Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 187)

4. Kết cấu của Luận án

3.2.Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.2.1. Khái quát các chương chương trình giảm nghèo của Bắc Kạn

Trong nhiều năm qua, đƣợc sự quan tâm của nhà nƣớc và sự nỗ lực tự vƣơn lên của đồng bào, nhân dân các dân tộc của Bắc Kạn, nhiều chƣơng trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã và đang đƣợc thực hiện có hiệu quả.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhiều chƣơng trình, dự án của Chính phủ, của địa phƣơng và của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nƣớc tăng cƣờng đầu tƣ cho sự nghiệp giảm nghèo của Bắc Kạn. Chúng ta có thể khái quát bức tranh một số chƣơng trình, dự án đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:

3.2.1.1. Chương trình 134

Chƣơng trình 134 đƣợc thực hiện theo quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2204 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Sau 4 năm thực hiện, Bắc Kạn đã thực hiện đƣợc kết quả cụ thể:

(1) Về hỗ trợ nhà ở đƣợc 6.172 hộ đạt 120,22% kế hoạch, kinh phí là 31.258,8 triệu đạt 121,77% kế hoạch;

(2) Về hỗ trợ đất ở 290 hộ đạt 10,32% kế hoạch, diện tích là 3,93ha đạt 11,92% kế hoạch, kinh phí là 14,576 triệu đạt 12,08% kế hoạch;

(3) Về hỗ trợ đất sản xuất đƣợc 2.321 hộ đạt 44,24% kế hoạch, diện tích đạt 313,657ha đạt 29,76% kế hoạch, kinh phí 1.506,61 triệu đồng đạt 30,18% kế hoạch;

(4) Về hỗ trợ nƣớc sinh hoạt phân tán đƣợc 7.654 hộ đạt 117,48% kế hoạch, kinh phí là 2.728,77 triệu đồng đạt 139,65% kế hoạch;

(5) Về hỗ trợ nƣớc sinh hoạt tập trung đƣợc 108 công trình đạt 105,88% kế hoạch, kinh phí là 35.205,49 triệu đồng đạt 112,87% kế hoạch.

Kết thúc thời hiệu của CT 134 (2004-2008), tiếp tục phát huy thành quả của CT 134 Thủ tƣớng đã ban hành quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Các chƣơng trình hỗ trợ cũng đƣợc lồng ghép với chƣơng trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008.

3.2.1.2. Chương trình 135 giai đoạn II

Chƣơng trình 135 giai đoạn II đƣợc thực hiện theo quyết định số 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010. Năm 2006 tỉnh Bắc Kạn có 70 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), năm 2007 - 2008 có 71 xã và năm 2009 - 2010 có 62 xã. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh năm

2006 còn có 96 thôn ĐBKK thuộc 33 xã khu vực II, năm 2007 - 2008 còn 79 thôn thuộc 27 xã, năm 2009 - 2010 lại tăng lên 96 thôn thuộc 33 xã khu vực II. Kết quả giải ngân giai đoạn này đạt 413.838,836 triệu đồng đạt 90, 87% kế hoạch giao vốn đề ra. Ngƣời dân đóng góp 916,66 triệu đồng từ tiền vốn và tiền công lao động quy đổi. Kết quả cụ thể:

(1) Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất đã giải ngân đƣợc 62.311, 777 triệu đồng đạt 87,91% kế hoạch giao vốn;

(2) Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đã giải ngân đƣợc 287.065,697 triệu đồng đạt 93,60% kế hoạch giao vốn;

(3) Dự án Đào tạo bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng đã giải ngân đƣợc 15.777,82 triệu đồng đạt 83,57% kế hoạch giao vốn;

(4) Dự án Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật đã giải ngân đƣợc 38.720,956 triệu đồng đạt 86,02% kế hoạch giao vốn.

Chƣơng trình 135 giai đoạn I và giai đoạn II đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cũng nhƣ đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.3. Chương trình 167

Chƣơng trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đƣợc thực hiện theo quyết định số 167/2007/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 và Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tạo điều kiện xoá nhà tạm dột nát và hỗ trợ cho hộ nghèo có nhà ở để ổn định cuộc sống (sau này gọi tắt là Chƣơng trình 167). Sau 3 năm thực hiện, tính đến hết năm 2011 Bắc Kạn đã hoàn thành xong chƣơng trình hỗ trợ nhà ở cho 2.601 hộ, với tổng số vốn giải ngân là 65.277,4 triệu đồng. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng một số hộ đƣợc hỗ trợ nhà ở trƣớc đây trong CT 134 đã có tình trạng xuống cấp cần sửa chữa, tu bổ lại.

3.2.1.4. Chương trình 30a

Chƣơng trình 30a đƣợc thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008 về việc thực hiện chƣơng trình “Hỗ trợ giảm

nghèo nhanh và bền vững” cho 62 huyện nghèo. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có hai huyện nghèo đó là huyện Ba Bể và huyện Pác Nặm. Chƣơng trình 30a bao gồm 4 nội dung chính đó là:

i- Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập;

ii- Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; iii- Chính sách cấn bộ đối với các huyện nghèo;

iv- Chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản cả xã và huyện. Chúng tôi sẽ có nội dung phân tích sâu hơn về việc thực hiện chƣơng trình này ở phần sau.

3.2.1.5. Dự án 3PAD

Dự án 3PAD là dự án Quan hệ đối tác vì ngƣời nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn có hiệu lực từ ngày 27/05/2009 và kết thúc ngày 30/06/2015. Mục tiêu của dự án là hƣớng tới cải thiện sinh kế xoá đói giảm nghèo một cách công bằng và bền vững cho ngƣời nghèo vùng cao tỉnh Bắc Kạn, dự án đƣợc thực hiện tại 03 huyện là: Ba Bể, Pác Nặm và Na Rì. Dự án bao gồm 03 hợp phần:

i- Quản lý đất lâm nghiệp công bằng và bền vững; ii- Tạo cơ hội tăng thu nhập cho ngƣời nghèo; iii- Phát huy các sáng kiến cải thiện môi trƣờng.

Sau 03 năm thực hiện, theo Báo cáo của đoàn giám sát tính đến tháng 06/2013, dự án đã đạt đƣợc một số kết qua cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Hợp phần Quản lý đất lâm nghiệp công bằng: đã quy hoạch đất lâm nghiệp tại 20 xã/48 xã, 267 thôn/551 thôn, với diện tích là 100.900ha/72.000 ha. Giao đất lâm nghiệp đƣợc 18 xã, 246 thôn với diện tích đạt 17.700ha cho 3.489 hộ nghèo và cận nghèo;

(2) Hợp phần Tạo cơ hội tăng thu nhập cho ngƣời nghèo: đã triển khai 218 công trình trong đó có 103 công trình thuỷ lợi, 104 công trình giao thông, 11 công trình nƣớc sinh hoạt. Đã có 94 công trình đƣợc nghiệm thu đƣa vào sử dụng, giúp cho 5.152 hộ đƣợc hƣởng lợi từ các công trình. Hoàn thành việc tƣới tiêu chủ động cho 771,7ha lúa và hoa màu. Mở đƣợc 96km đƣờng giao

thông vào phục vụ cho 3.397 ha đất lâm nghiệp. Thực hiện giải ngân cho 9.396 hộ vay từ quỹ hỗ trợ phát triển nông lâm nghiệp.

(3) Hợp phần Phát huy các sáng kiến cải thiện môi trƣờng: đã triển khai trồng 18.070 kg giống cỏ (trong đó có 17.050kg hom giống) cho diện tích 101,4ha, với 125 nhóm sở thích và có 1.474 hộ tham gia. Thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trƣờng theo cơ chế tự nguyện. Nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong hoạt động du lịch sinh thái, nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới.

3.2.1.6. Các chương trình dự án khác

Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đang thực hiện một số chƣơng trình, dự án lồng ghép khác có cùng mục tiêu giảm nghèo, đó là:

(i) Chính sách tín dụng ƣu đãi cho hộ nghèo; (ii) Chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo;

(iii) Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh con hộ nghèo, dân tộc thiểu số;

(iv) Dự án tăng cƣờng trí thức trẻ cho các xã nghèo; (v) Dự án 600 phó chủ tịch xã cho các xã nghèo;

(vi) Dự án trồng rừng 661 và một số chƣơng trình, dự án khác.

3.2.1.7. Một số mô hình, dự án đầu tư khoa học kỹ thuật cho giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xây dựng nhiều mô hình, dự án hỗ trợ ngƣời thoát nghèo, có nhiều mô hình hộ nông dân tự vƣơn lên thoát nghèo. Qua khảo sát và tìm hiểu có thể khái quát một số mô hình, dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn để tham khảo cho việc giảm nghèo bền vững.

*. Mô hình trồng cỏ voi nuôi trâu, bò vỗ béo

Xuất phát từ các bất cập giữa phát triển rừng trồng và chăn nuôi gia súc thả rông, từ năm 2006 Bắc Kạn đã chủ trƣơng phát triển đàn trâu, bò theo hƣớng chăn nuôi nhốt chuồng. Tỉnh đã chỉ đạo các huyện tiến hành quy hoạch vùng trồng cỏ và cấp không giống cỏ Voi cho nhân dân trồng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tạo

điều kiện cho ngƣời dân vay tiền với lãi suất thấp để mua trâu bò về nuôi. Mô hình trồng cỏ voi nuôi trâu bò nhốt chuồng đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngƣời dân giúp ngƣời dân nâng cao thu nhập thoát nghèo và vƣơn lên hộ có thu nhập khá. Điển hình là các xã thuộc huyện Pác Nặm, trong đó có xã Nghiên Loan có chợ trâu, bò (cứ 5 ngày họp một phiên) đã giúp cho việc tiêu thụ trâu, bò đƣợc thuận lợi.

Mô hình trồng cỏ voi chăn nuôi trâu, bò vỗ béo không chỉ giúp cho ngƣời dân nâng cao thu nhập mà còn giúp cho các cơ quan quản lý nắm bắt đƣợc đầy đủ các thông tin về thực trạng đàn trâu bò để có các biện pháp xử lý kịp thời.

*. Mô hình phát triển đàn trâu sinh sản và đàn lợn nái Móng Cái

Mô hình đƣợc thực hiện từ năm 2009 trên địa bàn huyện Chợ Mới, đối tƣợng là các hộ nghèo, thời gian đầu các mô hình đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí và thực hiện luân chuyển trâu mẹ cho các hộ khác sau 4 năm chăn nuôi. Từ năm 2010 trở đi các hộ tham gia mô hình đƣợc hỗ trợ 5 triệu đồng mua con giống, phần vốn còn lại các gia đình phải đối ứng. Từ mô hình trên đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo có đƣợc cuộc sống ổn định, vƣơn lên thoát nghèo. Hiện nay đàn trâu sinh sản và đàn lợn nái Móng Cái đã đƣợc nhân rộng cho các xã và các huyện lân cận. Tại các địa phƣơng nhƣ Nà Phặc (Ngân Sơn), huyện Bạch Thông, thị xã Bắc Kạn đã xây dựng và nhân rộng mô hình và phát triển tốt đàn lợn nái Móng Cái.

Để tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình, ngày 05/07/2013 UBND tỉnh đã phê duyệt Mô hình giảm nghèo bền vững thông qua việc chăn nuôi lợn nái Móng Cái trên địa bàn hai huyện Ba bể và Chợ Đồn cho 190 hộ nghèo với nội dung hỗ trợ 01 con giống và 5 triệu đồng/01 hộ.

*. Mô hình chăn nuôi dê

Dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê tại Bắc Kạn” do sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Kạn và chƣơng Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện nhằm phát triển chăn nuôi dê tăng thu nhập góp phần giảm nghèo. Dự án đƣợc thực hiện tại các xã: Nông Thƣợng, Huyền Tụng, Xuất Hoá (thị xã Bắc

Kạn) và Hoà Mục (huyện Chợ Mới). Kết quả của dự án đã tạo ra đƣợc con dê lai có trọng lƣợng cao, sức chống chịu tốt, chất lƣợng thịt tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng, có thể nhân rộng mô hình trên địa bàn giúp cho ngƣời dân nâng cao thu nhập.

* Mô hình liên kết ba nhà trồng cây đặc sản

Bắc Kạn đã thực hiện sự liên kết ba nhà (Nhà nƣớc - Nhà nông - Nhà khoa học), mối liên kết này đã tạo cơ hội cho các hộ nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, đầu tƣ thâm canh hƣơng tới sản xuất hàng hoá. Nhờ đó ngƣời nông dân có cơ hội thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu từ chính trên mảnh đất của mình. Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội thực hiện mô hình, dự án nhƣ: trồng, thâm canh chè Shan Tuyết theo hƣớng tập trung tại huyện Chợ Đồn; Phục tráng và phát triển giống lúa khẩu mua lếch tại huyện Ngân Sơn; Phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn; Thâm canh cây dong riềng trên đất dốc; Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống cây hồng không hạt; Thâm canh sản xuất cây khoai môn;…. Việc đƣa các giống thuần, giống có chất lƣợng cao vào sản xuất đã tạo điều kiện để ngƣời dân tăng năng suất và chất lƣợng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, bƣớc đầu hình thành sản phẩm hàng hoá, mang lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân ngày càng cao.

Mặt khác, tỉnh cũng đã đầu tƣ xây dựng thành công thƣơng hiệu sản phẩm hàng hoá cho các cây đặc sản của tỉnh, nhƣ xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng không hạt; Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm quýt Quang Thuận và dong riềng Bắc Kạn.

3.2.2. Tình hình đầu tư cho các chương trình giảm nghèo của tỉnh

Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã sử dụng nhiều nguồn kinh phí cho công cuộc giảm nghèo từ các chƣơng trình nhƣ: CT 135 GĐII, CT 134, CT 167, v.v.. Đặc biệt là từ năm 2008 đến nay ngoài nguồn kinh phí trên tỉnh còn có thêm các nguồn kinh phí khác cùng mục tiêu nhƣ CT 30a cho hai

huyện nghèo, DA 3PAD và nhiều chƣơng trình khác. Khái quát tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo của Bắc Kạn qua bảng 3.7.

Tổng vốn đã đầu tƣ cho các chƣơng trình, dự án cho giảm nghèo của Bắc Kạn từ năm 2008 đến hết năm 2011 là 807.842 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ CT 135 GĐ II là 343.159 triệu đồng chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 42,48%. Chƣơng trình 134 đã kết thúc năm 2008 nhƣng đã đƣợc bổ sung bằng chƣơng trình 1592 theo quyết định số 1592/QĐ-TTG ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Bảng 3.7. Tình hình đầu tƣ cho giảm nghèo giai đoạn 2008 - 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị tính: triệu đồng) STT Tên CT, DA 2008-2010 2011 Tổng số 1 CT 30a 102.873 190.896 293.769 2 CT 135 GĐ II 343.159 0 343.159 3 CT 134 13.760 18.000 31.760 4 CT 167 19.731 3.239 22.970 5 DA 3PAD 37.324 66.144 103.468 6 Các CT, DA khác 9.237 3.479 12.716 Tổng cộng 526.084 281.758 807.842

Nguồn: Từ các Sở chuyên môn từ năm 2008 - 2011

Chƣơng trình 30a và dự án 3PAD đƣợc thực hiện từ năm 2009, đến nay đã và đang đem lại nhiều kết quả tốt, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, tăng an sinh xã hội cho tỉnh Bắc Kạn.

Các chƣơng trình, dự án đƣợc phân bổ theo các mục tiêu khác nhau, chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đào tạo và một số mục tiêu khác. Phân bổ đầu tƣ theo các mục tiêu đƣợc thể hiện qua bảng 3.8.

Đến năm 2011, về cơ bản tỉnh đã hoàn thành chƣơng trình xoá nhà tạm theo Nghị quyết số 167/2008/NQ-TTg. Dự án 3PAD đã thực hiện đƣợc 3 năm nhƣng mới chỉ giải ngân đạt 20%, trong khi thời hiệu của dự án chỉ còn hơn 2

năm, do đó trong thời gian tới tỉnh cần quan tâm chỉ đạo hoàn thành các hợp phần của dự án này.

Bảng 3.8. Phân bổ vốn theo các mục tiêu của tỉnh Bắc Kạn (2008-2011)

(Đơn vị tinh: triệu đồng)

STT Tên CT, DA Xây dựng CSHT Hỗ trợ Sản xuất Hỗ trợ đào tạo CT khác 1 CT 30a 192.374,9 33.495 8.744 59.155,1 2 CT 135 GĐ II 243.127 56.747 29.700 13.585

Một phần của tài liệu “Cơ sở khoa học của việc giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 95 - 187)