiện chƣơng trình 30a chủ yếu là cán bộ trẻ, kinh nghiệm chƣa nhiều nên việc tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều hạn chế.

3.3.4.2. Một số bất cập về chế độ chính sách trong thực hiện chương trình 30a a, Về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Về cơ chế lồng ghép các nguồn vốn tuy đã đƣợc quy định, hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 10/2009/TTLT-BKH-BTC, Thông tƣ 199/2009/TT-BTC, v.v., nhƣng hƣớng dẫn cơ chế lồng ghép chƣa đƣợc hƣớng dẫn cụ thể. Ví dụ tại Thông tƣ số 10/2009/TTLT-BKH-BTC ngày 30/10/2009, hƣớng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chƣơng trình 30a, trong đó có nguồn vốn chƣơng trình 661, chƣơng trình 135 giai đoạn II, nhƣng vốn Chƣơng trình 661 đã phân bổ từ đầu năm 2009 (năm kết thúc chƣơng trình 661), chƣơng trình 135 giai đoạn II kết thúc năm 2010 và sau này bổ sung bằng chƣơng trình 1592, do vậy ảnh hƣởng đến việc điều chỉnh, sắp xếp các nội dung hoạt động, đã gây ra sự thiếu vốn (nhƣ vốn hỗ trợ gạo cho hộ nghèo khoanh nuôi bảo vệ rừng).

- Việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu của chƣơng trình 30a trên địa bàn, đôi khi còn chồng chéo, chƣa rõ ràng giữa các đơn vị tham gia điều hành. Một số đơn vị cấp tỉnh quản lý nguồn lực nhƣ sở y tế, sở Giáo dục và các đơn vị cấp huyện nhƣ trung tâm y tế huyện, các trạm y tế xã, các trƣờng THPT, trƣờng PTCS, trƣờng dân tộc nội trú, việc phối hợp lồng ghép chƣa tốt. Đến nay, cơ chế lồng ghép giữa các nguồn vốn thuộc các nội dung hoạt động này vẫn chƣa đƣợc quy định rõ ràng.

b, Các cơ chế, chính sách khác

- Các chính sách hỗ trợ một lần để mua con giống, cây giống, hỗ trợ trồng cỏ cho chăn nuôi, hỗ trợ làm chuồng trại cho các hộ nghèo, nhất là là ngƣời nghèo dân tộc thiểu số chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Hỗ trợ một lần khi mà nhận thức của ngƣời dân chƣa đƣợc tiếp nhận một cách đầy đủ thì năm sau lại không đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ tiếp nên hiệu quả thực hiện thấp.

- Về chính sách hỗ trợ gạo hộ nghèo khoanh nuôi, bảo vệ rừng: cần bổ sung tiêu chí số nhân khẩu kết hợp với diện tích rừng đƣợc khoán, khoanh nuôi bảo vệ cho hợp lý.

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 109 - 187)