4. Kết cấu của Luận án
1.5.2. Các nhân tố của việc giảm nghèo bền vững
Để thực hiện giảm nghèo bền vững nói chung và giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân nói riêng cần xác định nội dung và mối quan hệ của 3 nhóm nhân tố, đó là:
(1) Nhà nước: Nhà nƣớc Việt Nam là nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, quyền lực của nhà nƣớc là quyền lực của dân, dân là ngƣời chủ tối cao của quyền lực nhà nƣớc. Theo quan điểm lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam “Nhà nước là của dân, do dân và vì dân”, nhà nƣớc phải là công cụ của dân, phục vụ cho dân. Đảng, Nhà nƣớc và Nhân dân ta đang phấn đấu vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, việc thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững phải đƣợc quan tâm hàng đầu mà trong đó Nhà nƣớc là nhân tố quan trọng, quyết định. Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo từ việc xây dựng chủ trƣơng, ban hành các chính sách, xây dựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn, và tổ chức thực hiện [57]. Nhà nƣớc sử dụng nguồn lực của đất nƣớc nhƣ: các chính sách thuế, phát triển công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ để hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ nông dân.
(2) Cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội: Trong lịch sử phát triển xã hội, các thành phần kinh tế ngày càng khẳng định tính tất yếu tồn tại của nó trong đời sống kinh tế. Để giảm nghèo và giảm nghèo bền vững thì vai trò của cộng đồng, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội là
một nhân tố không thể thiếu, nó đƣợc thể hiện sự chia sẻ nguồn lực, hỗ trợ các hộ nghèo trên các mặt hoạt động nhƣ vốn, tạo thị trƣờng, tạo việc làm, đào tạo lao động hoặc liên doanh liên kết. Trong đó các doanh nghiệp phải coi đây là nhiệm vụ và là trách nhiệm của mình theo quan điểm giúp ngƣời nghèo thoát nghèo là con đƣờng để phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp phát triển mạng lƣới doanh nghiệp, đƣa công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ về nông thôn.
(3) Bản thân hộ nông dân nghèo: Hộ nông dân nghèo vừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo, bản thân hộ nghèo phải ý thức đƣợc nội dung của việc tự vƣơn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, do đặc điểm các hộ nông dân nghèo thƣờng tập trung ở những vùng sâu, vùng khó khăn, lại mang nhiều tƣ tƣởng cổ hủ, lạc hậu, không thích đổi mới nên để họ tự giác ý thức trong việc giảm nghèo là rất khó khăn và lâu dài. Do vậy phải có những chính sách phù hợp, kết hợp với việc tuyên truyền, vận động các hộ nông dân nghèo tập trung các nguồn lực của bản thân bao gồm đất đai, lao động, tiền vốn và các yếu tố khác nhƣ các phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, v.v., chủ động tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, của cộng đồng để tạo ra nội lực vƣơn lên thoát nghèo, không bị tái nghèo.
Tóm tắt chƣơng 1
Nội dung chƣơng 1 đã làm rõ một số vấn đề lý luận về đói nghèo, về nguyên nhân đói nghèo và về giảm nghèo bền vững. Khái niệm về “giảm nghèo bền bền vững” tuy là một khái niệm mới nhƣng đã đƣợc sử dụng khá phổ biến. Từ việc hệ thống hoá các lý luận chúng ta có thể hiểu “giảm nghèo bền vững” là quá trình giảm nghèo gắn với việc phát triển bền vững, ở đó tỉ lệ hộ nghèo giảm, tỉ lệ hộ tái nghèo ít hơn nhiều so với tỉ lệ hộ mới giảm nghèo hoặc không có hộ tái nghèo, đảm bảo sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Trong chƣơng này, chúng tôi cũng đã đúc rút các bài học kinh nghiệm về giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Kạn. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn xây dựng khung lý thuyết cho giảm nghèo bền vững và các nhân tố của giảm nghèo bền vững.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU